Các yếu tố kết thành tộ

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 44 - 46)

Mỗi loại tội, muốn kết nó là tội phạm thì phải có các yếu tố tạo thành. Thí dụ tội sát sinh, phải có đủ 5 yếu tố mới thành tội:

1. Đó là một vị Tăng hay Ni, giữ giới đủ, chưa xả giới. 2. Đối tượng sát sinh là người, không phải phi nhân hay vật.

3. Tưởng đúng đó là người. Cịn khi tâm khơng bình thường, người mà tưởng là ma, quỉ thì khơng được.

4. Có ý cố sát.

5. Đã giết người đó mất mạng rồi.

Đủ năm yếu tố mới kết thành tội Ba-la-di về sát sinh. Giả sử trong đó đủ bốn yếu tố, cịn một yếu tố khơng đúng, thí dụ người mà tưởng là phi nhơn, thì chỉ mắc tội thượng phẩm độc đầu Thâu-lan-giá, chứ không kết vào tội Ba-la-di.

Tội đại vọng ngữ: muốn kết tội này trước hết đó là Tỳ-kheo như pháp, cịn Tỳ-kheo khơng như pháp thì khơng thành tội đại vọng ngữ. Người khơng có pháp Tỳ-kheo thì dù họ có nói tơi bay lên trời hay chui xuống đất, có xưng gì đi chăng nữa thì cũng khơng mắc tội đại vọng ngữ. Nhưng nếu Tăng, Ni có thọ giới Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni mà nói thì mắc tội đại vọng ngữ. Thứ hai, đối với đối tượng mình nói, họ phải hiểu, nếu khơng hiểu thì cũng khơng kết tội được. Thí dụ: mình nói với người khác, mình chứng A-la-hán rồi, nhưng họ khơng biết A-la-hán là gì thì cũng khơng kết tội mình đại vọng ngữ được. Các giới khác cũng phải đủ các yếu tố mới thành tội chứ không riêng hai giới này mà thôi.

Trong các tội trên vừa nêu, tội Ba-la-di là bất khả cứu, nặng lắm rồi, như bịnh ung thư giai đoạn cuối cùng đang chờ đợi tử thần. Còn tội Ba-dật- đề, Đề-xá-Ni, Chúng học pháp, xem như bịnh đau đầu sổ mũi, khơng có gì phải nguy cấp cả. Chỉ có tội Tăng tàn hơi dây dưa một chút, nó đang nằm giữa làn ranh sống và chết. Phạm tội này có tính chất phức tạp. Phạm Tăng tàn, trong mười ba giới thì có bảy giới là đơn độc phạm, cịn sáu giới kia thì phải có chúng Tăng tham dự. Ví dụ: tội Tăng tàn thứ sáu, vô chủ tự vị kỷ tác ốc. Nghĩa là khơng có vị thí chủ nào làm nhà cho mà tự mình làm lấy thì phải trình với chúng Tăng để Tăng chỉ chỗ cho mà làm. Nếu khơng trình mà làm q lượng thì phạm Tăng tàn, vì có liên hệ người khác, chứ khơng đơn độc làm là phạm liền. Trường hợp trên nếu khơng có chúng Tăng mà ở đơn độc một mình thì khơng phạm. Nếu có Tăng chỉ chỗ mà mình làm q lượng thì mới phạm. Trường hợp khơng có Tăng nào chỉ chỗ mà làm thì khơng phạm. Cho nên có liên hệ với người khác. Hoặc tội thứ bảy: Hữu chủ vị kỷ tác. Nghĩa là có thí chủ làm cho mình nhưng mình cũng phải nhờ Tăng chỉ chỗ vô nạn xứ, vơ phịng xứ, nếu khơng nhờ Tăng chỉ chỗ vơ nạn xứ, vơ phịng xứ mà cứ tự ý làm thì phạm Tăng tàn. Vì nó có liên hệ với người khác. Còn bốn tội Tăng tàn khác là tội thứ mười, mười một, mười hai, mười ba thì phải qua ba lần Tăng kiết-ma can gián. Nếu làm mà chưa có can gián thì khơng phạm. Nếu mới can gián một lần. hai lần mà bỏ thì phạm Thâu- lan-giá, chứ chưa thành tội Tăng tàn thật sự. Đó cũng có liên hệ người khác. Nếu khơng ai can gián mà làm thì phạm tội Thâu-lan-giá thơi. Cịn khi phạm thì xử trị khác. Nếu như không che dấu mà tự phát lộ ra thì bị hành lục dạ Ma-na-đỏa. Nghĩa là sáu đêm làm một hạnh khiêm cung là hạ mình xuống để phục vụ các vị thanh tịnh Tăng khác, tự mình hoan hỷ làm chuyện đó và làm như vậy để chúng Tăng hoan hỷ, gọi là duyệt ý, ý hỷ, nên gọi lục dạ Ma-na-đỏa là lục dạ ý hỷ. Theo kiết-ma cũng gọi là hạ ý kiết-ma hay là chiết phục kiết-ma chứ không phải là kiết-ma vĩnh tấn (mặc tẩn). Đó là tự phát lộ chứ không che dấu, không phú tàng. Còn trường hợp phú tàng, phạm Tăng

tàn mà che dấu, thì tùy theo số ngày phú tàng mà phạt biệt trú. Nếu che dấu tội Tăng tàn hai ngày thì phạt hai ngày biệt trú, ba ngày, bốn ngày... thì phạt ba và bốn ngày biệt trú... Tóm lại che bao nhiêu ngày phạt bấy nhiêu ngày. Trong khi biệt trú không được làm 35 việc là không được thọ giới cho người, không được làm y chỉ cho người... nếu biệt trú nửa chừng mà phạm lại thì bắt biệt trú lại từ đầu, gọi là bổn nhật trị.

Trường hợp phá hịa hợp Tăng. Khi có người phá hịa hợp Tăng thì các vị Tỳ-kheo cũ, hay các vị Tỳ-kheo khuyên can bỏ, nếu khuyên can khơng bỏ thì đưa ra giữa chúng ba lần kiết-ma, ba lần can. Nếu mới tác bạch một cho tới hai lần mà bỏ thì phạm Thâu-lan-giá, đủ ba lần can mà khơng bỏ thì phạm Tăng tàn. Người bạn đảng với người phá hòa hợp Tăng cũng ba lần can gián như vậy mà không bỏ mới phạm Tăng làn. Người hành Ô tha gia hành ác hạnh, đã ba lần can gián mà không bỏ mới phạm Tăng tàn; hoặc ác tánh bất thọ nhân ngữ, khuyên mấy cũng khơng nghe, thì đưa ra giữa chúng Tăng, ba lần kiết-ma can gián mà không nghe mới phạm Tăng tàn. Như vậy, bốn tội này là có liên hệ với chúng mới phạm.

Tóm lại, trong trường hợp ba tội Tăng tàn, sáu tội có liên hệ với người khác mới thành tội, cịn nếu khơng liên hệ thì khơng thành tội. Thí dụ: như phạm Tăng tàn mà khơng có ai can gián thì chỉ phạm Thâu-lan-giá mà thơi. Phạm Thâu-lan-giá thì chỉ đối trước bốn người sám hối, ba người hay hai người tùy theo tội nặng nhẹ. Nó khơng dứt khoát phải đủ 20 Tăng thì mới sám hối được. Trường hợp tìm ra 20 Sư họp lại cũng khó, lẽ tất nhiên Sư phải đàng hồng, cịn Sư bị Tăng tàn không sám cũng không sao. Trong Luật cũng có mặt sám hối khác khơng cần phải đủ 20.

---o0o---

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)