Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên xuất gia

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 26 - 28)

Tôn giả Xá-lợi-phất và Mục-kỉền-liên kết bạn tu với nhau trong một phái của ngoại đạo nổi tiếng thời bấy giờ là Lục sư ngoại đạo.

Lịch sử cổ Ấn Độ cho biết, giai đoạn trước khi đức Phật ra đời, thiên hạ tôn sùng Vệ-đà của Bà-la-môn giáo. Nhưng đến thời đức Phật, tư tưởng Vệ- đà khơng cịn thịnh hành nữa. Một số các triết gia đã khơng cịn tin tưởng tư tưởng Vệ đà và đã xướng ra thuyết riêng như nhóm Lục sư ngoại đạo chẳng hạn. Trong Trường A-hàm, kinh Sa-mơn quả có nói rất rõ. Kinh ghi lại quan điểm tư tưởng của sáu phái ngoại đạo đó. Tơn giả Xá-lợi-phất và Mục-kiền- liên lúc đầu cũng tu theo một trong sáu phái ngoại đạo, nhưng không thấy kết quả. Hai vị mới ước hẹn với nhau, nếu một trong hai người, người nào đắc đạo trước thì thơng báo cho nhau biết, hoặc tìm ra chân lý trước cùng thông tri cho nhau hay.

Tôn giả Xá-lợi-phất một hôm đang trên đường đi, gặp Tỳ-kheo Mã- thắng (A-thuyết-thị), trông thấy dáng đi khoan thai và đĩnh đạc từ tốn, mặt mày tươi tắn hoan hỉ, khơng lộ vẻ gì âu lo hết. Nhìn qua hình dáng bên ngồi của vị ây, Tơn giả Xá-lợi-phất đốn chắc trong tâm của vị ấy cũng khơng có gì vướng mắc sầu khổ, nên mới lân la đến tìm hỏi:

– Thưa Hiền giả, thầy của Hiền giả là ai? Thầy tu ở đâu? Tơi trơng thầy bình thản q ?

– Thưa Hiền giả, thầy tôi là Đại Sa-môn Cù-đàm. – Thế thầy của Hiền giả dạy những gì?

– Thầy tôi dạy nhiều lắm, nhưng tôi không tiếp thu hết. Tơi chỉ xin tóm tắt bài kệ mà tơi cịn nhớ được:

Chưpháp tùng duyên sinh, Diệc tùng nhân duyên diệt, Ngã Phật Đại Sa-môn, Thường tác như thị thuyết. Tạm dịch:

Các pháp từ duyên sinh, Cũng lại theo duyên diệt, Đại Sa-môn của tôi, Thường hay dạy như thế.

Bài kệ trên diễn tả lý nhân duyên, tùng duyên sinh tùng duyên diệt. Nhân duyên hòa hợp hư vọng danh sanh, nhân duyên biệt ly hư vọng danh diệt, chứ khơng có cái gì thật sinh cũng khơng có cái gì thật diệt. Sinh diệt đều do nhân duyên hòa hợp mà thơi. Cái nhà khi đủ nhân dun hịa hợp gọi là nhà sinh; khi nhân duyên biệt ly gọi là nhà diệt. Nhưng thật ra các pháp khơng có cái sinh cũng khơng có cái gì diệt thiệt, ngơi nhà cũng thế.

Nghe câu nói lrên, Xá-lợi-phất vốn là người thơng minh, đã có kinh nghiệm tu hành với ngoại đạo nên nhận thức rất nhanh. Nghe xong chợt ngộ, liền trở về nói cho Tơn giả Mục-kiền-liên biết và rủ bạn mình đến xin quy y với đức Phật. Từ đó, hai vị chính thức là đệ tử của đức Thế Tơn. Đồng thời đem 250 đệ tử cùng tu theo Phật. 250 vị này nhập với 1.000 đệ tử của 3 anh em Tôn giả Ca-diếp, hợp thành 1.250 vị Tỳ-kheo, thường có mặt trong các thời thuyết pháp mà trong kinh thường nhắc tới. Đây chủ yếu là các vị Thiện lai Tỳ-kheo, trực tiếp được Phật độ cho xuất gia, ngồi ra cịn nhiều vị khác nữa.

Cá tính của Tơn giả Xá-lợi-phất thơng minh nhưng cũng rất khiêm tốn, chứ không phải thông minh mà kiêu căng. Thế thường thông minh hay kiêu căng, nhưng đối với Tơn giả thì trái lại. Xưa kia người ta hay nói “đại biện

nhược tội”, tức biện tài già dặn chừng nào thì in như người ngọng nói khơng ra lời. Tơn giả Xá-lợi-phất cũng ở trong trường hợp đó. Chính vì ít nói nên trong chúng có người coi thường, khơng kính phục.

---o0o---

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)