Tánh giới và già giớ

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 43 - 44)

Vì sao gọi là tánh giới và vì sao gọi là già giới? Chữ này trong kinh Niết-bàn có cắt nghĩa khá rõ. Những việc đó tự tánh nó là tội. Thí dụ, nói láo là tội nặng. Luân lý thế gian cịn khơng chấp nhận việc nói dối, dầu rằng trong thiên hạ không ai là khơng có nói láo. Khi dạy luân lý, người ta khun khơng nên nói láo. Vì sao? Vì nói láo là có tội, tự tánh nó là vậy. Có luân lý nước nào dạy nên ăn trộm đâu, mặc dầu trong xã hội đó ăn trộm tràn lan, vì ăn trộm nó thuộc về tánh tội. Cái mà bản tính nó là tội, thì dầu tu hay không tu, xuất gia hay tại gia, người người đều cho là có tội, cho nên gọi là tánh tội. Tuy nhiên, khác với thiên hạ là, một người tu sĩ khi đã phát nguyện trước đức Phật xin giữ giới đó, nếu vị đó phạm thì có tội phạm giới, cịn đối với người khơng phát nguyện thì gọi là phạm tội chứ khơng phạm giới. Cịn nếu họ ăn cắp, nói láo, bất quá là phạm luật pháp thế gian mà thôi. Giết

người có ai chấp nhận khơng? Thế gian hoặc xuất thế gian cũng đều cho đó là tội ác; cịn biện minh cách này cách khác, thì đó cũng chẳng qua một cách chạy bớt tội mà thơi. Cơ bản, giết người là có tội, nên gọi là tánh tội.

Già tội có hai nghĩa: a. Ngăn sự cơ hiềm của thế gian; b. Ngăn sự phạm trọng giới.

a. Thế nào là ngăn sự cơ hiềm của thế gian?

Thí dụ, làm một tu sĩ mà ở trần đi qua đi lại ngoài đường chắc chắn bị thế gian chê cười, mặc dầu không ăn cắp, không ăn trộm, khơng nói láo. Cho nên đã làm tu sĩ thì phải ăn mặc nghiêm chỉnh, đi đứng ngay thẳng, ăn nói chững chạc và dịu dàng để ngăn sự cơ hiềm của thế gian.

b. Thế nào là ngăn sự phạm trọng giới?

Thí dụ: uống rượu khơng phải là phạm tánh tội, song khi có rượu vào dễ làm cho loạn trí, kích thích phạm các trọng tội. Vậy, ngăn sự uống rượu là một cách ngăn sự phạm trọng tội.

---o0o---

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)