Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 57)

sản xuất lâm nghiệp của tỉnh

3.3.1. Những ảnh hưởng tích cực

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh đặc biệt quan tâm tới giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng và an sinh xã hội... Đây là động lực cho phát triển xã hội ổn định, hài hoà và bền vững.

- Nhân dân các dân tộc trong tỉnh cần cù, hiếu học và có truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, tạo nên mối quan hệ xã hội hài hoà, chính trị ổn định. Nhiều địa phƣơng trong tỉnh, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc rừng nhất là trồng rừng nguyên liệu giấy.

- Kinh tế đã có những bƣớc tăng trƣởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Công nghiệp phát triển tạo nhiều việc làm, tăng nguồn thu lớn cho ngân sách tỉnh. Đây là tiền đề cho tái bố trí các nguồn vốn đầu tƣ vào phát triển lâm nghiệp.

- Nguồn nhân lực dồi dào, trẻ, cần cù và phần nhiều đã qua đào tạo, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu về nguồn nhân lực trong tỉnh. Cơ cấu lao động dần chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ...

- Địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp lớn, khu du lịch nổi tiếng… tạo ra thị trƣờng tiêu thụ lớn, kích thích dịch vụ, sản xuất nông nghiệp phát triển giảm đƣợc gánh nặng trong việc bố trí, sắp xếp lao động trong các thời điểm nông nhàn.

- Kết cấu hạ tầng nhất là giao thông trong tỉnh đƣợc đầu tƣ đồng bộ, mở rộng đã tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nói chung và lâm nghiệp nói riêng.

- Là tỉnh ở vùng bán sơn địa, đất đồi núi có độ dốc, độ cao vừa phải, lại gần đƣờng giao thông và khu dân cƣ, điều kiện tiếp cận dễ dàng, chi phí thấp, thuận lợi cho bảo vệ, phát triển rừng và vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

- Địa bàn tỉnh sở hữu nhiều thƣơng hiệu, địa điểm du lịch nổi tiếng (Tam Đảo, Tây Thiên, Đại Lải...) lại có lợi thế về không gian rộng rãi, khí hậu mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên tƣơi đẹp... thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch sinh thái, phát triển lâm nghiệp theo hƣớng đa dạng, hiệu quả kinh tế cao.

3.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực

- Đất sản xuất nông nghiệp dần bị thu hẹp, thiếu đất sản xuất cho nông dân, tạo áp lực rất lớn đến sử dụng các nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên rừng.

- Kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh, kết cấu hạ tầng phát triển chƣa đồng bộ (xử lý chất thải, cấp thoát nƣớc, cây xanh...), dẫn đến việc sử dụng các tài nguyên chƣa khoa học, tiết kiệm, gây ô nhiễm môi trƣờng và chi phí sản xuất cao.

- Nguồn lao động dồi dào nhƣng chủ yếu là lao động phổ thông. Nguồn lao động chất lƣợng cao có xu hƣớng muốn làm việc ở ngoài tỉnh. Nguồn lao động trẻ ở khu vực nông thôn có xu hƣớng tìm việc làm, định cƣ ở đô thị và các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh.

- Lao động nông nghiệp chiếm 79,92% tổng số lao động nhƣng chỉ tạo ra 6,6% giá trị sản xuất (GO) hay 10,1% tổng sản phẩm theo giá hiện hành trong tỉnh. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cao, chiếm 87,5%. Điều này phản ánh năng suất lao động ở nông thôn chƣa cao.

- Phần lớn diện tích đất lâm nghiệp vùng đồi gò bị xói mòn, rửa trôi mạnh, đất bị bạc màu, thoái hoá mạnh, dẫn đến chi phí sản xuất cao, năng suất cây trồng thấp.

- Sự phát triển mạnh của công nghiệp, du lịch sinh thái, hạ tầng đô thị... cũng phần nào làm ảnh hƣởng đến tài nguyên rừng

- Vĩnh Phúc nằm ở phía Tây dãy núi Tam Đảo, nơi có lƣợng mƣa lớn (trung bình 2.140 mm) cao gấp 1,5 lần so với lƣợng mƣa trung bình của tỉnh, lại xảy ra trong thời gian ngắn. Địa bàn ven núi có nhiều hồ chứa lớn, độ chênh dòng chảy lớn. Những năm gần đây, ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu ngày một rõ nét, mƣa lớn kéo dài thƣờng gây ngập úng cục bộ, sạt lở bờ suối, bờ sông, ảnh hƣởng đến tính mạng, tài sản của nhân dân, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng/năm. Bởi vậy, tài nguyên rừng Vĩnh Phúc đóng vai trò quan trọng đặc biệt trong việc phòng chống thiên tai (lũ lụt, hạn hán, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống...) bảo vệ và kéo dài tuổi thọ cho các công trình kết cấu hạ tầng nhƣ nhà cửa, đƣờng giao thông, hồ chứa, đập thủy lợi, kênh dẫn... bảo vệ môi trƣờng sinh thái, đa dạng sinh học. Song, nhận thức về vai trò của rừng của ngƣời dân, cộng đồng, xã hội còn nhiều hạn chế, đơn giản chỉ là nơi cung cấp lâm sản nhƣ gỗ, tre,..

Chƣơng IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.Thành lập bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu

Để xác định diện tích rừng và đất lâm nghiệp cũng nhƣ đánh giá sự thay đổi diện tích rừng khu vực nghiên cứu từ nguồn ảnh Landsat, Stinel, bộ mẫu khóa giải đoán ảnh đã xây dựng và quy trình giải đoán ảnh viễn thám bằng phần mềm eCognition đề tài xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp các năm 1990, 1995, 2000, 2005, 2010, 2015, 2017.

4.1.1. Xây dựng mẫu khóa ảnh

Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng đƣợc 120 mẫu khóa ảnh cho các đối tƣợng, kết quả xem bảng 12

Bảng 4.1. Tổng hợp kết quả xây dựng mẫu khóa ảnh vệ tinh các năm

Đối tƣợng Năm 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2017 Rừng tự nhiên 46 47 48 48 48 48 48 Rừng trồng 48 61 67 65 65 63 54 Đất chƣa có rừng 24 10 3 5 5 7 16 Đất khác 2 2 2 2 2 2 2 Tổng 120 120 120 120 120 120 120

Kết quả bảng 4.1 cho ta thấy số lƣợng mẫu khóa ảnh chỉ tập trung cho 4 đối tƣợng gồm rừng tự nhiên, rừng trồng, đất chƣa có rừng và đất khác, số lƣợng mẫu nhiều hay ít cho từng đối tƣợng phụ thuộc vào tỷ lệ diện tích của đối tƣợng đó trong toàn bộ diện tích khu vực nghiên cứu, cụ thể:

Năm 1990 đối tƣợng rừng tự nhiên 46 mẫu, rừng trồng 48 đất chƣa có rừng là 24 mẫu, đất khác 2 mẫu. Năm 1995 đối tƣợng rừng tự nhiên là 47 mẫu, rừng trồng 61, đất chƣa có rừng 10 mẫu, đất khác 2 mẫu. Năm 2000 đối tƣợng rừng tự nhiên 48 mẫu, rừng trồng 67 mẫu, đất chƣa có rừng 3 mẫu, đất khác 2 mẫu. Năm

2005 đối tƣợng rừng tự nhiên 48 mẫu, rừng trồng 65 mẫu, đất chƣa có rừng 5 mẫu, đất khác 2 mẫu. Năm 2010 đất có rừng 113 mẫu, đất chƣa có rừng 5 mẫu, đất khác 2 mẫu. Năm 2015 rừng tự nhiên 48 mẫu, rừng trồng 63, đất chƣa có rừng 7 mẫu, đất khác 2 mẫu. Năm 2017 đối tƣợng rừng tự nhiên 48 mẫu, rừng trồng 54 mẫu, đất chƣa có rừng 16 mẫu, đất khác 2 mẫu, chi tiết xem phụ biểu 04 phần phụ biểu.

Ảnh vệ tinh tổ hợp mầu tự nhiên năm 2017

Ảnh chụp ngoài hiện trƣờng năm 2017

Hình 4.1. Mẫu khóa đối tƣợng rừng trồng

Ảnh vệ tinh tổ hợp mầu tự nhiên năm 2017

Ảnh chụp ngoài hiện trƣờng năm 2017

Ảnh vệ tinh tổ hợp mầu tự nhiên năm 2017

Ảnh chụp ngoài hiện trƣờng năm 2017

Hình 4.3. Mẫu khóa đối tƣợng đất trống

Ảnh vệ tinh tổ hợp mầu tự nhiên năm 2017

Ảnh chụp ngoài hiện trƣờng năm 2017

4.1.2. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu

Bảng 4.2. Diện tích đất rừng phòng hộ qua các năm nghiên cứu

Đơn vị tính ha Năm Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất chƣa có rừng Đất khác Tổng Ghi chú 1990 976,9 2.105,8 1.012,7 75,4 4.170,8 1995 1.086,2 2.729,9 278,8 75,9 4.170,8 2000 1.093,8 2.839,3 159,7 78,0 4.170,8 2005 1.093,1 2.801,8 204,6 71,3 4.170,8 2010 1.093,2 2.813,5 193,9 70,2 4.170,8 2015 1.093,2 2.723,1 283,6 70,9 4.170,8 2017 1.093,2 2.600,9 403,4 73,3 4.170,8

Kết quả bảng 4.2 cho thấy diện tích đất có rừng khu vực nghiên cứu thay đổi qua các năm, có sự chuyển đổi diện tích giữa đất có rừng gồm rừng tự nhiên và rừng trồng với đất lâm nghiệp chƣa có rừng và đối tƣợng khác (đƣờng giao thông, mặt nƣớc, khu dân cƣ...), tuy nhiên sự dịch chuyển đó không đều theo các giai đoạn khác nhau, cụ thể:

- Rừng tự nhiên: Năm 1990 diện tích rừng tự nhiên là 976,9ha đến năm 1995 diên tích rừng tự nhiên tăng lên 1.086,2ha; năm 2000 diện tích rừng tự nhiên tăng 1.093,8ha; các năm 2005, 2010, 2015, 2017 diện tích rừng tự nhiên đƣợc duy trì tƣơng đối ổn định lần lƣợt là năm 2005: 1.093,1; năm 2010: 1.093,2ha; năm 2015: 1.093,2ha; năm 2017: 1.093,2ha.

- Rừng trồng: Năm 1990 diện tích rừng trồng là 2.105,8 ha đến năm 1995 diện tích rừng trồng tăng lên 2.729,9 ha; năm 2000 diện tích rừng trồng tăng nhẹ lên 2.839,3; năm 2005 diện tích rừng trồng giảm xuống 2.801,8ha; các năm 2010, 2015, 2017 diện tích rừng trồng có xu hƣớng giảm dần, năm

2010: 2.813,5; năm 2015: 2.723,1ha; đến nay diện tích rƣng trồng còn 2.600,9ha, kết quả đƣợc thể hiện chi tiết hơn qua hình 4.5, 4.6, 4.7, 4.8, 4.9, 4.10, 4.11 Hình 4.5. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ năm 1990 Hình 4.6. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ năm 1995 Hình 4.7. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ năm 2000 Hình 4.8. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ năm 2005

Hình 4.9. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ năm 2010

Hình 4.10. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ năm 2015

Hình 4.11. Bản đồ hiện trạng rừng phòng hộ năm 2017

4.1.3. Đánh giá độ chính xác phương pháp giải đoán ảnh

Để đánh giá độ chính xác của phƣơng pháp phân loại trên, đề tài sử dụng cùng một bộ dữ liệu kiểm tra gồm 60 điểm đƣợc khảo sát ngoài thực

địa trong đó 14 điểm xác định cho đối tƣợng rừng tự nhiên, 34 điểm xác định cho đối tƣợng rừng trồng, 10 điểm xác định cho đối tƣợng không có rừng, 2 điểm xác định cho đối tƣợng khác, đƣợc giải ngẫu nhiên trên toàn bộ khu vực nghiên cứu, trong đó toàn bộ các điểm kiểm tra năm 2017 đƣợc xác định ngoài thực địa, các điểm kiểm tra từ năm 2015 về trƣớc đƣợc xác định bằng phỏng vấn 30 điểm, sử dụng các bản đồ hiện trạng thu thập đƣợc là 30 điểm, chi tiết xem phần phụ biểu 05 phần phụ biểu. Các điểm mẫu khảo sát thực địa đƣợc thể hiện nhƣ hình dƣới đây.

Hình 4.12. Các điểm mẫu kiểm tra

Bảng 4.3. Đánh giá độ chính xác phƣơng pháp giải đoán ảnh từ năm 1990 - 2017

Năm Phân loại

Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất chƣa có rừng Đối tƣợng khác Tổng Độ chính xác (%) 1990 Rừng tự nhiên 8 4 0 0 12 67 Rừng trồng 5 15 0 0 20 75 Đất chƣa có rừng 2 2 22 0 26 85 Đất khác 0 0 0 2 2 100 Tổng 15 21 22 2 60 78,3 1995 Rừng tự nhiên 10 4 0 0 14 71 Rừng trồng 7 27 2 0 36 75 Đất chƣa có rừng 0 1 7 0 8 88 Đất khác 0 0 0 2 2 100 Tổng 17 32 9 2 60 76,7 2000 Rừng tự nhiên 11 4 0 0 15 73 Rừng trồng 10 30 0 0 40 75 Đất chƣa có rừng 0 1 2 0 3 67 Đất khác 0 0 0 2 2 100 Tổng 21 35 2 2 60 75,0 2005 Rừng tự nhiên 9 5 0 0 14 64 Rừng trồng 2 33 4 0 39 85 Đất chƣa có rừng 0 1 4 0 5 80 Đất khác 0 0 0 2 2 100 Tổng 11 39 8 2 60 80,0 2010 Rừng tự nhiên 10 4 0 0 14 71 Rừng trồng 8 30 1 0 39 77 Đất chƣa có rừng 0 0 5 0 5 100 Đất khác 0 0 0 2 2 100 Tổng 18 34 6 2 60 78,3

Năm Phân loại Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất chƣa có rừng Đối tƣợng khác Tổng Độ chính xác (%) 2015 Rừng tự nhiên 11 3 0 0 14 79 Rừng trồng 8 29 2 0 39 74 Đất chƣa có rừng 0 1 4 0 5 80 Đất khác 0 0 0 2 2 100 Tổng 19 33 6 2 60 76,7 2017 Rừng tự nhiên 11 2 1 0 14 79 Rừng trồng 6 23 5 0 34 68 Đất chƣa có rừng 0 1 9 0 10 90 Đất khác 0 0 0 2 2 100 Tổng 17 26 15 2 60 75,0

Nhƣ vậy, bằng phƣơng pháp dùng phần mềm eCognition để giải đoán ảnh vệ tinh nghiên cứu đã xây dựng đƣợc bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng phòng hộ cho từng năm với độ chính xác cụ thể nhƣ sau: Năm 1990 độ chính xác đạt 78,3%; năm 1995 đạt 76,7%; năm 2000 đạt 75,0%; năm 2005 đạt 80,0%; năm 2010 đạt 78,3%; năm 2015 đạt 76,7% và năm 2017 đạt 75,0%, với kết quả này ta thấy việc sử dụng phƣơng pháp phân loại này để đánh giá đối tƣợng có rừng và không rừng cho độ chính xác khá cao tuy nhiên kết quả vân có sự sai khác giữa đối tƣợng rừng tự nhiên và rừng trồng vì vậy để nâng cáo độ chính xác khi phân tách đối tƣợng này cần tăng thời gian điều tra bổ sung thực địa.

4.2. Biến động diện tích rừng phòng hộ khu vực nghiên cứu giai đoạn năm 1990 - 2017 năm 1990 - 2017

Kết quả bản đồ hiện trạng phân bố không gian và diện tích đất rừng phòng hộ đƣợc sử dụng để đánh giá sự biến động của diện tích rừng từ năm 1990 - 2017

4.2. 1. Biến động diện tích rừng phòng hộ giai đoạn 1990 - 1995

Kết quả biến động diện tích đất rừng phòng hộ ở khu vực nghiên cứu giai đoạn từ năm 1990 - 1995 đƣợc tổng hợp theo bảng 15 nhƣ sau:

Bảng 4.4. Biến động diện tích rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1990-1995

Đơn vị tính: Ha

Đối tƣợng Diện tích các năm Biến động

1990 1995 1990-1995 %

Rừng tự nhiên 976,9 1.086,2 109,3 11,2

Rừng trồng 2.105,8 2.729,9 624,1 29,6

Đất chƣa có rừng 1.012,7 278,8 -733,9 -72,5

Đất khác 75,4 75,9 0,5 0,7

Kết quả cho thấy diện tích có rừng vẫn tăng mạnh trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng 109,3ha (chiếm 11,2%), diện tích rừng trồng tăng 624,1ha (chiếm 29,6%) tuy nhiên diện tích rừng vẫn giảm ở một số nơi trong khu vực, chi tiết xem bảng 4.5

Bảng 4.5. Ma trận biến động diện tích rừng phòng hộ 1990-1995 tỉnh Vĩnh Phúc Đơn vị tính:ha Năm 1990/1995 Rừng tự nhiên Rừng trồng Đất chƣa có rừng Đất khác Tổng Rừng tự nhiên 974,4 - 2,5 - 976,9 Rừng trồng - 2.029,7 74,2 1,9 2.105,8 Đất chƣa có rừng 111,8 695,1 202,1 3,7 1.012,7 Đất khác - 5,1 - 70,3 75,4 Tổng 1.086,2 2.729,9 278,8 75,9 4.170,8

Theo bảng trên ta thấy trong giai đoạn này diện tích có rừng phát triển khá nhanh cụ thể:

- Diện tích rừng tự nhiên tăng và đạt 1.086,2ha vào cuối giai đoạn, trong đó diện tích rừng ổn đinh trong cả giai đoạn là 974,4ha; diện tích rừng tăng thêm là 111,8ha; tuy nhiên diện tích rừng cũng có giảm tại một số điểm trong khu vực là 2,5ha;

- Diện tích rừng trồng tăng và đạt 2.729,9ha vào cuối giai đoạn, trong đó diện tích rừng ổn đinh là 2.029,7ha; diện tích rừng tăng thêm là 700,2ha; tuy nhiên diện tích rừng cũng có giảm tại một số điểm trong khu vực là 76,1ha;

- Diện tích đất chƣa có rừng và đất khác đến cuối giai đoạn là 278,8ha, 75,9ha.

4.2.2. Biến động diện tích rừng phòng hộ giai đoạn 1995- 2000

Kết quả biến động diện tích đất rừng phòng hộ ở khu vực nghiên cứu giai đoạn từ năm 1995 - 2000 đƣợc tổng hợp tại bảng 4.6

Bảng 4.6. Biến động diện tích rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 1995-2000

Đơn vị tính: Ha

Đối tƣợng Diện tích các năm Biến động

1995 2000 1995-2000 %

Rừng tự nhiên 1.086,2 1.093,8 7,6 0,7%

Rừng trồng 2.729,9 2.839,3 109,4 4,0%

Đất chƣa có rừng 278,8 159,7 -119,1 -42,7%

Đất khác 75,9 78 2,1 2,8%

Kết quả trên ta thấy trong giai đoạn này diện tich có rừng vẫn tiếp tục tăng, cụ thể nhƣ sau:

- Diện tích rừng tự nhiên 7,6 ha(chiếm 0,7%); diện tích rừng trồng tăng 109,4ha(chiếm 4,0%), tuy nhiên diện tích rừng vẫn giảm ở một số nơi trong khu vực nghiên cứu, chi tiết xem bảng 4.7

Bảng 4.7. Ma trận biến động diện tích rừng phòng hộ 1995-2000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 57)