2.4.6.1. Xây dựng danh lục các loài thực vật bậc cao có mạch
Tên đầy đủ của loài được áp dụng theo Nguyễn Tiến Bân tập II (2003), tập III (2005).
Xây dựng bảng danh lục thực vật: Lập bảng danh lục thực vật theo nguyên tắc xếp vần ABC đối với các họ, chi, loài và theo hệ thống của Takhtajan 2009.
2.4.6.2. Phân tích đánh giá đa dạng thực vật
* Đa dạng phân loại
- Đa dạng các taxon bậc ngành
Thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật từ thấp đến cao trên cơ sở dựa vào bảng danh lục thực vật đã xây dựng, tính tỷ lệ % của các taxon để từ đó thấy được mức độ đa dạng của nó.
- Đa dạng bậc họ
Xác định họ có nhiều loài, tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật.
- Đa dạng bậc chi
Xác định chi nhiều loài tính tỷ lệ % số loài các chi đó so với toàn bộ số loài của cả hệ thực vật.
* Phân tích đánh giá về phổ dạng sống
Để đánh giá về mức độ đa dạng thân của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi dựa theo cách phân chia theo Tên cây rừng Việt Nam của Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn (2000).
* Phân tích đánh giá công dụng
Dựa trên kết quả điều tra, phỏng vấn người dân và tra cứu tài liệu chuyên khảo để xác định công dụng của loài. Các nhóm công dụng và ký hiệu nhóm công dụng được áp dụng theo cuốn tài liệu “Tên cây rừng Việt Nam” của Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm, Từ điển cây thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 1997); Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi,1977, 1999); Cây cỏ có ích ở Việt Nam (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 2002).
* Phân tích đánh giá mức độ nguy cấp của các loài
Đối chiếu với các loài ghi nhận được trong khu vực nghiên cứu với danh sách các loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ- CP của Chính phủ và Danh lục đỏ IUCN (2012) để lập danh sách các loài nguy cấp và mức độ nguy cấp của chúng.
2.4.6.3. Đa dạng thảm thực vật
Chúng tôi chủ yếu dựa vào kết quả điều tra thực địa, dựa vào số liệu ghi chép của các ô tiêu chuẩn (OTC), chúng tôi dựa vào thang phân loại thảm thực vật của UNESCO (1973) kết hợp với Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) để phân loại thảm thực vật ở Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc.
Nguyên tắc phân loại của UNESCO (1973) là dựa theo cấu trúc ngoại mạo, sau đó là nguyên tắc địa lý và tính thích nghi sinh thái đã công bố khung phân loại thảm thực vật thế giới bao gồm 5 lớp quần hệ, trong đó gồm 5 cấp đơn vị; lớp quần hệ; phân lớp quần hệ; nhóm quần hệ; quần hệ; quần hệ phụ.
Để mô tả các quần xã cụ thể, chúng tôi còn dùng một số chỉ tiêu tính toán như độ quan trọng của loài, họ trong ÔTC cũng như trong các quần xã thực vật như sau:
2.4.6.4. Phương pháp nghiên cứu các nguyên nhân suy giảm và đề xuất giải pháp bảo tồn hệ thực vật
- Sử dụng phương pháp đánh giá có sự tham gia (PRA)
- Phỏng vấn lãnh đạo Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Xuân Lạc; các xã vùng đệm (xã Đồng Lạc, Bản Thi, Nam Cường huyện Chợ Đồn); vùng lân cận (xã Nam Mẫu huyện Ba Bể) tỉnh Bắc Kạn; Lãnh đạo, cán bộ Ban Quản lý KBTLVSC Nam Xuân Lạc; Người dân sống trong và ngoài khu vực bảo tồn. - Sử dụng phương pháp phân tích 5 nguyên nhân (phương pháp 5 WHYs của Rudolf Batllner, 2000) xác định nguyên nhân gián tiếp.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Khu Bảo tồn (KBT) Loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc được thành lập theo Quyết định số 342/QĐ-UB ngày 17/3/2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn với diện tích là 1.788 ha, Khu bảo tồn năm trên địa phận 03 xã Đồng Lạc, Xuân Lạc và Bản Thi, trong đó vùng lõi gồm 08 thôn, có 07 hộ gia đình và 36 nhân khẩu đang sinh sống. Về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học: Có khoảng 373 loài động vật, trong đó có 20 loài quý hiếm, hệ thực vật khá phong phú gồm 430 loài thực vật bậc cao, trong đó có 30 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Nhìn chung, trong khu vực có người dân sinh sống trong vùng lõi trước khi thành lập. Đời sống các hộ dân còn nhiều khó khăn, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, tỷ lệ hộ nghèo cao, nhận thức và điều kiện canh tác còn lạc hậu, diện tích canh tác ít, thậm chí không có đất ruộng để canh tác nên phụ thuộc nhiều vào việc khai thác khoáng sản, lâm sản và săn bắt động vật hoang dã. KBT cách trung tâm thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn khoảng 35 km đường chim bay và có tọa độ địa lý: Từ 22017’ đến 22019’ vĩ độ Bắc; 105028’ đến 105033’kinh độ Đông. Phía Bắc giáp thôn Bản Eng, Bản Tưn xã Xuân Lạc, phía Đông giáp thôn Nà Áng xã Đồng Lạc, phía Nam giáp thôn Phia Khao và thôn Khuổi Kẹn xã Bản Thi huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn và phía Tây giáp xã Thanh Tương và xã Vĩnh Yên, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
3.1.2. Địa hình, địa mạo
Khu Bảo tồn loài sinh cảnh Nam Xuân Lạc có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, chủ yếu là rừng trên núi đá vôi ở miền bắc Việt Nam, với độ cao
trung bình từ 400 m đến 800 m so với mực nước biển, đỉnh cao nhất 1.159 m, đi lại khó khăn và chia thành 2 vùng rõ rệt:
- Vùng núi đá: đây là vùng rừng phân bố tập trung trên núi đá vôi, nơi có địa hình phức tạp, gồm nhiều đỉnh núi cao, dốc lớn từ 25 ÷ 300, có nơi đến 450, đường đi lại khó khăn, tài nguyên rừng khu vực này nhìn chung là ít bị tác động bởi người dân địa phương.
- Vùng núi đất: nằm tập trung ở các thung lũng giữa các đỉnh núi cao, độ cao trung bình từ 400 ÷ 600 m, vùng này có tiềm năng để phát triển nông – lâm nghiệp.
3.1.3. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc có khí hậu chung của tỉnh Bắc Kạn, có hai mùa rõ rệt trong một năm.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa bình quân 1800mm chiếm 80% lượng mưa cả năm.
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa bình quân 130mm chiếm 20% lượng mưa cả năm.
Số ngày mưa trong năm từ 110 - 130 ngày. Độ ẩm không khí bình quân 80% cao nhất 90%, thấp nhất 74%. Nhiệt độ không khí bình quân 20˚C, cao nhất 28˚C, thấp nhất 12˚C cá biệt có ngày xuống tới 5˚C. Số giờ nắng 1600- 1670h/năm. Mùa hè chủ yếu gió Đông và gió Tây Nam, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc thổi thành từng đợt từ 6-10 ngày.
Vì là vùng núi cao, diện tích đất rừng còn nhiều, độ che phủ của rừng lớn (51,5%) nên khí hậu trong khu bảo tồn luôn ẩm ướt, đã có tác dụng thúc đẩy quá trình phong hoá đá, đất mạnh, đất tốt, thực vật rừng sinh trưởng và phát triển nhanh, tổ thành loài cây phong phú đa dạng đã tạo điều điện cho khu vực có sự đa dạng về sinh học, sự phong phú của các loài động thực vật.
3.2. Điêu kiện dân sinh, kinh tế xã hội
3.2.1.1. Dân số và dân tộc
Xã Xuân Lạc có 14 thôn bản, 667 hộ gia đình với 3.323 nhân khẩu. Dân cư phân bố không đồng đều, sống rải rác trong vùng lõi và vùng đệm của KBT.
Trong khu vực hiện có 5 dân tộc cùng sinh sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mông và Dao. Trong đó dân tộc Mông chiếm 52%. Tổng số hộ nghèo 387 hộ chiếm 57,85% (tập trung chủ yếu các thôn Mông và Dao). Trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện kinh tế khó khăn.
Những người dân sinh sống bên trong và dọc ranh giới KBT luôn tạo ra các mối đe dọa trực tiếp đối với tài nguyên rừng, thể hiện bằng việc làm nhà ở và sống định cư, trồng cây lấy gỗ, cây ngắn ngày, cây lâu năm và các cây lâm sản ngoài gỗ khác, điều này thường dẫn đến việc xâm lấn đất rừng thuộc phạm vi KBT.
3.2.1.2. Lao động
Nguồn lao động trong khu vực phần lớn chưa được đào tạo, chủ yếu lao động thủ công theo kinh nghiệm, chất lượng kỹ thuật của nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực trạng trên, người dân dựa vào rừng là chủ yếu. Nên việc khai thác trái phép sẽ không tránh khỏi. Đặc biệt, trong khu vực vùng lõi.
3.2.2. Tình hình sản xuất và đời sống
Xã Xuân Lạc và xã bản thi là các xã hoàn toàn thuần nông, nông nghiệp chiếm vị trí cơ bản chủ đạo, chủ yếu là các cây hàng năm như lúa, ngô, đậu, đỗ. Do đặc thù của xã vùng cao nên kinh tế ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển. Hiện nay trên địa bàn xã Xuân Lạc chỉ có một cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc dân dụng với quy mô nhỏ. Thương mại dịch vụ trên địa bàn xã bước đầu phát triển nhưng vẫn còn manh mún. Mức thu nhập bình quân đầu người 1.400.000 đ/người/năm.
Do người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên họ vẫn còn các phong tục tập quán lạc hậu như: đốt nương làm rẫy, săn bắn các loài thú trong rừng, đốt ong, chăn thả gia súc và nạn chặt phá rừng bừa bãi, đã làm cho môi
trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng, có tác động mạnh mẽ tới môi trường sống của các loài côn trùng khiến chúng bị suy giảm mạnh về số lượng và một số loài đang trong nguy cơ bị xóa sổ. Tình trạng người dân vào rừng lén lút khai thác trái phép vẫn còn diễn biến phức tạp nhất là thôn Nà Dạ (dân tộc Dao) vì thiếu đất canh tác, hộ nghèo toàn thôn chiếm 57,14%.
3.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng
3.2.3.1. Giao thông
Xã Xuân Lạc và xã Bản Thi là vùng đồi núi cao, độ dốc lớn. Trong vùng đã có đường liên xã kết hợp với các đường liên thôn. Tuy nhiên, đường giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là đường đất, đặc biệt trong mùa mưa, đặc biệt là các thôn vùng cao.
3.2.3.2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống kết cấu hạ tầng trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư từ các chương trình 134, 135 và các chương trình từ mục tiêu Quốc gia như: Điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt, đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn đáng kể. Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của huyện, tỉnh thì Xuân Lạc và Bản Thi vẫn là xã khó khăn, hiện nay 6/14 thôn trong xã Xuân Lạc chưa có điện lưới, 30% chưa được đầu tư nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 70% các đập - kênh mương thủy lợi chưa được đầu tư xây dựng, 60% các hộ chưa có sóng di động; 30% các lớp học tạm bợ chưa được đầu tư xây dựng…60% số hộ dân tộc mông, dao so với số hộ toàn xã là không có ruộng lúa nước chủ yếu canh tác trên đất dốc.
3.2.3.3. Văn hóa, giáo dục, y tế
Hoạt động văn hoá, phát triển tốt cả về số quy mô, nội dung và hình thức, các hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc vùng cao được khôi phục, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn.
Giáo dục được chú trọng, các trường tiểu học, trung học cơ sở được xây dựng kiên cố. Các thôn vùng xa cũng có các phân trường đủ đáp ứng nhu cầu của người dân.
Nhiều chương trình y tế trọng điểm như chương trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống lao, bướu cổ... được triển khai có hiệu quả.
3.2.3.4. Công tác bảo vệ rừng và an ninh trật tự
Công tác quản lý bảo vệ rừng đặc biệt ở khu giáp ranh còn khó khăn, nhiều vụ việc chưa được xử lý triệt để. Công tác cải cách thủ tục hành chính so với nhu cầu vẫn còn hạn chế; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao; tình hình di cư tự do còn diễn biến khó lường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, ổn định.
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đa dạng về thảm thực vật KBTLVSC Nam Xuân Lạc
Thảm thực vật trong KBTLVSC Nam Xuân Lạc được chia ra hai vùng thảm thực vật chính là vùng thảm thực vật ở độ cao trên 700m và thảm thực vật ở độ cao dưới 700m.
4.1.1. Các kiểu thảm thực vật ở độ cao trên 700m
Thảm thực vật ở độ cao trên 700m bao gồm 4 trạng thái rừng chính: trạng thái rừng kín thường xanh mùa mưa á nhiệt đới, rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim và thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi.
* Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới
Kiểu rừng này có diện tích không lớn và phân bố trên khu vực đỉnh Tam Sao. Chúng tôi đã thực hiện hai tuyến điều tra để đánh giá kiểu rừng này: tuyến số 6 từ Lũng Lì đi lên đỉnh Tam Sao và tuyến số 7 từ Khuổi Lịa đi Nặm Phiêng và hướng lên đỉnh Tam Sao.
Kết quả điều tra cho thấy kiểu rừng này đang được bảo vệ khá tốt, rừng hầu như chưa bị tác động bởi các hoạt động khai thác gỗ củi của con người. Rừng có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi.
- Tầng 1 (tầng tán rừng) gồm những cây gỗ cao 20-25m, đường kính trung bình 40-45cm, có cây đạt 60-70cm (OTC LL01), có tán tương đối khép kín tạo thành tầng tán rừng. Thành phần gồm Giổi (Manglietia sp.), Giổi lông (Michelia balansae), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Kháo (Machilus platycarpa, Machilus thunbergii), Kháo nhớt (Phoebe tavoyana), Chắp
(Beilschmeidia sp.), Dẻ gai (Castanopsis indica), Sồi (Quercus sp.), Xoan mộc (Toona sureni), Quếch (Chisocheton paniculatus), Đa (Ficus sp.)...
- Tầng 2 (tầng dưới tán) gồm những cây có chiều cao 8-10m, đường kính 10-15cm, mật độ 25-30 cây/OTC. Thành phần chủ yếu là máu chó (Knema globularia), Trâm (Syzygium sp.), Bời lời (Litsea sp.), Sảng
(Sterculia lanceolata ), Trôm (Sterculia nobilis), Móc (Caryota urens), Nóng (Saurauia strictyla), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Thị rừng (Diospyros sp.), các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cam (Rutaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae).
- Tầng 3 (tầng cây bụi) cao 2-3m, được ưu thế bởi các loài thuộc họ Ôrô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Xoan (Meliaceae)…
- Tầng 4 (Tầng cỏ quyết) thưa, gồm chủ yếu các loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae), các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Angiopteridaceae, Aspleniaceae, Dryopteridaceae …
Trong kiểu thảm thực vật này đã gặp một số loài phong Lan, đặc biệt đã gặp loài Kim tuyến đá vôi (Anoectochius calcareus Aver) - một loài quí, hiếm cần được bảo vệ.
Dây leo ít phát triển, thường gặp các loài thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Liên đằng (Hernandiaceae), gọ dây gắm (Gnetaceae).
Địa điểm: đỉnh Tam Sao (OTC LL01)
Tọa độ: 22018’37 N và 105031’105 E; Độ cao: 980m
* Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi
Kiểu rừng này phân bố trên núi đá ở độ cao từ 700m trở lên. Kết quả điều tra cho thấy rừng có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi.
- Tầng 1 (tầng tán rừng) gồm những cây có chiều cao 15-20m, đường kính trung bình 30-40cm, mật độ 9 - 13 cây/OTC 1000m2, độ tàn che 0,7-0,8. Thành phần gồm Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Kháo (Machilus platycarpa, Machilus thunbergii), Re (Phoebe tavoyana), Thị rừng (Diospyros sp.), Muồng đen (Senna siamea), Gội (Aglaia spectabilis), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Vải rừng (Nephelium lappaceum), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Trường (Paviesia annamensis), Phân mã (Archidendron turgidum), Thị rừng (Diospyros sp.)...
- Tầng 2 (tầng dưới tán) cao 8-10m, có mật độ 7-10 cây/OTC 1000m2. Thành phần gồm Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Cứt ngựa (Archidendron turgidum), Thị rừng (Diospyros sp.), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Xương cá (Casearia menbranacea), Bộp (Actinodaphne pilosa), Bời lời (Litsea sp.), Sầm (Memecylon edule), Trâm (Syzygium sp.), Xoan bụi (Cipadessa baccifera)...
- Tầng 3 (tầng cây bụi) cao 2-3m, thưa, thành phần gồm Xú hương (Lasianthus balansae), Lấu núi (Psychotria montana), Muồng truổng (Zanthoxylum avicenniae), Bố dại (Corchorus aestuans), Cò Ke (Grewia bilamellata), Trứng cua (Debregeasia squamata), Sầm (Memecylon sp.),