Tam tịnh giớ

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 91 - 92)

Giới Bồ-tát gồm trong ba tụ tịnh giới là: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới.

Một là gom tất cả gọi là “nhiếp”. Nếu có luật nghi gì thì luật này đều gom hết, gọi là Nhiếp luật nghi giới.

Hai là nhiếp thiện pháp giới, là có bao nhiêu điều thiện thì giới này gom hết; lục độ vạn hạnh đều nằm trong đó.

Ba là Nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp luật nghi là “chư ác mạc tác”, đoạn tất cả ác. Nhiếp thiện pháp là “chúng thiện phụng hành”. Nhiêu ích hữu tình là lợi lạc chúng sinh. Hai việc nhiếp luật nghi và nhiếp thiện pháp cũng lợi lạc chúng sinh nhưng gián tiếp, tiêu cực, cịn lợi lạc hữu tình là trực tiếp, tích cực. Ví dụ, khơng sát sinh thì cũng lợi lạc chúng sinh, nhưng phóng sinh cịn hơn thế, hợp với câu kệ “tự tịnh kỳ ý”. Không làm ác cũng là tự tịnh kỳ ý nhưng cịn thấy có người có ta nên chưa rốt ráo, phải đến chỗ “tam luân không tịch”, theo tinh thần kinh Kim-cang mới là tự tịnh kỳ ý. Nếu khơng có tinh thần đó thì rất dễ chán. Khi phát tâm độ chúng sinh mà chúng sinh bạt

tai mình, làm sao chịu nỗi sự ngang ngược ấy! Cũng là bố thí nhưng với tinh thần khác nhau nên kết quả cũng khác nhau. Một câu kệ cũng đủ tam tụ tịnh giới, đủ theo đó để tu hạnh Bồ-tát. Hoặc như bốn hoằng thệ nguyện, thì “Chúng sinh vơ biên thệ nguyện độ” là Nhiêu ích hữu tình giới. “Phiền não vơ tận thệ nguyện đoạn” là đoạn nhất thiết ác, là Nhiếp luật nghi giới. “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học” là tu nhất thiết thiện, là Nhiếp thiện pháp giới. Như vậy, bốn hoằng thệ nguyện cũng là ba tụ tịnh giới; đó là giới thể. Cịn gọi là giới tướng thì phải là 10 giới trọng, 48 giới khinh như trong kinh Phạm Võng.

---o0o---

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)