Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 45)

Những hoạt động kinh tế xã hội liên quan đến sự hình thành và phát triển của thảm thực vật.

Giai đoạn trước năm 1975.

Trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Khu vực Bình Châu – Phước Bửu cũng là một căn cứ địa cách mạng quan trọng của nhân dân tỉnh Bà rịa – Vũng tàu. Trong thời kỳ này hoạt động gây ảnh hưởng lớn nhất đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ thực vật ở khu vực Bình Châu – Phước Bửu là bom đạn trong chiến tranh, các hoạt động chặt phá của con người hầu như không đáng kể.

Do đó, ở thời kỳ này do tác động phá hoại của con người còn ít nên trữ lượng rừng khá cao. Tổ thành rừng chủ yếu là họ Dầu gồm: Dầu (Dipterocarpus) , Sao (Hopea), Sến (Shorea), Vên Vên (Anishoptera) và Bằng Lăng. Còn có nhiều loài

cây gỗ qúy như: Gõ đỏ, Cẩm lai, Dáng Hương, Trai. Có nhiều khu vực tổ thành cây Dầu, Sao, Vên Vên, Sến chiếm ưu thế trên 40% số lượng cá thể loài.

Sau năm 1975 có 2 lực lượng tham gia tác động vào khu bảo tồn thiên nhiên là lực lượng Nhà nước: có 2 đơn vị tham gia, Lâm trường Xuyên Mộc quản lý toàn bộ diện tích phân trường I (các tiểu khu 22 , 23 và 24) với nhiệm vụ là khai thác gỗ, củi và trồng rừng. Những tiểu khu này trước khi bàn giao cho Ban quan lý Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu -Phước Bửu thì đã được khai thác tận thu sản phẩm nên cấu trúc rừng đã thay đổi rất nhiều. Tổ thanh rừng còn lại chủ yếu là các loài cây gỗ tạp hoặc cây ưa sáng. Ban quan lý Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu - Phước Bửu với nhiệm vụ làm công tác bảo vệ rừng của khu rừng cấm cũ (các tiểu khu 25 , 26 , 27 , 28 , 29 và 30) do đó tài nguyên rừng ở các tiểu khu này đã được được quản lý khá chặt chẽ.

Lực lượng địa phương: tuy không có các tổ chức tập thể hợp tác xã nghề rừng, nhưng với lực lượng lao độg 4% làm nghề rừng chính và 52% lực lượng lao động không có nghề nghiệp gì nên đã vào rừng đốt rẫy, lấy gỗ củi, lấy dầu, lấy lâm sản, đốt than… để sinh sống nuôi gia đình theo từng thời điểm và từng thời vụ.

Số lao động không có nghề nghiệp chủ yếu là do dân kinh tế mới đến lập nghiệp của TP.HCM và các tỉnh khác sau năm 1975 đến nay. Hầu hết dân cư ở đây tập trung thành các cụm dân cư ở xung quanh khu bảo tồn, không có đồng bào dân tộc ít người và chỉ có hơn chục hộ gia đình dân kinh tế mới ở không ổn định rải rác trong tiểu khu 22 , 23 , 24 làm nông nghiệp.

Với 53% lực lượng lao động nông nghiệp và nghề biển là ngành nghề chính của dân địa phương 5 xã ở xung quanh Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu - Phước Bửu nhưng chỉ theo từng thời vụ và ít được sự hỗ trợ vay vốn của Nhà nước nên sản xuất không phát triển mạnh được, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, cho nên đời sống của dân địa phương cũng ở mức độ thấp không đủ ăn (nhất là người lao động nghèo) đây cũng là một bộ phận thường có tác động xấu đến tái nguyên rừng trong khu bảo tồn.

Từ những năm 1993 đến nay:

Sau khi luận chứng kinh tế kỹ thuật của Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu -Phước Bửu được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt và đầu

tư, việc quản lý bảo vệ Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bình Châu -Phước Bửu đã dần dần đi vào ổn định. Ban quản lý khu bảo tồn được thành lập và củng cố. Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, và trồng rừng đã được thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn. Từ năm 1993 đến năm 2011, hơn 1154ha rừng đã được trồng tại những khu vực trước đây là đất trống; rừng trạng thái Ic. Hệ thống các trạm quản ý bảo vệ rừng được thiết lập hầu hết đến các tiểu khu rừng.

Theo kết quả điều tra của nhóm công tác đã thực hiện ở huyện Xuyên mộc kết hợp với những tài liệu thống kê về dân số bao quanh khu bảo tồn cho thấy tổng dân số toàn huyện 126.550 người ( kết quả điều tra năm 2010). trong đó dân ở ven khu bảo tồn chiếm hơn 50% chủ yếu là người kinh, một số ít là dân tộc Châu ro ở bản địa và các dân tộc khác như: Tày , Nùng , Khơme, Mường di cư từ nơi khác đến . Ngành nghề lao động chủ yếu là Nông nghiệp, ngư nghiệp, các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp dịch vụ chưa phát triển. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trên địa bàn huyện Xuyên Mộc là 2,15%

Số lao động không có nghề nghiệp chủ yếu là do dân kinh tế mới đến lập nghiệp của TP. HCM và các tỉnh khác sau năm 1975 đến nay. Hầu hết dân cư ở đây tập trung thành các cụm dân cư ở xung quanh khu bảo tồn.

Với 53% lực lượng lao động nông nghiệp và nghề biển là ngành nghề chính của dân địa phương 5 xã xung quanh Khu bảo tồn thiên nhiên nhưng chỉ theo từng thời vụ và ít được hỗ trợ vay vốn của nhà nước nên sản xuất không phát triển mạnh được, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, cho nên đời sống của dân địa phương cũng ở mức độ thấp không đủ ăn (nhất là người lao động nghèo) đây cũng là một bộ phận thường có tác động xấu đến tài nguyên rừng trong khu bảo tồn .

Về giao thông, có 30 km đường quốc lộ bao bọc phía bắc và phía tây của khu bảo tồn và trên 12km bờ biển, Do địa hình bằng phẳng nên việc đi lại và tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong khu bảo tồn rất thuận lợi, nhưng cũng là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động khai phá rừng.

Những hoạt động kinh tế xã hội trên đây đã tác động rất mạnh mẽ vào thành phần và cấu trúc của thảm thực vật và động vật rừng, những hoạt động khai thác

lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép, làm cho tỷ lệ các loài cây gỗ qúy, động vật rừng ngày càng giảm sút. Những cây gỗ lớn chiếm tầng cao trong rừng bị chặt phá, cấu trúc rừng tiến triển theo chiều hướng xấu, hình thành những sinh cảnh cây bụi hoặc cây gỗ ưa sáng. Ngược lại, những hoạt động khoanh nuôi phục hồi rừng làm tăng sức sinh trưởng của rừng, tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh phát triển. Các hoạt động trồng rừng, tạo nên các kiểu phụ thứ sinh nhân tác có thành phần loài đơn giản, cấu trúc rừng thường chỉ có 2 tầng, tầng cây gỗ và tầng cây thân cỏ, đa dạng sinh học của rừng đã thay đổi so với rừng tự nhiên hỗn loài nhiều tầng.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đa dạng hệ thực vật

4.1.1.Xây dựng danh lục

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi, đã điều tra, thu thập và thống kê được 743 loài, 423 chi, 122 họ, 51 bộ, 5 lớp, của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch (chi

tiết xem tại phụ lục 01). So với số liệu của Phân viện điều tra quy hoạch rừng II

(2000) trong báo cáo “Kết quả thực hiện chuyên đề điều tra thảm thực vật Khu BTTN Bình Châu – Phước Bửu” thì kết quả lần này nhiều hơn là 10 loài của 10 chi, 9 họ. Kết quả điều tra đã bổ xung cho danh lục 10 loài, 6 chi (chi tiết xem tại phụ

lục 02).

Sau khi xác định tên khoa học cho các loài, chúng tôi tiến hành chỉnh lý các thông tin, bao gồm cả việc xác định tên khoa học mới nhất, tên đồng nghĩa, tên tác giả… các thông tin về dạng sống, công dụng (mà các nghiên cứu trước đây các loài ghi trong danh lục chưa có tên tác xác, cánh xắp xếp danh lực chưa theo quy chuẩn, chưa đánh giá tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch, chưa xác định dạng sống, cộng dụng của các loài, chưa xác định được các loài có quý, hiếm,...), mức độ bảo tồn theo các tài liệu chuyên ngành độ tin cây cao như: “Danh lục các loài thực vật

Việt Nam” (Tập 1, tập 2), “Thực vật chí Việt Nam”, “Cây cỏ Việt Nam”... Bước tiếp

theo là sắp xếp các loài thành bảng danh lục theo hệ thống Takhtajan 2009.

4.1.2. Đa dạng hệ thực vật ở bậc ngành

4.1.2.1. Mức độ đa dạng ngành

- Đa dạng bậc ngành: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua quá trình điều tra, nghiên cứu chúng tôi đã thống kê được 743 loài, 423 chi, 122 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch ở Khu BTTN BC-PB được thể hiện trong bảng 4.1

Bảng 4.1. Cấu trúc tổ thành các taxon của hệ thực vật tại Khu BTTN BC-PB

Tên ngành Loài Chi Họ

Tên la tinh Tên Việt Nam SL % SL % SL % Polypodiophyta Dương xỉ 15 2,02 11 26,60 7 5,74 Pinophyta Thông 3 0,40 2 0,47 2 1,64 Magnoliophyta Ngọc lan 725 97,58 410 96,93 113 92,62

Tổng 743 100 423 100 122 100

Qua bảng 4.1 ta thấy hệ thực vật Khu BTTN BC-PB có 3 ngành thực vật bậc cao có mạch của hệ thực vật Việt Nam, trong đó ngành Thông là kém đa dạng nhất với tổng số 3 loài, 2 chi, 2 họ, chiếm tỷ trọng 0,40% số loài, 0, 47% số chi và 1,64% số họ của cả hệ. Ngành đứng thứ 2 là ngành Dương xỉ với tổng số 15 loài, 11 chi, 7 họ, chiếm tỷ trọng 2,02% số loài, 26,6% số chi và 5,74% số họ của cả hệ. Ngành đa dạng nhất là ngành Ngọc Lan với tổng số 725 loài, 410 chi, 113 họ, chiếm tỷ trọng 97,58% số loài, 96,93% số chi và 92,62% số họ của cả hệ.

- Tỷ trọng của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB và hệ thực vật Việt Nam:

Qua kết quả nghiên cứu so sánh các ngành trong hệ thực vật Khu BTTN BC- PB cho thấy sự ưu thế của ngành Ngọc lan là 97,58%, tiếp theo đó là ngành Dương xỉ 2,02% và ngành Thông là 0,40%, kết quả so sánh tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỷ trọng của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB so với hệ thực vật Việt Nam

Ngành

Khu BTTN

BC- PB Việt Nam (*) Khu BTTN BC- PB / Việt nam (%) Số loài Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % Polypodiophyta 15 2,02 644 6,12 0,33 Pinophyta 3 0,40 63 0,60 0,67 Magnoliophyta 725 97,58 9812 93,28 1,05 Tổng 743 100 10519 100 2,05

Tuy nhiên kết quả so sánh các ngành trong hệ thực vật Khu BTTN BC-PB với các ngành trong hệ thực vật Việt Nam lại cho kết quả như sau: Ngành Dương xỉ thấp nhất chiếm tỉ lệ 0,33%, tiếp theo đó là ngành Thông 0,67% và ngành Ngọc lan là 1,05%.

Nếu xét tổng thể, diện tích của Khu BTTN BC-PB chỉ chiếm khoảng 0,004% tổng diện tích rừng đặc dụng Việt Nam (hiện nay Việt Nam có 130 khu rừng đặc dụng với tổng diện tích là 2.395.200 ha), nhưng hệ thực vật ở Khu BTTN BC-PB đã chiếm tới 2,05% tổng số loài của cả hệ thực vật Việt Nam. Qua đánh giá trên khẳng định Khu BTTN BC-PB có tính đa dạng thực vật vào bậc cao của Việt Nam.

4.1.2.2. Các chỉ số đa dạng

Tiếp theo, chúng tôi đã xác định được các chỉ số đa dạng, đó là chỉ số họ, chỉ số chi và chỉ số chi trung bình của một họ. Các chỉ số không chỉ của cả hệ thực vật mà còn tính riêng cho từng ngành, cụ thể thể hiện tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Các chỉ số đa dạng của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB

Cấp bậc chỉ số Chỉ số loài/ chi Chỉ số loài/ họ Số chi/ số họ

Polypodiophyta 1,36 2,1 1,57

Pinophyta 1,50 1,5 1,00

Magnoliophyta 1,77 6,4 0,28

Hệ thực vật 1,76 6,09 3,47

Qua bảng 4.3 cho thấy hệ thực vật Khu BTTN BC-PB có chỉ số đa dạng ở cấp họ của toàn hệ là 6,09 (trung bình mỗi họ có khoảng 6 loài); chỉ số đa dạng cấp chi là 1,76 (trung bình mỗi chi của hệ thực vật này có xấp xỉ 2 loài); chỉ số trung bình của số chi trên họ 3,47 (trung bình mỗi họ có 3 đến 4 chi). Xét chỉ số riêng cho từng ngành về chỉ số đa dạng cấp họ (loài/ họ) thì ngành Ngọc Lan là cao nhất (6,4), tiếp theo là ngành Dương xỉ (2,1) và ngành Thông (1,5); chỉ số đa dạng cấp chi (loài/ chi) thì ngành Ngọc Lan là cao nhất (1,77), tiếp theo là ngành Dương xỉ

(1,36) và ngành Thông (1,5); chỉ số trung bình của chi trên họ ngành cao nhất là Dương xỉ (1,57), tiếp theo là ngành Thông (1,00) và thấp nhất ngành Ngọc Lan (0,28).

4.1.2.3. Tỷ trọng hai lớp trong ngành Ngọc lan

Theo Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn, 2002 [37], tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành ở vùng nhiệt đới luôn lớn hơn 3. Tỷ trọng của lớp một lá mầm sẽ giảm dần đi khi gần về xích đạo, có nghĩa là tính nhiệt đới sẽ tăng cùng với tỷ trọng cao của lớp 2 lá mầm, tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành của hệ thực vật KBT được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành ở Khu BTTN BC-PB

Tên taxon Loài % Chi % Họ %

Liliopsida 165 22,76 93 22,68 22 19,47 Magnoliopsida 560 77,24 317 77,32 91 80,53 Magnoliophyta 725 100 410 100 113 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ Ngọc lan/ Hành 3,394 3,41 4,14

Qua bảng 4.4 cho thấy hệ thực vật Khu BTTN BC-PB có tỷ trọng của lớp Ngọc lan so với lớp Hành đều lớn hơn 3, tỷ trọng của loài đạt 3,394, tỷ trọng của Chi là 3,41, và tỷ trọng của Họ là 4,14, điều đó cho thấy hệ thực vật nơi đây mang đậm tính chất nhiệt đới.

4.1.3. Đa dạng ở bậc dưới ngành

Sự đa dạng của hệ thực vật còn được xem xét ở bậc dưới ngành, cụ thể là cấp độ họ và chi. Ở mỗi nơi, các taxon có số loài phổ biến nhất được xem là những taxon đặc trưng cho hệ thực vật địa phương đó. Bằng cách tính số lượng loài và chi trong một họ và số lượng loài trong mỗi chi, chúng tôi tìm ra được các họ có nhiều loài nhất và các chi có nhiều loài nhất để làm cơ sở cho việc đánh giá tính đa dạng của hệ thực vật thể hiện ở các cấp độ taxon dưới ngành. Cụ thể như sau:

Để đánh giá sự đa dạng bậc họ ở hệ thực vật của Khu BTTN BC-PB chúng tôi thống kê theo thứ tự 10 họ đa dạng nhất, chiếm 8,20% số họ của toàn hệ, và 315 loài chiếm 42,40 % số loài của toàn hệ, số loài trung bình trên một họ của 10 họ đa dạng nhất là 31,5 loài (315 loài/ 10 họ), so với số loài trung bình trên một họ của toàn hệ là 4,5 (743 loài/164 họ), lớn hơn 26 loài. Kết quả 10 họ có số loài đa dạng nhất cũng là kết quả 10 họ có số chi nhiều nhất, tổng số chi của 10 họ là 164 chi chiếm 38,7% (164 chi /423 chi) số chi của toàn hệ, số chi trung bình trên một họ của 10 họ đa dạng nhất là 16,4 chi (164chi/ 10 họ), so với số chi trung bình trên một họ của toàn hệ là 3,4 chi (423chi/122 họ) lớn hơn 13 chi.

Bảng 4.5. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB

TT Tên họ Tên Việt Nam Số

loài % Số chi % 1 Fabaceae Họ đậu 68 21,59 40 35,71 2 Cyperaceae Họ cói 46 14,60 12 10,71 3 Rubiaceae Họ cà phê 38 12,06 18 16,07 4 Annonaceae Họ na 38 12,06 21 18,75 5 Poaceae Họ lúa 36 11,43 25 22,32 6 Moraceae Họ dâu tằm 22 6,98 4 3,57 7 Orchidaceae Họ lan 22 6,98 16 14,29 8 Euphorbiaceae Họ thầu dầu 17 5,40 13 11,61 9 Asteraceae Họ cúc 14 4,44 11 9,82 10 Dipterocarpaceae Họ dầu 14 4,44 4 3,57

10 họ đa dạng nhất (8,20% số họ) 315 42,40 164 26,478

Qua bảng 4.5, theo thứ tự sắp xếp giảm dần cho thấy họ có số loài, chi đa dạng nhất phải kể đến như họ Họ đậu (68 loài, 40 chi), Họ cói (46 loài, 12 chi), Họ cà phê (38 loài, 18 chi); Họ lúa (36 loài, 25 chi), đây đều là những họ lớn và giàu loài của hệ thực vật Việt Nam. Trong 10 họ đa dạng nhất đều thuộc ngành Ngọc lan,

trong đó lớp một lá mầm 3 họ và 7 họ thuộc lớp 2 lá mầm. Điều đó cho thấy ưu thế của ngành Ngọc lan so với các ngành thực vật khác.

Từ những kết quả trên cho thấy 10 họ có số loài, số chi lớn nhất trong hệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 45)