Nguyên nhân giảm diện tích có rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 88 - 91)

Kết quả phỏng vấn và thu thập tài liệu, nghiên cứu có thể nhận định một số nguyên nhân chủ yếu làm giảm diện tích có rừng phòng hộ tỉnh Vĩnh Phúc nhƣ sau:

a. Nguyên nhân trực tiếp

- Khai thác rừng: Do lịch sử để lại, phần lớn diện tích rừng phòng hộ đã giao cho HGĐ, cá nhân quản lý sử dụng theo quy định của pháp luật (theo số liệu kiểm kê rừng tỉnh Vĩnh Phúc theo Quyết định số 667/QĐ-CT ngày 01/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc diện tích đã giao cho HGĐ là 3.639,1ha). Mặt khác giai đoạn trƣớc khi quy hoạch phân 3 loại rừng năm 2007 thì những diện tích rừng trồng đến tuổi khai thác vẫn đƣợc khai thác lấy gỗ, đây là nguyên nhân làm mất rừng tại một số khu vực ở giai đoạn 1990- 1995, 1995-2000, 2000-2010.

- Cháy rừng: Công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh luôn đƣợc chỉ đạo tích cực, nguy cơ cháy rừng đƣợc cảnh báo thƣờng xuyên, song do những ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu thời tiết nắng nóng, khô hanh là điều kiện thuận lợi cho cháy rừng bùng phát, mặt khác ý thức bảo vệ rừng của ngƣời dân có lúc, có nơi còn chƣa cao. Theo nhƣ số liệu chi cục Kiểm lâm tỉnh cung cấp từ năm 2004 - đến tháng 6/2017, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã xảy ra 113 vụ cháy rừng trên 471,5ha, gây thiệt hại 225,8ha rừng trồng, thiệt hại ƣớc tính gần 19 tỷ đồng, vụ cháy gần nhất xảy ra vào đầu năm 2017 ở huyện Tam Đảo đã làm mất gần 30 ha rừng trong đó chủ yếu là diện tích rừng trồng phòng hộ, chi tiết xem phụ biểu 06 phần phụ biểu.

- Chuyển đổi loài cây trồng (giai đoạn 2015-2017): Do đặc điểm sinh thái của cây bạch đàn, trên một diện tích sau nhiều chu kỳ trồng bạch đàn liên tiếp, đất sẽ bị khô hạn, xói mòn, rửa trôi và thoái hóa đất. Nếu tiếp tục trồng bạch đàn, dù nguồn giống, chất lƣợng cây giống tốt, cây trồng phát triển không bình thƣờng, còi cọc, chậm phát triển... cho năng suất, chất lƣợng rừng thấp, tỉnh có chủ trƣơng từng bƣớc trồng thay thế rừng chồi bạch đàn thoái hóa, rừng bạch đàn, keo tai tƣợng sau khai thác bằng các loài cây bản địa, cây gỗ lớn đa mục đích có giá trị cao về phòng hộ và hiệu quả kinh tế đem lại.

b. Nguyên nhân gián tiếp

- Quy hoạch 3 loại rừng, Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng không hợp lý

Quy hoạch chƣa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất, chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chƣa sát với thực tế dẫn đến tình trạng phá rừng, lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng và đất lâm nghiệp trái pháp luật còn diễn ra phức tạp làm suy giảm tài nguyên rừng, nhất là rừng tự nhiên. Nguyên nhân chủ yếu do chƣa có quy định về việc phối hợp cũng nhƣ trách nhiệm của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngành Tài nguyên và môi trƣờng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp.

- Chất lƣợng giao đất giao rừng

Sau khi đƣợc giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng, rừng và đất lâm nghiệp đã có chủ là các hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức. Nhƣng ý thức trách nhiệm về vai trò làm chủ trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp đƣợc giao là chƣa cao dẫn đến ngƣời nhận đất, nhận rừng chƣa thực sự làm chủ trên mảnh đất của mình và chƣa yên tâm đầu tƣ để trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng dẫn đến lợi ích kinh tế mang lại từ rừng thấp.

- Năng lực của các cơ quan quản lý, các chủ rừng

Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp huyện, cấp xã, các tổ đội PCCCR ở cơ sở và các chủ rừng chƣa thật sự quan tâm đến lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng. Một số chính quyền cấp xã chƣa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về bảo vệ và phát triển rừng.

Trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng là cộng đồng dân cƣ chƣa cao. Mặc dù đã xây dựng quy ƣớc bảo vệ rừng thôn nhƣng việc tổ chức thực hiện quy ƣớc sau khi đƣợc phê duyệt còn nhiều hạn chế.

Năng lực, trách nhiệm tổ chức thực hiện theo dõi diễn biến rừng của cơ sở còn hạn chế, kinh phí hỗ trợ theo dõi diễn biến rừng hàng năm trên địa bàn, trang thiết bị trang bị phục vụ theo dõi diễn diến rừng không đƣợc trang cấp, việc tập huấn theo dõi diễn biến rừng đã triển khai nhƣng chƣa thƣờng.

- Áp lực của quá trình tăng dân số và đô thị hóa

Vĩnh Phúc là tỉnh có diện tích tự nhiên hẹp, mật độ dân số cao, kinh tế phát triển, tốc độ đô thị hoá nhanh quỹ đất sản xuất nông nghiệp hạn chế. Mặt khác, Vĩnh Phúc là tỉnh có sản xuất công nghiệp, đã thu hút một lƣợng lao động ở các tỉnh khác về sinh sống và làm việc. Dẫn đến nhu cầu về các loại nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng, tiêu dùng rất lớn. Bởi vậy, các áp lực tác động về quỹ đất, tài nguyên rừng phòng hộ là rất cao và có xu hƣớng ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 88 - 91)