Để triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng đạt hiệu quả cao cần phải có những giải pháp tích cực như sau:
- Tăng cường sự lãnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ rừng và tăng cường công tác quản lý đối với các khu vực dân cư, đặc biệt là quản lý chặt các xưởng cưa, mộc, các vườn cây cảnh... - Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khoá học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên..
- Tăng cường mức đầu tư trang thiết bị an toàn, phương tiện kể cả vũ khí (súng) cho lực lượng làm công tác bảo vệ rừng.
- Xây dựng cơ chế chính sách giao khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, quản lý tốt các hộ nhận khoán thực hiện nghĩa vụ, quyền lợi hợp đồng khoán.
- Xây dựng nội quy các biển báo, biển cấm tại những nơi có nhiều người dân sinh sống và đi qua.
- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cấp Ủy, Chính quyền các xã ven rừng và đồng thời yêu cầu các hộ dân ven khu bảo tồn ký cam kết bảo vệ rừng; Thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 08-CT/TU ngày 02/7/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về ngăn chặn, xử lý hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép gây huỷ hoại môi trường trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn; Quyết định số 1718/2013/QĐ-UBND ngày 19/10/2012 về việc ban hành Quy chế về quản lý, sử dụng cưa xăng, phương tiện độ chế tại các Khu bảo tồn và Vườn quốc gia trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.