Nguyên nhân tăng diện tích có rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 84 - 88)

a. Hiệu quả của các chính sách lâm nghiệp

Trong những năm qua đã có nhiều chính sách đƣợc triển khai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, nhìn chung đã góp phần tích cực vào việc gia tăng diện tích có rừng trên toàn tỉnh nói chung cũng nhƣ diện tích rừng phòng hộ nói riêng, theo số liệu chi cục kiểm lâm tỉnh cung cấp một số chính sách chủ yếu đƣợc thể hiện dƣới đây:

* Giai đoạn 1993-1998 - Dự án 327

+ Dự án huyện Lập Thạch (Lập Thạch + Sông Lô);

+ Dự án huyện Tam Đảo (Tam Đảo, Tam Dƣơng, Bình Xuyên, Vĩnh Yên);

+ Dự án huyện Mê Linh (Phúc Yên + Mê Linh); + Dự án Vƣờn quốc gia Tam Đảo;

+ Dự án Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc bộ;

+ Dự án Trại Cải tạo và Giáo dục phạm nhân Vinh Quang (Bộ Công an);

- Kết quả thực hiện của các dựán:

+ Bảo vệ rừng: 4.200 ha; + Khoanh nuôi tái sinh: 800 ha;

+ Trồng và chăm sóc rừng: 5.764 ha; + Xây dựng vƣờn ƣơm: 02 vƣờn. * Giai đoạn 1999 - 2011

- Dự án 661

+ Dự án cơ sở rừng phòng hộ huyện Lập Thạch (Lập Thạch + Sông Lô);

+ Dự án cơ sở rừng phòng hộ Tam Đảo (Tam Đảo, Tam Dƣơng, Bình Xuyên, Vĩnh Yên);

+ Dự án cơ sở rừng phòng hộ Thị xã Phúc Yên;

+ Dự án Xác định ranh giới và đóng mốc 3 loại rừng tỉnh Vĩnh Phúc; - Vƣờn Quốc gia Tam Đảo:

+ Dự án 661 Vƣờn Quốc gia Tam Đảo;

+ Dự án trong nƣớc: Dự án xây dựng vùng lõi VQG, Dự án Nâng cao năng lực PCCCR (2005-2012), Chƣơng trình giáo dục bảo tồn thiên nhiên (2004-2010), Dự án nhân giống cây bản địa (2002-2005)...

+ Dự án nƣớc ngoài: Dự án cải cách hành chính lâm nghiệp (REFAS) 2000 - 2003, Dự án Quản lý VQG Tam Đảo và vùng đệm (TDMP) do tổ chức GTZ - CHLB Đức tài trợ (2003 - 2009), Dự án “Xây dựng thí điểm và thể chế hoá chƣơng trình đào tạo để nâng cao năng lực các cơ quan trong ngành bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và thực thi pháp luật” (CBBC) do Cục Kiểm lâm chủ trì, thực hiện điểm ở VQG Tam Đảo (2008 -2010). Dự án Nghiên cứu phƣơng pháp nhân giống cây thuốc và cây lâm sản ngoài gỗ (2003 - 2004); Dự án Hỗ trợ kỹ thuật nông lâm và giáo dục môi trƣờng (2003) do Quỹ môi trƣờng toàn cầu quy mô nhỏ (UNDP - GEF/SGP)

- Dự án Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc bộ:

+ Dự án Jifpro (Nhật Bản) trồng thông caribê trồng năm 2001, 2007; + Dự án Vƣờn sƣu tập thực vật (1997-2002);

+ Dự án Rừng giống và nghiên cứu về giống;

+ Dự án Nghiên cứu cây bản địa: giổi tầu, re hƣơng, lát (2000-2012); + Dự án Nghiên cứu các đề tài lâm sinh thông, sở, bạch đàn, Jatropha; - Dự án Thực nghiệm cây mọc nhanh (thông caribe, mã vĩ, keo lai): 207,3ha.

- Kết quả thực hiện của các dự án: Dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh trong 13 năm, khối lƣợng thực hiện đạt 95% kế hoạch, mục tiêu đề ra, cụ thể nhƣ sau:

+ Khoán bảo vệ rừng: 118.470 lƣợt ha;

+ Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 3.746 lƣợt ha; + Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung: 1.217ha; + Trồng rừng tập trung: 7.768ha;

+ Trồng cây phân tán: 4,4 triệu cây; + Chăm sóc rừng: 24.325 lƣợt ha;

+ Xây dựng đƣợc hệ thống rừng thực nghiệm nghiên cứu khoa học về rừng trồng: 273,7ha; thông caribe: 74,1ha, rừng giống và nghiên cứu về giống: 56,1ha; Vƣờn sƣu tập thực vật (256 loài), nghiên cứu cây bản địa 49,3ha, rừng thực nghiệm cây mọc nhanh 207,3ha, rừng nghiên cứu đề tài lâm sinh: 55,1ha...

* Giai đoạn 2012- 2015

Sau khi Dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) kết thúc, công tác bảo vệ và phát triển của tỉnh thực hiện theo Chƣơng trình Bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2020, cụ thể nhƣ sau:

- Dự án nâng cao năng lực PCCCR giai đoạn 2011-2015; - Dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất các huyện thị trong tỉnh; - Dự án trồng và phát triển cây phân tán;

- Lập Quy hoạch Bảo tồn và Phát triển bền vững rừng đặc dụng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh;

- Dự án lập Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020;

- Dự án Bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng VQG Tam Đảo đến năm 2020;

- Dự án Phát triển rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đến năm 2020 (Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ);

- Đề án Phát triển du lịch sinh thái VQG Tam Đảo. - Kết quả thực hiện

+ Bảo vệ rừng toàn bộ diện tích rừng hiện có: 31.138ha; + Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên: 474 lƣợt ha;

+ Trồng rừng tập trung: 1.958ha; + Chăm sóc rừng: 1.958ha; +Trồng cây phân tán: 1,8 triệu cây;

+ Giao 6.107,6ha rừng các loại cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Qua đây cho thấy các chính sách đã góp phần tích cực vào hoạt động quản lý đất rừng, các dự án đã đạt đƣợc những thành tựu đáng kể, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên sẵn có, khoanh nuối tái sinh phục hồi rừng tự nhiên và trồng mới hàng nghìn ha rừng, góp phần đẩy nhanh tốc độ phủ xanh đất trống đồi núi trọc trong khu vực, tạo môi trƣờng sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, điều hoà nguồn nƣớc. Dự án đã tạo việc làm và tăng thu nhập cho ngƣời dân trong vùng, góp phần thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo của Đảng và Chính phủ, diện tích rừng trồng đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu cung cấp gỗ nguyên liệu, gỗ gia

b. Công tác quản lý bảo vệ rừng

- Quản lý nhà nƣớc về rừng phòng hộ ở cấp tỉnh: Sở NN & PTNT, trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm tỉnh; ở cấp huyện là UBND huyện, thị (trƣc tiếp là Hạt Kiểm lâm); ở cấp xã là UBND các xã, phƣờng, thị trấn (Trạm Kiểm lâm, kiểm lâm địa bàn, cán bộ lâm nghiệp xã). Ở cấp huyện, ngoài công tác tham mƣu và trực tiếp quản lý bảo vệ, quản lý nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp, Hạt Kiểm lâm kiêm nhiệm Ban Quản lý Dự án Bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện trong đó có rừng phòng hộ.

Trong những năm qua, nhằm thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, chính quyền các cấp của tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt là sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo chi cục Kiểm lâm, các cơ quan hữu quan đã thực hiện nhiều biện pháp nhƣ:

+ Tăng cƣờng kiểm tra, truy quét các tụ điểm, trọng điểm khai thác, phát nƣơng, làm rẫy, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép nhất là khu vực rừng giáp ranh, rừng núi đá có gỗ quý hiếm.

+ Giám sát, kiểm tra, vận động nhân dân thực hiện sản xuất nƣơng rẫy theo quy hoạch, đồng thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm phát rừng, làm rẫy trái phép.

+ Đề cao trách nhiệm kiểm lâm quản lý địa bàn, theo dõi diễn biến rừng, đất lâm nghiệp, giám sát kiểm tra việc thực hiện khai thác, chế biến, kinh doanh vận chuyển lâm sản, động vật rừng theo quy định. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện xử lý kịp thời các hành vi, vi phạm luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 84 - 88)