- Một trong những chức năng quan trọng của Khu bảo tồn là nghiên cứu khoa học đa lĩnh vực vì vậy đòi hỏi có một đội ngũ cán bộ có trình độ, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phải được hoàn thiện do vậy cần phải đáp ứng các nhu cầu cần thiết như: Tăng cường lực lượng cán bộ nghiên cứu; hoàn thiện việc điều tra khoanh nuôi các loài quý hiếm có nguy cơ bị đe doạ cao đối với khu vực nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ; tiến hành nghiên cứu các mô hình phát triển kinh tế phù hợp với vùng đệm tìm ra sinh kế bền vững cho người dân giảm áp lực vào rừng.
- Hoàn thiện việc điều tra, phát hiện, khoanh nuôi các loài quý hiếm có nguy cơ đe dọa cao đối với khu vực (có thể không nằm trong Sách Đỏ, Nghi định 32/CP, IUCN) nhằm tăng cường biện pháp bảo vệ.
- Cần xúc tiến liên hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để lập các dự án bảo tồn các loài quý hiếm, bị đe dọa, có nguy cơ bị tuyệt chủng cao. Hiện nay, Khu Bảo tồn chỉ hoạt động với nguồn kinh phí ngân sách nhà Nước, chính vì vậy mà các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo tồn đặc biệt là nghiên cứu các giá trị đa dạng sinh học, bảo vệ những loài động, thực vật quý hiếm chưa được quan tâm đúng mức.
- Tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa các cộng đồng địa phương và nguồn tài nguyên rừng, đặc biệt tập trung nghiên cứu khả năng sử dụng một cách bền vững các sản phẩm phi gỗ như cây thuốc, Song Mây, Măng Tre, Sâm sâm, Nhông,…
- Xây dựng cơ sở quản lý dữ liệu ĐDSH ở Khu BTTN BC-PB, bản đồ phân bố của các loài động thực vật quý hiếm, nguy cấp, đặc hữu…
- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học giữa khu Bảo tồn với các tổ chức, trường Đại học, Viện nghiên cứu trong nước và ngoài nước.