Nguyên nhân thuyết giớ

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 80)

Ngun do có sự thuyết giới là vì lúc đầu Phật chưa thuyết giới. nhưng ngoại đạo Phạm chí tập họp một tháng 3 lần để thầy trò tập hợp gặp gỡ sinh hoạt vui vẻ và tín đồ vui tụ cúng dường hoan hỉ. Vua Bình Sa thấy thế về bạch Phật. Phật cho phép các Tỳ-kheo một tháng 2 lần gặp gỡ nhau. Lúc đầu vâng lời Phật, họ cũng nhóm họp, nhưng ai nấy đều ngồi thiền im lặng, bị cư sĩ chê. Phật bèn dạy ngồi lại thì phải nói pháp. Khi được phép nói pháp thì các Tỳ-kheo phải nói về kinh; khi nói kinh thì có người nói nghĩa khơng nói văn, người nói văn khơng nói nghĩa; người ngồi tịa cao, kẻ thích tịa thấp; trong khi đó có người tham thiền, có người kinh hành, thậm chí có kẻ ngủ gục. Do đó khơng có sự thống nhất trong Tăng chúng, trong khi đó có một số tân Tỳ-kheo muốn học hỏi nhưng khơng có ai dạy dỗ, hướng dẫn. Phật biết và dạy các vị cựu Tỳ-kheo rằng, có nhiều tân Tỳ-kheo muốn học giới, vậy trong ngày đó phải thuyết giới cho họ nghe. Các Tỳ-kheo khi nghe Phật dạy thì mừng q, vì nói kinh thì lại cãi nhau về lý lẽ, ngồi thiền thì hay ngủ gục, thơi thì thuyết giới là gọn nhất.

---o0o---

72. Bố-tát

Từ đó chư Tăng, Ni mỗi tháng 2 lần thuyết giới, còn gọi là Bố-tát. Chữ Bố-tát dịch từ tiếng Phạn là Uposatha; nghĩa là ngày tịnh trú, trưởng dưỡng, trưởng tịnh. Ngày Bát-quan trai của cư sĩ cũng gọi là Uposatha.

---o0o---

Một phần của tài liệu Cuong-Yeu-Gioi-Luat-HT-Thien-Sieu (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)