Phương pháp nghiên cứu hệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 30 - 33)

2.3.3.1. Nghiên cứu thực địa

Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu: Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng tôi không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và điểm thu mẫu là rất cần thiết. Tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu. Có thể chọn nhiều tuyến theo các hướng khác nhau, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu vực nghiên cứu. Trên các tuyến đó chúng tôi chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng để đặt ÔTC vừa phục vụ cho nghiên cứu về đa dạng thảm thực vật, vừa nghiên cứu về đa dạng hệ thực vật, như đã giới thiệu.

Trong ÔTC chúng tôi ghi chép và chụp ảnh tất cả các loài đồng thời thu mẫu những loài chưa biết tên hoặc nghi ngờ về phân loại.

Dụng cụ thu mẫu: Cặp hay túi đựng mẫu, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, kéo cắt cành.

Nguyên tắc thu mẫu:

- Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa đối với cây lớn hay cả cây đối với cây thảo và có quả càng tốt.

- Mỗi cây nên thu từ 3 – 5 mẫu, còn mẫu cây thân thảo nên tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài vừa để trao đổi.

- Các mẫu thu trên cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu. Khi thu mẫu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thực địa như: đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi sấy mẫu như: màu sắc, mùi vị…

Cách xử lý và bảo quản mẫu: Sau một ngày lấy mẫu cần đeo nhãn cho mỗi mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác sẽ ghi vào sổ riêng hoặc trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin như sau:

- Số hiệu mẫu.

- Địa điểm (tỉnh, huyện, xã…) và nơi lấy (ven suối, thung lũng, sườn hay đỉnh núi hoặc đồi…)

- Ngày lấy mẫu.

- Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, đường kính, màu lá, hoa , quả…

- Người lấy mẫu.

Khi ghi phải dùng bút chì mềm, tuyệt đối không dùng bút bi, bút mực để tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.

2.3.3.2. Xử lý trong phòng thí nghiệm

Mẫu tiêu bản thu thập trong quá trình điều tra được mang về và xử lý tại Trung tâm Đa dạng sinh học - Trường Đại học Lâm nghiệp. Nội dung công việc gồm:

+ Ép mẫu và sấy mẫu.

+ Giám định mẫu tiêu bản được thực hiện bởi tác giả với sự giúp đỡ của các chuyên gia về Phân loại Thực vật của Trung tâm Đa dạng sinh học, Bộ môn Thực vật rừng đồng thời đối chiếu mẫu nghiên cứu với bộ mẫu đang lưu trữ tại Trung tâm Đa dạng sinh học.

+ Phân tích mẫu: Dựa trên một số nguyên tắc: Phân tích từ tổng thể đến chi tiết, từ cái lớn đến cái nhỏ, phân tích phải đi đôi với ghi chép.

+ Tra tên khoa học: Sau khi đã phân tích mẫu chúng tôi tiến hành tra tên khoa học dựa theo các khóa xác định.

2.3.3.3. Xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng hệ thực vật

Chỉnh lý tên khoa học và xây dựng danh lục:

Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” (tập I – 2001, tập II – 2002 và tập III – 2005) [2], [3], [47], [48]; “Tên cây rừng Việt Nam” [11] và trang web quốc tế về tên Thực vật www.ipni.org . Hệ thống phân loại thực vật được áp dụng theo hệ thống của Brummitt (1992) [60].

+ Xây dựng bảng danh lục thực vật: Lập bảng danh lục thực vật theo nguyên tắc xếp vần ABC đối với các họ, chi, loài và theo hệ thống của Takhtajan 2009.

Bảng 2.2 Mẫu bảng ghi danh lục các loài thực vật khu BTTN BC-PB

STT Tên khoa học Tên Việt Nam

Dạng sống

Công dụng

Loài bổ sung cho DLTV KBTTN BC-PB A NGÀNH (I) LỚP (1) Bộ 1. Họ 1 Loài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)