Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 90 - 96)

Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư trên địa bàn Khu bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào rừng là việc làm trước tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội đối với Khu bảo tồn. Trong điều kiện hoàn cảnh của Khu BTTN BC-PB chúng ta có thể áp dụng một số giải pháp sau:

- Hoàn thành việc giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, tăng cường đầu tư khuyến khích nhân dân trồng cây gây rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, kết hợp sản xuất nông nghiệp ngắn ngày dưới tán rừng trồng.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi Nhông, trồng cây Sâm sâm, cây Mai vàng bản địa có nguồn gốc từ rừng tự nhiên để cung ứng cho thị trường có tiềm năng như: các khu du lịch Hồ Cốc, Suối nước nóng Bình Châu, Khu du lịch Hồ Tràm,...

- Lựa chọn và phổ biến các mô hình canh tác mới, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến người dân. Hướng dẫn người dân các phương pháp sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên quý hiếm.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng để khai thác các tiềm năng của KBT như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng để tạo nguồn thu nhập cho người dân.

KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Đa dạng hệ thực vật

- Thực vật bậc cao có mạch điều tra được gồm 743 loài, 423 chi, 122 họ phân bố không đồng đều trong 3 ngành thực vật.

- Bổ xung so với nghiên cứu mới nhất của phân Viện điều tra quy hoạch rừng II là 10 loài, 6 chi.

- Đa dạng cấp độ dưới ngành:

+ Đa dạng cấp họ: Số loài trên họ của toàn hệ là 6,09 loà, Số loài trên chi của toàn hệ là 1,76, số chi trên họ của toàn hệ là 3,47.

+ Tỷ trọng lớp so với lớp Hành: Lớp Ngọc lan chiếm ưu thế hơn so với lớp Hành, cụ thể gấp 3,394 ở cấp loài; 3,41 ở cấp chi và 4,14 ở cấp họ.

+ 10 họ đa dạng nhất có 112 chi và 315 loài, chiếm 8,20% số họ, 42,40 % số loài và 26,478% chi của toàn hệ.

+ 10 chi đa dạng nhất chiếm 2,36% số chi của toàn hệ, có 99 loài, chiếm 13,32% số loài của toàn hệ.

- Phổ dạng sống của hệ thực vật Khu BTTN BC-PB được thiết lập như sau: SB = 71,87 Ph + 7,13 Ch + 10,63 Hm + 3,90 Cr + 6,46 Th

Nhóm cây chồi trên (Ph) chiếm ưu thế gần như tuyết đối so với các nhóm còn lại. - Đa dạng về công dụng: Xác định được 539 loài thực vật có công dụng, chiếm 72,54% tổng số loài của hệ, trong đó nhiều nhất là những cây có thể làm thuốc 328 loài (chiếm 34,35% tổng số loài của hệ), cây có thể lấy gỗ 205 loài (chiếm 21,47% tổng số loài của hệ) và cây làm cảnh là 159 loài (chiếm 16,65% tổng số loài của hệ ) và cây có quả ăn được 129 loài (chiếm 13,51% tổng số loài của hệ). Tổng số loài có từ hai công dụng trở lên là 300 loài (chiếm 41,37% số loài của hệ)

- Tài nguyên cây quý hiếm: theo Sách đỏ Việt Nam 2007 có 26 loài: l loài ở cấp CR, 9 loài ở cấp EN, 7 loài ở cấp VU, 9 loài ở cấp LR; theo tiêu chuẩn IUCN

2009 thì hệ thực vật Khu BTTN BC-PB có 27 loài: có 9 loài ở cấp EN, 18 loài cấp VU, Nghị định 32 /NĐ-CP có 10 loài nằm trong phụ lục IIA.

1.2. Đa dạng thảm thực vật

Khu BTTN BC-PB được phân loại ra 03 kiểu thảm sau:

- Kiểu rừng kín nửa rụng lá, ẩm nhiệt đới. - Kiểu phụ tác nhân

- Sinh cảnh

1.3. Các nguyên nhân gây suy giảm tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN BC-PB

Nguyên nhân trực tiếp: (1) Khai thác gỗ; (2) Phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác; (3) Ảnh hưởng chuyển đổi mục đích sử dụng đất;

(4) Khai thác lâm sản ngoài gỗ; (5) Lửa rừng; (6) Chăn, thả rông gia súc.

Nguyên nhân gián tiếp: (1) Đói nghèo; (2) Áp lực dân số; (3) Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế; (4) Ảnh hưởng của kinh tế thị trường; (5) Ảnh hưởng hoạt động quản lý của Khu BTTN BC-PB

1.4. Các giải pháp bảo tồn tính đa dạng thực vật ở Khu BTTN BC-PB

Chúng tôi đề xuất 7 giải pháp bảo tồn đố là: (1) Giải pháp tổ chức; (2) Giải pháp bảo vệ rừng; (3) Giải pháp phục hồi rừng; (4) Xúc tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn; (5) Giải pháp đối với công tác thực thi pháp luật; (6) Tuyên truyền giáo dục Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư; (7) Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng

2. Tồn tại

Mặc dù đã nỗ lực hoàn thiện những mục tiêu và nội dung đề tài đã đặt ra nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, đề tài còn tồn tại một số vấn đề sau:

- Quá trình thu thập mẫu vật, định dạng các loài thực vật khu vực theo danh pháp Quốc tế còn chưa hoàn chỉnh.

- Vì diện tích khu vực nghiên cứu rộng, gặp nhiều địa hình khó khăn, hiểm trở nên không điều tra hết được các loài thực vật trong khu vực.

- Việc thu thập mẫu vật cũng như xử lý mẫu vật còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào những loài thực vật quý hiếm, có giá trị cao nên kết quả thu được đa phần là hình ảnh.

3. Khuyến nghị

- Cần tiếp tục nghiên cứu khu hệ thực vật tại Khu BTTN BC-PB làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn.

- Hàng năm tiến hành điều tra để tìm ra những loài mới bổ xung và hoàn thiện danh lục thực vật tại Khu BTTN BC-PB.

- Thực hiện tốt các giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học, đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng Khu BTTN BC-PB, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn đa dạng sinh học, tăng cường và nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách.

- Cho thành lập Hạt kiểm lâm trực thuộc BQL Khu bảo tồn để tạo điều kiện cho công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý vi phạm.

- Không nên chuyển đổi mục địch sử dụng đất rừng đặc dụng Khu bảo tồn sang mục đích khác.

- Cần có các chương trình, dự án để hỗ trợ phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa khu vực. Giảm thiểu áp lực của các nguyên nhân gây suy thoái ĐDSH.

- Sử dụng công nghệ GPS định vị các loài thực vật trong Khu bảo tồn, đặc biệt là những loài quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.

- Cần xây dựng hệ thống ô định vị để nghiên cứu các quy luật của hệ sinh thái rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật Hạt kín ở Việt Nam. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2 Nguyễn Tiến Bân (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam; tập 2.

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

3 Nguyễn Tiến Bân (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam; tập 3.

Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4 Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II – Thực vật. Nxb. Khoa học tự

nhiên và Công nghệ. Hà Nội. 2007.

5 Bộ Lâm nghiệp (1971 – 1988), Cây gỗ rừng Việt Nam, Tập 1-7, Nxb.

Nông nghiệp. Hà Nội.

6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Tên cây rừng Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

7 Bộ NN&PTNT và Birdlife International in Indochina với sự hỗ trợ tài chính của Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan, Hà Nội và Ngân hàng Thế giới (2004), Thông tin các khu bảo vệ và đề xuất ở Việt Nam,

tập I, tập II, miền Bắc Việt Nam. Hà Nội.

8 Chính phủ Việt Nam và Dự án của Qũy Môi trường toàn cầu -VIE/95/G31 (1995), Kế hoạch hành động ĐDSH của Việt Nam, Hà Nội.

9 Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm

10 Ngô Tiến Dũng (2007), Tính đa dạng thực vật Vườn Quốc gia Yok Đôn, tỉnh Đắk Lắk, Luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp.

11 Nguyễn Văn Huy (2002), Đặc điểm tài nguyên thực vật khu vực Pà Cò, tỉnh

Hòa Bình và Bạch Thông, huyện Na Rì. Báo cáo chuyên đề.

phố Hồ Chí Minh.

13 Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2000), Báo cáo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thảm thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Báo cáo chuyên đề, Khu bảo tồn thiên nhiên BC-PB

tỉnh Bà Rịa – Vũng

14 Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng II (2000), Báo cáo kết quả thực hiện

chuyên đề điều tra xây dựng danh lục và tiêu bản thực vật khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu, Báo cáo chuyên đề, Khu

bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bử, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 15 Trần Minh Hợi, Nguyễn Xuân Đặng (Chủ biên) (2008), Đa dạng sinh

học và bảo tồn nguồn gen sinh vật tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, Phú Thọ. Nxb. Giáo dục.

16 IUCN, UNEP, WWF (1996), Cứu lấy Trái đất - Chiến lược cho cuộc sống bền vững, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật Hà Nội.

17 Phan Kế Lộc (1985), Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam. Tạp chí Sinh học,1- 5

18 Phan kế Lộc (1998), Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam, Kết quả kiểm kê thành phần loài. Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, số II, 10 - 15.

19 Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn ĐDSH, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội. 20 Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt

Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

21 Phạm Bình Quyền, Nguyễn Nghĩa Thìn (2002), Đa dạng sinh học, Nxb.

Đại học Quốc gia Hà Nội.

22 Richard B. Primack (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb. Khoa học & kỹ thuật.

23 Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật. Nxb. Nông nghiệp. Hà Nội.

24 Nguyễn Nghĩa Thìn (2000), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

25 Nguyễn Nghĩa Thìn (2006), Đa dạng thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Nxb. Nông nghiệp.

26 Đỗ Tất Lợi (1999) Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb. Y học và Thời đại. Hà Nội.

27 Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.

28 Thái Văn Trừng (2001), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam,

Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

Tiếng Anh

29 Anutschin N.P (1961), Forest mensuration. Moscow. USSR.

30 Gary K. Meffe, C. Ronald Carroll and Contributors, 1997, Principles of Conservation Biology (Second Edition), Sinauer Associates, Inc. Publishers Sunderland, Massachusetts.

31 R. Geesink, A.J.M. Leeuwenberg, C.E. Ridsdale, J. F. Veldkamp, 1981, Thonner’s analytical key to the families of flowering plant, Leiden Botanical series vol.5.

32 George E. Schatz (2001), Generic Tree Flora of Madagascar, Royal Botanic Gardens, Kew& Missouri Botanical Garden.

33 Raunkiaer C (1934), Plant life form. Claredon. Oxford. Pp.104.

34 Wu P. & P. Raven, Eds (1994 – 1996), Flora of China, 15 - 17. Beijing & St. Louis.

Trang Web:

1. http://www.kiemlam.org.vn 2. http://www.thiennhien.net

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn thiên nhiên bình châu phước bửu, tỉnh bà rịa vũng tàu​ (Trang 90 - 96)