Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 54 - 55)

Chƣơng I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI

3.2.4. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh

3.2.4.1. Tổ chức quản lý

- Cấp tỉnh: Sở NN & PTNT (trực tiếp là Chi cục Kiểm lâm) tham mƣu cho tỉnh về quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp;

Chi cục Kiểm lâm tỉnh là cơ quan thực thi pháp luật về quản lý tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh, tham mƣu chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng gắn với bảo vệ tài nguyên rừng bền vững;

- Cấp huyện: Hạt Kiểm lâm huyện tham mƣu cho UBND huyện về quản lý rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Trạm Kiểm lâm và Kiểm lâm địa bàn: Ở những xã có rừng và đất lâm nghiệp, trực tiếp tham mƣu cho UBND xã về quản lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã.

3.2.4.2. Hệ thống tổ chức sản xuất lâm nghiệp

Trên địa bàn tỉnh hiện có 5 đơn vị, tổ chức cơng lập quản lý sử dụng rừng và đất lâm nghiệp:

- Vƣờn quốc gia Tam Đảo quản lý 14.331,6ha đất lâm nghiệp trên địa bàn 7 xã thuộc 2 huyện: Tam Đảo, Bình Xun.

- Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Đơng Bắc bộ - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt hiện quản lý 820ha đất lâm nghiệp, trong đó 657,2ha đất rừng đặc dụng trên địa bàn xã Ngọc Thanh -TX. Phúc Yên.

- Công ty Lâm nghiệp Lập Thạch - Tổng công ty Giấy Việt Nam hiện quản lý 1.427ha đất rừng sản xuất trên địa bàn 10 xã của huyện Lập Thạch, Sông Lô. Năm 2012, Công ty đã đƣợc Hội đồng rừng Quốc tế cấp chứng chỉ Quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế (FSC);

- Trung tâm Phát triển lâm nông nghiệp Vĩnh Phúc - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Phúc quản lý 923,15ha, phân bố trên địa bàn 4 xã của huyện Tam Đảo và 1 xã của huyện Bình Xuyên.

- Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh – Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật hiện quản lý 170,1ha rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Ngọc Thanh – Thị xã Phúc Yên, trong đó 130,1ha rừng phịng hộ và 40ha rừng sản xuất;

- Bộ máy tổ chức của các đơn vị trên cơ bản gồm: Ban giám đốc, các phòng chức năng và đội sản xuất hoặc trạm quản lý bảo vệ rừng. Hầu hết cán bộ trong Ban giám đốc có trình độ từ đại học trở lên. Cán bộ lãnh đạo cấp phòng, đội sản xuất đã qua đại học, trung cấp hoặc đƣợc đào tạo chun mơn nghiệp vụ.

Ngồi những đơn vị công lập trên, Hạt Kiểm lâm các huyện thị còn kiêm nhiệm Ban Quản lý Dự án bảo vệ và phát triển rừng cấp huyện. Ban Quản lý này tổ chức thực hiện các tiểu dự án thành phần: phát triển rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất, xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng lâm sinh, thơng tin tuyên truyền về PCCCR và bảo vệ tài nguyên rừng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự thay đổi diện tích rừng phòng hộ làm cơ sở đề xuất giải pháp quản lý lưu vực bền vững trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 54 - 55)