Giải pháp về kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 91 - 94)

a. Về lâm sinh

- Quản lý bảo vệ rừng: Bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có;

- Khoanh nuôi phục hồi rừng: Thực hiện phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên đất chƣa có rừng thuộc đối tƣợng đất trống có cây tái sinh, đất trống có cây gỗ tự nhiên rải rác nhằm khai thác diễn thế tự nhiên của rừng vẫn đáp ứng đƣợc yêu cầu về phòng hộ, đảm bảo sự đa dạng sinh học, tiết kiệm vốn đầu tƣ xây dựng rừng;

- Trồng rừng trên đất trống cây bụi, đất trống trảng cỏ (DT1); từng bƣớc trồng thay thế rừng chồi bạch đàn thoái hóa, rừng bạch đàn, keo tai tƣợng sau khai thác bằng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn đa mục đích có giá trị cao về phòng hộ và hiệu quả kinh tế đem lại, biện pháp kỹ thuật trồng: áp dụng theo Quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hƣớng dẫn kỹ thuật trồng rừng của Sở Nông nghiệp và PTNT, nhƣ sau:

+ Trồng rừng phải theo quy hoạch và lập hồ sơ thiết kế hàng năm và đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Trồng hỗn giao giữa loài cây gỗ lớn, gỗ nhỏ nhƣ: Trám + keo, thông + keo;

+ Mật độ trồng: 1.600 cây/ha, gồm cây gỗ lớn 800 cây/ha, cây gỗ nhỡ, nhỏ: 800 cây/ha;

+ Phƣơng thức trồng, biện pháp làm đất, xử lý thực bì theo phƣơng pháp cục bộ nhằm giảm thiểu xói mòn đất ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Chăm sóc rừng theo hƣớng dẫn kỹ thuật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Nghiên cứu từng bƣớc quy hoạch đƣa một số loài dƣợc liệu có giá trị phù hợp với sinh cảnh rừng tự nhiên vào trồng dƣới tán rừng tự nhiên, rừng trồng khép tán để nâng cao hiệu quả sử dụng rừng và tăng thu nhập cho ngƣời làm nghề rừng;

b. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

- Xây dựng và mở rộng các hình thức tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, báo đài, các ấn phẩm thông tin...

- Tăng cƣờng công tác dự báo trong bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Nâng cao năng lực cho lực lƣợng bảo vệ rừng từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở, tăng cƣờng cán bộ kiểm lâm địa bàn.

- Xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật và quy chế bảo vệ rừng, phổ biến tới từng chủ rừng, hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

- Mua sắm các trang thiết bị và tài liệu phục vụ tuyên truyền.

- Mở các lớp tập huấn ngắn ngày về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và bảo vệ môi trƣờng sinh thái...

- Vận động các hộ gia đình ở các khu dân cƣ hoặc có đất sản xuất nông nghiệp gần rừng, ký cam kết không vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng và những quy chế cụ thể bảo vệ rừng ở địa phƣơng.

- Song song với công tác tuyên truyền, giáo dục, cần áp dụng những biện pháp xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. - Xây dựng hệ thống hạ tầng phòng cháy chữa cháy rừng, bảng biển tuyên truyền, nội quy và quy chế bảo vệ rừng tại những điểm trọng yếu, tổ chức tuyên truyền và vận động nhân dân tích cực tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng, cụ thể nhƣ sau:

Xây dựng bản đồ phòng cháy chữa cháy rừng toàn tỉnh và cho các huyện.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác phòng cháy chữa cháy rừng nhằm tăng cƣờng quản lý lửa rừng trên địa bàn nhƣ: Phần mềm chỉ huy chữa cháy rừng, quản lý, dự báo cháy rừng từ ảnh vệ tinh.

Xây dựng đƣờng băng cản lửa: Để phòng cháy rừng đối với những diện tích rừng mới, rừng khoanh nuôi tái sinh, rừng hỗn giao, rừng tre nứa thì nhất thiết phải thiết kế đƣờng băng cản lửa.

Những diện tích rừng trồng mới, phải có thiết kế đƣờng băng xanh hoặc băng trắng cản lửa cùng với quá trình thiết kế trồng rừng. Đƣờng băng cản lửa có thể lợi dụng địa hình tự nhiên nhƣ: đƣờng giao thông, đƣờng phân thuỷ hoặc sông suối.

c. Giải pháp về cơ chế chính sách

- Thực hiện việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch 3 loại rừng phù hợp với quy định hiện hành (Thông tƣ liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 29/01/2011); Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm quản lý đất đai, quản lý quy hoạch theo quy định của pháp luật.

d. Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Xác định cơ cấu giống trồng phù hợp với điều kiện đất đai của vùng. - Xây dựng các mô hình trồng rừng đa mục đích.

- Lai tạo giống.

e. Giải pháp vốn đầu tƣ

- Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách đầu tƣ cho bảo vệ rừng, hỗ trợ giống chất lƣợng cao cho các hộ gia đình, cá nhân trồng rừng.

- Các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân đƣợc dùng tín chấp hoặc thế chấp bằng tài sản để vay vốn với lãi suất ƣu đãi.

- Huy động vốn các nguồn lực trong nhân dân bằng sức lao động tham gia xây dựng rừng và một phần nguồn vốn (bằng tiền) mà họ tự tích luỹ đƣợc, vốn của các doanh nghiệp để phát triển rừng sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)