Thảm thực vật ở độ cao dưới 700m được chia làm hai nhóm: nhóm kiểu thảm thực vật ít bị tác động và nhóm kiểu thảm thực vật bị tác động.
Các kiểu thảm thực vật ít bị tác động
- Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp
Kiểu này phân bố trên núi đất ở khu vực chân núi Tam Sao, Khuổi Lịa, Nặm Phiêng, Lòng Đăm, Khe Hai. Rừng có cấu trúc 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ (tầng A1, tầng A2 và tầng A3), 1 tầng cây bu ̣i và 1 thảm tươi.
+ Tầng A1 (tầng nhô) gồ m những cây gỗ cao 30-35m, đường kính trung bình 70-80cm, có cây đa ̣t đường kính trên 100cm, cao 40-45cm, mật độ 3-5 cây/OTC, có tán không đồng đều tạo nên tầng nhô với đô ̣ tàn che 0,2-0,3. Thành phần chính gồm là Muồng đen (Senna siamea), Gội (Aglaia spectabilis), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Đa (Ficus sp.), Xoan mộc (Toona sureni), Dâu rừng (Morus sp.)…
+ Tầng A2 (tầng tán rừng) cao trung bình 20-25m, đường kính 45- 50cm, có tán liên tu ̣c, thành phần gồ m Giổi bà (Michelia balansae), Giổi nhung (Paramichelia braianensis), Kháo (Phoebe tavoyana, Phoebe macrocarpa), Ràng ràng (Ormosia fordiana), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), các loài thuô ̣c chi Cinnamomum, Cryptocarya, Beischmiedia họ Re (Lauraceae), chi Castanopssis, Lithocarpus họ Dẻ (Fagaceae)…
+ Tầng A3 (tầng dướ i tán) cao 10-15m, thường gă ̣p Bời lời (Litsea umbellata, Litsea monopetala), Cứt ngựa (Archidendron turgidum), Máu chó (Knema globularia, Knem pierrei), Kháo (Phoebe tavoyana), Re trắng (Phoebe macrocarpa), Trâm (Syzygium sp.)…
Địa điểm: OTC TS06, NP01
Tọa độ 22017’839 N; 105030’098 E, độ cao 560m
Hình 4.5: Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở đất thấp
+ Tầng cây bụi cao 4-6m, gồ m chủ yếu loài chi ̣u bóng; đôi khi còn gă ̣p cây con của các loài cây gỗ lớn ở tầng trên. Tầng cỏ quyết dày râ ̣m, cao 2-3m gồ m các loài thuô ̣c ho ̣ Riềng (Zingiberaceae), Cà phê (Rubiaceae), Ôrô
(Acanthaceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Ráy (Araceae), Cói (Cyperaceae), các loài Dương xỉ...
- Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi
Kiểu rừng này chiếm phần lớn diện tích của khu bảo tồn. Khác với rừng ở độ cao trên 700m chỉ có 4 tầng, trong đó tầng tán rừng có chiều cao thấp (15-20m), rừng ở đây có cấu trúc gồm 5 tầng, trong đó có 3 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi.
+ Tầng A1 (tầng vượt tán) gồm những cây gỗ cao 35-40m, đường kính trung bình 70-80cm, mật độ 5-8 cây/OTC, có tán không đồng đều với độ tàn che 0,3-0,4. Thành phần gồm: Muồng (Senna siamea), Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Xoan mộc (Toona sureni), Dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Sâng (Pometia pinnata)...
+ Tầng A2 (tầng tán rừng) cao trung bình 20m, đường kính trung bình 45-50cm. Thành phần gồm Nghiến (Exentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Sâng (Pometia pinnata), Vải rừng (Nephelium lappaceum), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), trường (Paviesia annamensis), Cứt ngựa (Archidendron turgidum), Thị rừng (Diospyros sp.), Kháo (Machilus Platycarpa, Machilus thunbergii, Phoebe tavoyana), Re trắng (Phoebe macrocarpa), Dẻ (Castanopsis indica)...
Địa điểm: OTC LL01
Tọa độ 22019’062 N, 105031’086, độ cao 652m
Các kiểu thảm thực vật bị tác động
- Rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác
Kiểu rừng này chủ yếu phân bố ở vùng đệm thuộc địa phận thôn Nà Dạ, Lũng Trang và một số địa điểm thuộc Nặm Thúng, Lũng Cháy, Lũng Luồng, Lũng Phàng, Nặm Phiêng...
Địa điểm: Nặm Thúng (OTC NT01)
Tọa độ: 22019’062 N, 105031’086 E
Hình 4.7: Rừng phục hồi sau khai thác
+ Tầng A1 (tầng nhô) đã bị phá hủy, rãi rác có một vài cây chủ yếu là Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Muồng (Senna siamea), Xoan mộc (Toona sureni), Dâu gia xoan (Allospondias lakonensis), Sâng (Pometia pinnata)... có chiều cao 30-35m, đường kính 70- 80cm. Tuy nhiên, những cây này đều là cây sâu bệnh, cong queo, hay rỗng ruôt.
+ Tầng A2 (tầng tán rừng) đã bị phá hủy ở các mức độ khác nhau. Những nơi ít bị tác động, tầng tán của rừng vẫn còn được duy trì, độ tàn che 0,5 - 0,6. Thành phần gồm: Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Trâm (Syzygium), Vàng anh (Saraca dives), Vải rừng (Nephelium lappaceum), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), trường (Paviesia annamensis), Cứt ngựa (Archidendron turgidum), Thị rừng (Diospyros sp.),
Kháo (Machilus platycarpa, Machilus thunbergii, Phoebe tavoyana), Re trắng (Phoebe macrocarpa), Dẻ (Castanopsis indica)...
+ Tầng A3 (tầng dưới tán) cao 10-15, đường kính 15-20cm, thường gặp thường gặp Máu chó (Knema pierei), Đại phong tử (Hydnocarpus kurzii), Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Tèo nông (Streblus tonkinensis), các loài thuộc chi Elaeocarpus, Syzygium, Archidendron, Litsea...
+ Tầng cây bụi cao 3-4m khá dày rậm do có nhiều cây tiên phong ưa sáng xâm nhập, Trinh nữ (Mimosa sp.), Móng bò (Bauhinia sp.), Móc mèo (Caesalpinia sp.), Dây mật (Derris sp.), Sắn dây rừng (Pueraria montana), Vót ét (Illigera celebica, Illigera parviflora), Dây bướm (Mussaenda frondosa), Chìa vôi (Cissus tribola), Dây vác (Tetrastigma pachyphyllum)...
Tầng thảm tươi: Gồm các các loài thuộc họ Acanthaceae, Urticaceae, Araceae và các loài Dương xỉ.
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy
Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy gồm những mảnh nhỏ phân bố rãi rác trong khu vực Nặm Thúng, Lũng Lì, Nậm Phiêng, Lũng Trang, Nà Dạ... So với rừng phục hồi sau khai thác kiệt, rừng phục hồi sau nương rẫy có thành phần đơn giản và gồm chủ yếu cây tiên phong ưa sáng. Rừng có 1 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và thảm tươi. Tầng cây gỗ cao 7-9m, đường kính 10- 15cm, mật độ 400-500cây/ha, độ tàn che 0,5-06. Thành phần gồm các loài cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh. Có các ưu hợp sau:
+ Ưu hợp Tống quán sủi (Alnus nepalensis) + Bồ đề (Styrax tonkinensis) + Xoan nhừ (Choerospondias axillaris) + Cứt ngựa (Archidendron turgidum) phân bố trên núi đất ở khu vực Khuổi Bốc, Nặm Thúng, Khuổi Lịa, Nặm Phiêng… Đây là rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy hoặc khai thác kiệt. Rừng có cấu trúc đơn giản gồm 1 tầng cây gỗ cao 12- 15m, đường kính 15-20, độ tàn che 0,6-0,7. Tầng dưới thường ưu thế bởi Vầu đắng (Indosasa crassifolia).
Địa điểm: Khuổi Bốc, Khuổi Lịa, Nặm Phiêng (OTC NP01)
Tọa độ: 22018’967 N; 105030’668 E
Hình 4.8: Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy
+ Ưu hợp Vàu đắng (Indosasa crassifolia). Kiểu này được hình thành do khai thác gỗ củi. Phần lớn cây gỗ rừng nguyên sinh đã bị khai thác, thành phần cây gỗ chủ yếu là cây tiên phong ưa sáng với mật độ thưa như: Bố đề (Styrax tonkinensis), Trám trắng (Canarium album), tống quán sủi (Alnus nepalensis), Cứt ngựa (Archidendron turgidum), Bời lời (Lítea sp.), Xoan nhừ (Choerospondias axillaris)...
Địa điểm: Khuổi Bốc, Khuổi Lịa, Nặm Phiêng
Tọa độ: 22018’968 N; 105030’668 E
+ Thảm cây bụi có hay không có cây gỗ
Kiểu này phân bố trên các sườn núi đất, các thung lũng, nơi có đất đai bằng phẳng thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
Trạng thái thảm cây bụi có hay không có cây gỗ đều được phục hồi trên đất sau nương rẫy. Trạng thái này thường phân bố trên các lũng, chân và sườn núi. Các loài cây gỗ thường gặp là Thôi ba (Alangium chinense), Thôi chanh (Alangium kurzii), Ba bét (Mallotus Paniculatus), Hu đay (Trema orientalis), Cò ke (Grewia bilamellata), Thành ngạnh (Cratoxylon cochinchinensis), Hoắc quang (Wendlandia paniculata), Ba chạc lá xoan (Euodia meliaefolia)...
+ Thảm cỏ
Trạng thái thảm cỏ có các ưu hợp ưu hợp chuối rừng (Musa sp.), Lau (Saccharum spontaneum), dương xỉ phục hồi trên đất sau nương rẫy. Thành phần cây gỗ có: Ba soi (Macaranga denticulata), Ba bét (Mallotus Paniculatus), Thôi chanh (Alangium kurzii), Đu đủ gai (Trevesia longipedicellata), Đu đủ rừng (Trevesia palmata)...
Có thể nói, KBTLVSC Nam Xuân Lạc có sự đa dạng cao về thảm thực vật. Có đến 7 kiểu thảm thực vật chính trong KBT đó là: rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới, rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp, rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác và thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy. Tại mỗi kiểu thảm thưch vật đều có các loài cây ưu hợp riêng với các cấu trúc phân tầng đặc trưng cho kiểu thảm thực vật.