Phân tích đánh giá đa dạng thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 33 - 37)

2.3.4.1. Đánh giá đa dạng thực vật về phân loại + Đánh giá đa dạng các taxon trong ngành

Thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của nó.

+ Đánh giá đa dạng loài của các họ

Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật.

+ Đánh giá đa dạng loài của các chi

Xác định chi nhiều loài tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật.

2.3.4.2. Phân tích đánh giá về phổ dạng sống

Để đánh giá về mức độ đa dạng sống của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi dựa theo cách phân chia của Raunkier (1934) và Nguyễn Nghĩa Thìn đã sửa đổi năm 1997, chia các dạng sống của hệ thực vật vùng nghiên cứu thành các dạng sau:

(1). Cây chồi trên mặt đất (Phanerophytes) - Ph: Dạng sống mà trong mùa không thuận lợi cho sự dinh dưỡng, cây không đủ nước sinh lý để sinh trưởng bình thường, chồi ngọn của cây cao trên mặt đất.

(2). Cây có chồi sát mặt đất (Chamephytes) - Ch: Trong mùa không thuận lợi, bộ phận ở trên đất sẽ héo chết đến chỗ ngang mặt đất hay trên mặt đất một chút (khoảng 10cm).

(3). Cây có chồi nửa ẩn (Hermicryptophytes) - Hm: Trong mùa không thuận lợi, bộ phận ở trên mặt đất sẽ héo chết cả và chồi chỉ nhô ngang mặt đất. Dạng sống này thường được lớp lá khô bọc kín trong mùa không thuận lợi.

(4). Cây chồi ẩn (Cryptophytes) - Cr: Trong mùa không thuận lợi, bộ phận ở trên sẽ chết cả chồi bén vào những bộ phận dưới đất như củ hay giò. Trong dạng này

Raukiaer còn chia ra dạng chồi trong đất Ge (Geophytes), dạng chồi trong nước He (Helophytes), và dạng chồi dưới nước HY (hydrophytes) trong hoàn cảnh thuỷ sinh. (5). Cây một năm (Therophytes) - Th.: dạng sống mà trong mùa không thuận lợi, sự sống chỉ còn lại trong hạt giống và chờ mùa sinh dưỡng trở lại thì cây sẽ mọc lên và sinh trưởng.

Trong đó cây có chồi trên mặt đất Ph được chia thành các dạng nhỏ. a) Cây chồi trên to - Magaphanerophytes (Mg): Cao trên 25m

b) Cây chồi trên nhỡ- Mesophanerophytes (Me): Cao từ 8-25m c) Cây chồi trên nhỏ (Microphanerophytes) - Mi: Cao từ 2 - 8m. d) Cây chồi trên lùn (Nanophanerophytes) - Na: Cao dưới 2m.

e) Dây leo gỗ (Lianophanerophytes) - Lp: Một dạng sống rất phổ biến trong rừng ẩm nhiệt đới.

f) Cây bì sinh (Epiphytes) - Ep: Có thể là thân cỏ hay thân gỗ không mọc lên từ đất mà mọc ngay trên thân những cây to, cây nhỏ. Trong loại này có loài phụ sinh thân gỗ dần dần phát triển lên rất to ôm lấy thân cây chủ và như sợi dây thòng lọng thắt ngẹn lại có thể làm cây chủ chết dần.

g) Cây sống ký sinh hoặc bán kí sinh (Parasit-hemiparasit phanerophytes) - Pp h) Cây có chồi trên thân thảo (Herbaces phanerophytes) - Hp: trong mùa không thuận lợi chồi ngọn vẫn ở cao trên mặt đất chứ không chết ở ngang mặt đất như dạng sống có chồi ngang mặt đất.

i) Cây có chồi trên đất thân mọng nước (Suculentes) - Suc: dạng sống này thường thấy ở những vùng khô hạn như Nam Mỹ, Châu Phi.Ví dụ: Xương rồng

Từ các kết quả thu được về dạng sống của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu tiến hành lập phổ dạng sống cho các loài thực vật ở đó.

2.3.4.3. Phân tích đánh giá công dụng

Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn người dân và tra cứu tài liệu chuyên khảo để xác định công dụng của loài. Các nhóm công dụng và ký hiệu nhóm công dụng được áp dụng theo cuốn tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” của Vụ Khoa học

công nghệ và chất lượng sản phẩm, Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi,1977, 1999); Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi - Trần Hợp, tập II-2002); Tài nguyên thực vật Đông Nam châu Á (PROSEA);

2.3.4.4. Phân tích đánh giá mức độ nguy cấp của các loài

Đối chiếu với các loài ghi nhận được trong khu vực nghiên cứu với danh sách các loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, và Danh lục đỏ IUCN (2009) để lập danh sách các loài nguy cấp và mức độ nguy cấp của chúng

2.3.4.5. Đa dạng về quần xã thực vật

Chúng tôi chủ yếu dựa vào kết quả điều tra thực địa, dựa vào số liệu ghi chép của các ô tiêu chuẩn (ÔTC), chúng tôi dựa vào thang phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) kết hợp với Nguyễn Nghĩa Thìn (1997)[1] để phân loại thảm thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu.

Nguyên tắc phân loại của UNESCO (1973) là dựa theo cấu trúc ngoại mạo, sau đó là nguyên tắc địa lý và tính thích nghi sinh thái đã công bố khung phân loại thảm thực vật thế giới bao gồm 5 lớp quần hệ, trong đó gồm 5 cấp đơn vị; lớp quần hệ; phân lớp quần hệ; nhóm quần hệ; quần hệ; quần hệ phụ.

Để mô tả các quần xã cụ thể, chúng tôi còn dùng một số chỉ tiêu tính toán như độ quan trọng của loài, họ trong ÔTC cũng như trong các quần xã thực vật như sau:

I : Độ quan trọng của loài (họ) trong ÔTC. (I% A%D%) A: độ phong phú. ( % 100 n i n ni A );

D: độ ưu thế. ( % 100 3 . 1 3 . 1   n i n i G G D )

G1.3: tiết diện ngang trung bình ở vị trí 1,3m. (G1.34 D12.3)

D1.3: Đường kính 1.3m bình quân. n: Số cây trong ô đo đếm.

Số liệu điều tra ÔTC được nghi theo mẫu bảng 2.3.

Bảng 2.3. Mẫu bảng tính các giá trị của loài trong ô tiêu chuẩn Tên loài

(VN) n (m) (cm) A% D% I%

Nếu độ quan trọng của loài, họ nào trong ÔTC có số lượng càng cao thì chứng tỏ loài, họ đó càng đa dạng và cũng có nghĩa rằng loài, họ đó càng ý nghĩa trong quần xã.

Tính các chỉ số da dạng sinh học trong quần xã tầng cây gỗ tại khu vực nghiên cứu: Sử dụng phần mềm thống kê PRIMER-VI của Clarke & Warwick (1994) để xác định các chỉ số sinh học H’, J’, D’ giữa các quần xã.

+ Chỉ số Margalef: Dùng để xác định tính đa dạng hay độ phong phú về loài

của quần xã, được tính theo công thức:

LgN S Dv 1 hoặc N S d

Trong đó: S: Tổng số loài trong mẫu.

N: Tổng số lượng cá thể trong mẫu.

+ Chỉ số Pielou: Chỉ số tương đồng J’ của quần xã được tính bằng công thức:

J’= H’/log2 S hay: J’= H’(Qsat)/H’max Trong đó: H’: Là chỉ số Shannon-Weiner.

S: Tổng số loài trong mẫu.

+ Chỉ số đa dạng sinh học Shannon- Weiner (1949) áp dụng để tính sự đa dạng loài trong quần xã,được tính theo công thức:

    n i N ni N ni H 1 2 log

Trong đó: ni: Số cá thể của loài i. N : Tổng số lượng cá thể trong mẫu.

+ Chỉ số loài ưu thế và chỉ số đa dạng Simpson được tính theo công thức:

2 1          n i n ni

Trong đó: ni = Số cá thể của loài i. N : Tổng số lượng cá thể trong mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 33 - 37)