Các giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở KBTLVSC Nam Xuân Lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc tỉnh bắc kạn​ (Trang 63 - 64)

Bảo tồn và phát triển ĐDSH không tách khỏi việc nâng cao nhận thức và đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân trong địa bàn Khu bảo tồn và các vùng lân cận. Công tác định hướng các chiến lược bảo tồn, phát triển bền vững ĐDSH phải quan tâm tới vấn đề đảm bảo phát triển kinh tế cộng đồng dân cư của khu vực. Hoạt động bảo tồn chỉ có được hiệu quả cao khi lợi ích thu được từ tài nguyên sinh vật và tài nguyên ĐDSH được chia sẻ, cộng đồng tự nguyện tham gia vào các hoạt động đó.

KBTLVSC Nam Xuân Lạc được thành lập trong bối cảnh dân số trong vùng tăng lên, trong khi diện tích đất nông nghiệp vẫn giữ nguyên. Vì vậy họ vẫn trông chờ vào nguồn tài nguyên trong Khu bảo tồn.

Để định hướng cho việc phát triển và bảo vệ tài nguyên sinh vật KBTLVSC Nam Xuân Lạc, theo chúng tôi cần phải thực hiện một số giải pháp sau đây:

4.5.1. Giải pháp tổ chức

- Xây dựng ổn định khu trung tâm và kiện toàn bộ máy quản lý và các đơn vị chức năng để hoạt động cho có hiệu quả hơn, thường xuyên luân chuyển cán bộ giữa các Trạm QLBVR với nhau.

- Thiết lập các Trạm Kiểm lâm bảo vệ rừng gần vùng lõi của KBT để thường xuyên tuần tra và ngăn chặn các hoạt động khai thác gỗ, củi, lâm sản cũng như săn bắn động vật trong KBTLVSC Nam Xuân Lạc.

- Xác định các chương trình bảo tồn gen cho một số loài động, thực vật quý hiếm cho các loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, Chương trình bảo vệ và phục hồi rừng tại Khu bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc tỉnh bắc kạn​ (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)