Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 67 - 77)

Kiểu rừng này có diện tích lớn nhất là 8.883 ha, chiếm 84,35% diện tích Khu bảo tồn, đặc trưng bởi hệ thực vật tự nhiên hỗn loài gồm các xã hợp thực vật được thể hiện tên gọi và cấu trúc lâm phần như sau:

(1) Ưu hợp các loài cây Dầu– Thị - Sến.

Diện tích khoảng 254ha (chiếm khoảng 2,41%) diện tích Khu bảo tồn

Địa điểm: Tập trung phân bố ở tiểu khu 25, 26, 27, 28, 30. Lâm phần rừng đã có tác động khai thác gỗ, củi nhiều lần của con người, cấu trúc lâm phần được thể hiện như sau:

Đã tiến hành điều tra 1 ÔTC ở khoảnh 4, tiểu khu 26, thuộc xã hợp thực vật Dầu – Sến –Thị, đã thống kê được 151 cá thể, cây có chiều cao Hvn TB = 13,95 m, D1.3 TB = 21 cm, Trong đó loài cây Dầu có 21 cá thể (chiếm 13,91%), Thị có 17 cá thể (chiếm 11,26%), Sến có 19 cá thể (chiếm 12,58%). Đây là loài quan trọng nhất với độ ưu thế có I% > 14%, Ngoài ra còn có một số loài cây Cầy, Vên vên, Viết, Sơn đào,…Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số 01 được thể hiện ở bảng 4.11.

Cấu trúc tầng tán: tầng cây gỗ có thể chia thành 3 tầng phụ:

Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán

Gồm các loài cây cao phổ biến như: Cám, Cầy, Dầu, Gõ mật, Sao, Sến, Vên vên, Sơn đào, …Chiều cao tầng 1 đạt tới 16 - 30m, đường kính trung bình cây 18- 44 cm.

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao 0,6 - 0,7. Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây như Bình linh, Bời lời, Chiêu liêu, Cóc, Dền, Nhọ nồi, Sầm, Săng đen, Sộp, Thành ngạnh, Trâm, Trường,… Chiều cao tầng 2 đạt tới 7– 15 m, đường kính cây 7- 25cm.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: các loài cây bụi như: Hồ liên nhỏ, Ô rô núi,Giác đế Sài Gòn…và cây con tái sinh của tầng cây gỗ: Dầu, Sến, Vên vên, …

Tầng C: Thảm tươi phát triển khá tốt gồm Thảo cát, Tiểu sim, Cú com, Tinh thảo,… Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như: Chàm lông, Tràng quả đẹp, Lương thảo dơi, Lưỡng diệp, Đại kích dị diệp,…

Thực vật ngoại tầng: đáng kể có Dây kí ninh, Dây mã tiền, Ráy leo, Ráy thân to, Kim cang lá xoan, Bòng bòng leo,..

(2) Ưu hợp Trâm– Trường – Thị

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 2246 ha (chiếm 21,32% diện tích của khu bảo tồn), tập trung phân bố ở các tiểu khu 25, 26, 29, 30 Khu bảo tồn.

- Mật độ cây cao khoảng 1380 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,5- 0,7 cây có chiều cao HVn TB = 10,06 m, D1.3 TB =16 cm (trữ lượng rừng khá, tương đương loại rừng IIIa1). Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên.

Đã tiến hành điều tra 01 ÔTC thuộc khoảnh 3 tiểu khu 29 thuộc xã hợp thực vật Trâm– Trường – Thị, đã thống kê được 138 cá thể, Trong đó Trâm có 18 cá thể (chiếm 13,04%), Trường có 17 cá thể (chiếm 12,32%), Thị có 16 cá thể (chiếm 11,59%). Đây là loài quan trọng nhất với độ ưu thế có I% > 13%, Ngoài ra còn có một số loài cây Da, Dầu, Sao, Sến, Sơn… Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số 02 được thể hiện ở bảng 4.12.

Cấu trúc tầng tán: tầng cây gỗ có thể chia thành 3 tầng phụ:

Gồm các loài cây cao phổ biến như: Cám, Cầy, Cóc, Da, Thị rừng, Sao,…Chiều cao tầng 1 đạt tới 15 - 18m, đường kính trung bình là 32 cm.

Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao 0,5-0,7. Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây như Bằng lăng, Bình linh, Cò ke, Cầy, Găng neo, Gõ mật, Sến, Dầu, Viết, Trường, …Chiều cao tầng 2 đạt tới 5 – 13 m, đường kính cây 8 - 23cm.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: Phổ biến là các loài cây bụi như Gai đầu răng to, Bòng bòng qúi, Chóp mau Trung quốc, Tràng quả Harms…và cây con tái sinh của tầng cây gỗ: Dầu, Sến, Vên vên, Chóp mau, Hồ liên nhỏ…

Tầng C: Thảm tươi phát triển khá, gồm Cỏ trinh, Thảo cát, Tiểu sim, Cú com, Tinh thảo,… Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Chàm lông, Tràng quả đẹp, Lương thảo dơi, Lưỡng diệp, Đại kích dị diệp,…

Thực vật ngoại tầng: đáng kể có Dây kí ninh, Cổ rùa, Dây Nôi, Dây mã tiền, Ráy leo, Ráy thân to, Kim cang lá xoan, Bòng bòng leo,…

(3) Ưu hợp Sến cát– Trâm – Trường

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 958ha (chiếm 9,09 % diện tích của Khu bảo tồn), tập trung phân bố rải rác ở các tiểu khu 26, 27, 28 Khu bảo tồn

- Mật độ cây cao khoảng 1090 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,5– 0,7 cây có chiều cao HVn TB = 12,28m, D1.3TB= 22cm (trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIIa1). Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên.

Đã tiến hành điều tra 01 ô tiêu chuẩn thuộc khoảnh 3, tiểu khu 27, thuộc xã hợp thực vật Sến –Trâm – Trường, đã thống kê được 109 cá thể, Trong đó Sến cát có 26 cá thể (chiếm 23,85%), Trâm có 14 cá thể (chiếm 12,84%), Trường có 14 cá thể (chiếm 12,84%). Đây là loài quan trọng nhất với độ ưu thế có I% > 12%. Ngoài ra còn có một số loài cây Cầy, Dầu, Sơn, Săng đen… Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số 03 được thể hiện ở bảng 4.13.

Cấu trúc tầng tán: tầng cây gỗ có thể chia thành 3 tầng phụ:

Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán

Gồm các loài cây cao phổ biến như: Cầy, Dầu, Sầm, Sao, Sến, Sơn đào, Trâm,…Chiều cao tầng 1 đạt tới 15 - 19m, đường kính trung bình cây 20 - 40 cm. Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao 0,5 - 0,7. Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây như Bằng lăng, Bình linh, Bời lời, Chiếc tam lang, Chiêu liêu, Cò ke, Thẩu tấu, Dẻ, Nhọc, Thị, Vên vên,… Chiều cao tầng 2 đạt tới 7– 14 m, đường kính cây 15 - 26cm.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: phổ biến là các loài cây bụi và cây con tái sinh của tầng cây gỗ: Dầu, Sến, Vên vên, Chóp mau, Hồ liên nhỏ, Vú bò, Muôi lông…

Tầng C: thảm tươi phát triển khá, gồm Cỏ trinh, Thảo cát, Tiểu sim, Cú com, Tinh thảo,… Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Chàm lông, Tràng quả đẹp, Lương thảo dơi, Lưỡng diệp, Đại kích dị diệp,…

Thực vật ngoại tầng: Đáng kể có loài Dây kí ninh, Cổ rùa, Dây Nôi, Dây mã tiền, Ráy leo, Ráy thân to, Kim cang lá xoan, Bòng bòng leo,…

(4) Ưu hợp các loài Vên vên -Dầu - Sến cát

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 985ha (chiếm 9,35 % diện tích của Khu bảo tồn), tập trung phân bố rải rác ở các tiểu khu 25, 26, 27, 28, 29, 30 Khu bảo tồn

- Mật độ cây cao khoảng 103 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,6– 0,8, cây có kích thước HVnTB= 12 m, D1.3TB=21cm (trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIIa1, IIb). Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên.

Đã tiến hành điều tra 01 ô tiêu chuẩn thuộc khoảnh 4, tiểu khu 26 đặc trưng cho xã hợp thực vật Vên vên - Dầu - Sến cát, đã thống kê được 103 cá thể, Trong đó chủ yếu là các loài Vên vên có 17 cá thể (chiếm 16,50%), Dầu có 12 cá thể (chiếm 11,65 %), Sến cát có 16 cá thể (chiếm 15,53 %). Đây là loài quan trọng nhất với độ

ưu thế có I% > 13%. Ngoài ra còn có một số loài cây Mã tiền, Máu chó, Sơn, Cám… Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số 04, được thể hiện ở bảng 4.14.

Cấu trúc tầng tán: tầng cây gỗ có thể chia thành 3 tầng phụ:

Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán

Gồm các loài cây cao phổ biến như: Cám, Cầy, Dầu, Sầm, Săng đen, Sao, Sến, Vên vên, Sơn đào,… Chiều cao tầng 1 đạt tới 15 - 28m, đường kính trung bình cây 18 - 65 cm.

Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây như Bằng lăng, Bời lời, Cám, Cẩm liên, Chiếc tam lang, Cò ke, Thẩu tấu, Găng neo, Gõ mật, Gòn gai, Nhọc, Sầm, Sao, Sến, Sổ…Chiều cao tầng 2 đạt tới 4 – 14 m, đường kính cây từ 9 – 60 cm.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: thường cao 2- 4 m, phổ biến là các loài cây bụi Tràng quả đỏ, Song châu đuôi, Bồ an… và cây con tái sinh của tầng cây gỗ Dầu, Sến, Vên vên, Cầy…

Tầng C: Thảm tươi phát triển khá, gồm Vú bò, Đủng đỉnh, Thảo cát, Tiểu sim, Tinh thảo, ,.. … Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Chàm lông, Tràng quả đẹp, Bìm ba răng, Vòi voi, É lớn tròng, Bạch đầu nhỏ,…

Thực vật ngoại tầng: Dây kí ninh, Dây mật, Cườm thảo đỏ, Cổ rùa, , Kim cang lá xoan, Bòng bòng leo,…

(5) Ưu hợp các loài Trâm– Bằng lăng– Thành ngạnh

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 1491,8ha (chiếm 14,15% diện tích của Khu bảo tồn), tập trung phân bố ở các tiểu khu 26, 27, 28 Khu bảo tồn

- Mật độ cây cao khoảng 1330 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,7– 0,8 cây có kích thước HVnTB= 9,4 m, D1.3TB= 20 cm (trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIIa1, IIb). Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên.

Trong 01 ô tiêu chuẩn thuộc khoảnh 9, tiểu khu 27, xã hợp thực vật Trâm – Bằng lăng – Thành ngạnh, đã thống kê được 133 cá thể, Trong đó chủ yếu là các loài Trâm có 14 cá thể (chiếm 10,53 %), Bằng lăng có 17 cá thể (chiếm 8,27%), Thành ngạnh có 13 cá thể (chiếm 9,77 %). Đây là loài quan trọng nhất với độ ưu thế có I% > 10%. Ngoài ra còn có một số loài cây Cám, Cầy, Dầu, Sến, Trâm… Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số 07 được thể hiện ở bảng 4.15.

Cấu trúc tầng tán: tầng cây gỗ có thể chia thành 3 tầng phụ:

Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán

Gồm các loài cây cao phổ biến như: Cám, Dầu, Gõ, Sến Trâm,…Chiều cao tầng 1 đạt tới 15 - 22m, đường kính trung bình cây 35 - 89 cm.

Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao. Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây như Bằng lăng, Bình linh, Cám, Cẩm liên, Cầy, Chiếc tam lang, Dẻ, Đỏ ngọn, Máu chó, Nhãn rừng, Nhọc, Sầm, Sổ, Thành ngạnh, Thanh trà, Vẩy ốc, Trâm,... Chiều cao tầng 2 đạt 6 – 14 m, đường kính cây từ 7-35.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: phổ biến là các loài cây bụi và cây con tái sinh của tầng cây gỗ. Thường gặp họ Bồ hòn, họ Cà phê, họ Sim, họ Thầu dầu.

Tầng C: thảm tươi phát triển khá, gồm Dủ giẻ, Vú bò, Đủng đỉnh, Thảo cát, Dây kim cang, Tiểu sim, Tinh thảo, ,.. … Nhiều loài thuốc quý cũng gặp như Chàm lông, Tràng quả đẹp, Bìm ba răng, Vòi voi, É lớn tròng, Bạch đầu nhỏ, Lưỡng diệp, Đại kích dị diệp,…

Thực vật ngoại tầng: đáng kể có Mô ca, Dây kí ninh, Dây vòng ky, Dây mật, Cườm thảo đỏ, Cổ rùa, Dây Nôi, Dây mã tiền, Ráy leo, Ráy thân to, Kim cang lá xoan, Bòng bòng leo,…

(6) Ưu hợp các loài Trâm– Bằng lăng– Bình linh

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 109ha (chiếm 1,04 % diện tích của khu bảo tồn), tập trung phân bố ở tiều khu 27 Khu bảo tồn

- Trong 01 ô tiêu chuẩn thuộc khoảnh 9, tiểu khu 27, xã hợp thực vật Trâm– Bằng lăng– Bình linh, đã thống kê được 74 cá thể, độ khép tán đạt từ 0,4– 0,6 cây có kích thước tương đối lớn HVnTB= 11 m, D1.3TB= 21,1cm. Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên. Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số 08 được thể hiện ở bảng 4.16.

Tầng A1: Tầng gỗ vượt tán

Gồm các loài cây cao phổ biến như: Bằng lăng, Cám, Dầu, Sao, Sến, Vên vên, Trâm,…Chiều cao tầng 1 đạt tới 15 - 28m, đường kính trung bình cây 30 - 65 cm. Tầng A2: Tầng ưu thế sinh thái

Là tầng ưu thế sinh thái của rừng, có độ khép tán cao. Ngoài cây tầng 1 có mặt ở đây như Bằng lăng, Bình linh, Cám, Cẩm liên, Sơn đào, Thành ngạnh, Thẩu tấu, Thị rừng, Sổ, Nhọ nồi,... Chiều cao tầng 2 đạt tới 5 – 13 m, đường kính cây từ 7- 25 cm.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: thường cao 1-3 m, phổ biến là các loài cây bụi và cây con tái sinh của tầng cây gỗ như Bằng lăng, Bình linh, Cóc, Cò ke…

Tầng C: Thảm tươi phát triển khá, gồm Dây kí ninh, Dây gùi, Cườm thảo đỏ, Kim cang lá xoan,

(7) Ưu hợp các loài Bằng lăng–Bình linh– Cóc.

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 70 ha (chiếm 0,67% diện tích của Khu bảo tồn), tập trung phân bố ở tiểu khu 25 Khu bảo tồn.

- Trong 01 ô tiêu chuẩn thuộc khoảnh 7, tiểu khu 25 xã hợp thực vật Bằng lăng – Bình linh - Cóc, đã thống kê được 77 cá thể, độ khép tán đạt từ 0,4– 0,6 cây có kích thước tương đối lớn HVnTB= 7 - 14m, D1.3TB= 12 - 40cm (trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIb). Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên. Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số 09 được thể hiện ở bảng 4.7.

Tầng A. Gồm các loài cây cao phổ biến như: Bằng lăng, Bình linh, Cóc, Da, Sao, Sơn đào,…Chiều cao tầng 1 đạt tới 15 - 19m, đường kính trung bình cây 30 - 45 cm.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: phổ biến là các loài cây bụi, Bồ an, Cò ke… và cây con tái sinh của tầng cây gỗ như Bằng lăng, Trâm, Cóc, Sến…

Tầng C: Thảm tươi phát triển khá, gồm Ráy thân to, Kim cang lá xoan, Dây thuốc bắn,

(8) Ưu hợp các loài Bằng lăng– Trường– Thị

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 29ha (chiếm 0,28 % diện tích của Khu bảo tồn), tập trung phân bố ở tiểu khu 30 Khu bảo tồn

- Trong 01 ô tiêu chuẩn thuộc khoảnh 6, tiểu khu 30, xã hợp thực vật Bằng lăng – Trường – Thị, đã thống kê được 47 cá thể, độ khép tán đạt từ 0,4– 0,5 cây có kích thước tương đối lớn HVnTB= 11 m, D1.3TB= 23 cm. Lâm phần rừng này cũng đã có tác động do khai thác gỗ chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên. Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra 10 được thể hiện ở bảng 4.18.

Tầng A: Gồm các loài cây cao phổ biến như: Bằng lăng, Bình linh, Cóc, Da, Sao, Sơn đào,…Chiều cao tầng 1 đạt tới 15 - 19m, đường kính trung bình cây 30 - 45 cm.

Tầng B: Tầng cây bụi, tái sinh: phổ biến là các loài cây bụi, Bồ an, Cò ke… và cây con tái sinh của tầng cây gỗ như Bằng lăng, Trâm, Cóc, Sến…

(9) Phức hợp cây ưa sáng

Đặc điểm:

- Diện tích khoảng 814 ha (chiếm 7,73 % diện tích của Khu bảo tồn), tập trung phân bố ở tiểu khu 25, 30 Khu bảo tồn

- Mật độ cây cao khoảng 970 cây/ha, độ khép tán đạt từ 0,6– 0,8 cây có kích thước tương đối lớn HVnTB= 6 - 18m, D1.3TB= 6 – 41 cm (trữ lượng rừng khá tương đương loại rừng IIb). Lâm phần rừng này cũng đã có tác động mạnh do khai thác gỗ

chọn lọc, củi nhiều lần với cường độ tác động trung bình ở lâm phần rừng của ưu hợp thực vật trên.

Trong 01 ô tiêu chuẩn thuộc xã hợp thực vật, đã thống kê được 97 cá thể, trong đó có loài Bời lời, Sến cát, Còng, Cám chiếm ưu thế cao hơn so với các loài như, Dầu, Dẻ, Xây, Bình linh, Gõ mật,…Tổng hợp các loài gặp trong ô điều tra số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 67 - 77)