Xuất gia thọ giớ

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 76 - 77)

Những người đầu tiên đi xuất gia với Phật, Ngài chỉ gọi “Thiện lai Tỳ- kheo” là thành Tỳ-kheo rồi. Còn Sa-di đi tu đầu tiên là La-hầu-la và Tôn giả Xá-lợi-phất được sai làm Hòa thượng truyền giới cho La-hầu-la. Sau La- hầu-la, cũng có nhiều em bé đi xuất gia. Có một lần, một vị Tỳ-kheo lớn tuổi nhận một em bé dưới 12 tuổi cho xuất gia làm Sa-di. Khi vị Trưởng lão đi khất thực, vị Sa-di đi theo hầu. Khi tới quán bán bánh nào, em cũng đưa tay ra xin, làm cho các vị Tỳ-kheo thấy xấu hỗ. Phật nghe vậy liền kêu vị Trưởng lão ấy lên quở. Ngài nói: Các em bé nhỏ quá, nhận cho đi xuất gia làm gì để cho thiên hạ cơ hiềm. Từ đó Phật khơng cho phép các vị Tỳ-kheo nhận các em bé dưới 12 tuổi xuất gia.

Nhưng có một lần, thấy một em bé dưới 12 tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ, đến xin Tôn giả Xá lợi-phất xuất gia. Tơn giả khơng nhận vì đã có lệnh của Thế Tơn. Tuy nhiên, do từ tâm đối với em bé mồ côi này, nếu khơng nhận, em có thể gầy mịn và chết, do vậy Tôn giả đến cầu xin với Phật. Phật hỏi em có đuổi quạ được khơng? (Ở Ấn Độ có tục lệ điểu táng nên quạ sinh sơi nảy nở vơ số kể). Em có ăn một bữa được khơng? Em có giữ được một số giới không? v.v... Tôn giả bạch Ngài là hi vọng em có thể giữ được. Ngài đồng ý và bảo Tôn giả Xá-lợi-phất độ cho em bé ấy xuất gia làm Sa-di đuổi quạ (khu ô Sa-di). Khu ô là chữ của nhà Phật. Sau này các vị Tổ mới thêm hình đồng Sa-di, là tuy có mặc áo chùa nhưng chưa có giới pháp nào cả, vì cịn nhỏ, rồi đến Pháp đồng Sa-di, là có thọ 10 giới. Trường hợp đủ 20 tuổi, căn cơ đủ, thì có thể cho thọ Sa-di và sau đó thọ Tỳ-kheo liền cũng đúng Luật. Cũng có trường hợp ngoại đạo xin xuất gia, tùy từng trường hợp cụ thể và hoàn cảnh mà ấn định ngày cho thọ giới. Người tuổi đã 70 thì dứt khốt không cho thọ Tỳ-kheo. Một vị Tỳ-kheo được phép 7 lần tu lại nếu họ xả giới đàng hồng. Về phía bên Ni, khi đã xả giới rồi thì khơng được tu lại. Khi thọ giới phải đủ thủ tục, nhưng khi xả giới thì chỉ cần một câu rằng “tơi nay xin xả giới Cụ túc (hay khơng làm Sa-mơn)” là đủ, bất cứ nói với ai mà

họ nghe và hiểu. Thọ giới rất khó, như trèo lên cây rất công phu, nhưng khi xả giới thì như từ trên cây tuột xuống đất rất dễ.

---o0o---

65. Tỳ-kheo

Tỳ-kheo, chữ Phạn là Bhiksu, có nghĩa là thành tựu trọn vẹn. Trung Hoa dịch là cận viên (gần tới Niết-bàn, tức gần viên tịch) hay bước lên chỗ cao (Upasampada). Upa: gần gũi ở trên; sampada: đến nơi, thành tựu trọn vẹn.

---o0o---

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)