Điều kiện của kiết-ma

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 61 - 62)

Muốn kiết-ma một việc gì thì phải có một thủ tục biểu quyết. Do đó, kiết-ma còn được hiểu là một phương thức, một phương pháp hay là một thủ tục biểu quyết. Muốn biểu quyết thì cần phải có bốn điều kiện: pháp, nhân, sự và xứ.

---o0o---

I. PHÁP.

Vậy Pháp là gì? Là nguyên tắc, thủ tục, phương thức kiết-ma. Luật Tứ phần nói có 3 cách thức biểư quyết: đơn bạch, bạch nhị và bạch tứ. Trong luật Tăng kỳ thêm mộl điều nữa là cầu thính. Tức trước khi đem một chuyện gì đó ra đơn bạch, bạch nhị, bạch tứ phải cầu thính, tức phải thưa trước vị chủ trì trong chúng kiết-ma đó biết. Hoặc muốn nêu tội của ai thì cũng nói trước người đó biết, chứ khơng nêu sự việc lên một cách đột ngột; nếu báo cho vị chủ trì biết (chủ pháp sự) hay bỉnh pháp biết, là để tránh câu chuyện thưa ra sẽ bị động, tác hại tâm lý không ổn trong chúng, cần phải tránh.

a. Đơn bạch: Là vấn đề gì muốn làm, chỉ cần trình ra cho đại chúng biết, chứ không cần lấy ý kiến biểu quyết. Ví dụ: Trong giới đàn mà thỉnh giáo

thọ, thì chỉ cần nói: Đại đức Tăng thính, kim thời đáo Tăng sai vị Tỳ-kheo tên A, tên B làm giáo thọ. Bạch như thị, chứ khơng có kiết-ma thành phủ. Nghĩa là không cần lấy ý kiến biểu quyết. Thí dụ khác là Tự tứ, thì bạch: Hơm nay chúng Tăng Tự tứ, xin trình cho chúng Tăng biết gọi là đơn bạch. Đơn bạch cũng là một hình thức biểu quyết dành cho những việc thông thường.

b. Bạch nhị: Bạch nhị là một vấn đề đưa ra cần lấy ý kiến. Việc đưa ra này có hơi quan trọng nhưng khơng quan trọng lắm. Tức một vài vấn đề đưa ra giữa chúng Tăng và xin kiết-ma thành phủ, tức là ai đồng ý việc đó thì im lặng, ai khơng đồng ý xin nói lên. Cơng thức là: một lần bạch, một lần kiết- ma, gọi là bạch nhị .

c. Bạch tứ: Có những vấn đề quan trọng hơn, lấy ý kiến một lần chưa đủ, phải lấy ý kiến ba lần, gọi là bạch tứ (một lần bạch, ba lần kiết-ma). Thí dụ, một vấn đề đưa ra như: thọ đại giới chẳng hạn (một lần bạch), xong rồi kiết-ma: Tôi xin hỏi sự việc như vậy, ai đồng ý thì im lặng, ai khơng đồng ý thì nói lên (l lần), rồi kiết-ma lần hai, lần ba cũng như vậy. Công thức: một bạch, ba lần kiết-ma, nên gọi là bạch tứ.

Trong Bạch nhất kiết-ma có nêu: Đơn bạch có 24 sự việc, Tứ phần luật nên có 40, Kiết-ma chỉ nam nêu có 44. Bạch nhị có nêu ra 47 sự việc. Bạch tứ có nêu 30 sự việc, Tứ phần luật nêu 38, Kiết-ma chỉ nam nêu 39. Ngoài đơn bạch, bạch nhị, bạch tứ như vậy gọi là Tăng bỉnh kiết-ma (bỉnh là cầm), là thứ kiết-ma giữa chúng Tăng. Đơn bạch cũng là loại bạch giữa chúng Tăng đông người, bốn người trở lên). Bạch nhị, bạch tứ cũng vậy. Nhưng trường hợp chỉ có 3 người, hai người, một người thì sao? Có hai cách: một là đối thú và hai là tâm niệm.

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)