Có đến 348 chi thực vật hiện có tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc. Trong đó, 10 chi thực vật có sự đa dạng nhất về số lượng loài là: chi Ficus (11 loài), chi Paphiopedilum (5 loài), các chi Canarium, Bambusa, Hedyotis, Psychotria, Streblus, Phyllanthus, Crotalaria và chi Smilax đều có 4 loài (xem chi tiết trong bảng 4.3).
Bảng 4.3: Thống kê 10 chi có số loài lớn nhất của khu vực nghiên cứu STT Chi Số Loài Tỉ lệ % so với số loài của 10 chi Tỉ lệ % so với số loài cả KBT 1 Ficus 11 22,92 2,21 2 Paphiopedilum 5 10,42 1,01 3 Canarium 4 8,33 0,80 4 Bambusa 4 8,33 0,80 5 Hedyotis 4 8,33 0,80 6 Psychotria 4 8,33 0,80 7 Streblus 4 8,33 0,80 8 Phyllanthus 4 8,33 0,80 9 Crotalaria 4 8,33 0,80 10 Smilax 4 8,33 0,80 Tổng số loài trong KBT là 497 loài 48 100 9,66
Tổng mười chi có số loài lớn nhất có 48 loài thực vật, chiếm tỷ lệ 9,66% số loài của Khu vực nghiên cứu. Điều này cho thấy 10 chi này chưa phải là đại diện ưu thế cho các chi trong khu điều tra. Theo cách đánh giá do Tolmachop A.L (1974) nêu ra, chứng tỏ Khu vực có sự đa dạng về các chi thực vật.
Trong 10 chi thực vật đa dạng nhất tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc, chi
Ficus (Moraceae) có sự đa dạng nhất với 11 loài, các chi còn lại có số loài tương đối bằng nhau (4 loài). Như vậy, có thể nói: khu vực nghiên cứu có điều kiện lập địa thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển các loài thực vật thuộc chi
4.2.4. Đa dạng về dạng thân của các loài thực vật
Thực vật tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc có sự đa dạng cao về dạng sống. Có tám dạng sống điển hình của hệ thực vật KBT, đó là: Thân Tre, thân gỗ, dây leo, thân cau dừa, thân cỏ, cây bụi, khí sinh và Ký sinh (bảng 4.4).
Bảng 4.4: Tổng hợp dạng sống của hệ thực vật bậc cao có mạch tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc
Dạng thân Số loài Tỷ lệ % so với số loài cả KBT
Tre 10 2,01 Khí sinh 32 6,44 Ký sinh 2 0,40 Gỗ 187 37,63 Gỗ nhỏ 99 19,92 Gỗ trung bình 45 9,05 Gỗ lớn 43 8,65 Dây leo 55 11,07 Dây leo gỗ 17 3,42 Dây leo 38 7,65 Cau dừa 6 1,21 Cỏ 113 22,74 Bụi 92 18,51 Tổng 497 100
Trong tám dạng sống điển hình của các loài thực trong khu vực nghiên cứu, dạng sống cây gỗ chiếm thành phần chủ yếu với 187 loài (chiếm 37,63% số loài thực vật cả KBT), các loài cây thân cỏ có số lượng loài đông đảo thứ
hai với 113 cây (chiếm 22,74% tổng số loài thực vật cả KBT). Dạng sống ít nhất là các loài thực vật ký sinh (2 loài). Kết quả cho thấy, dạng sống chủ yếu là thân gỗ sẽ là tiềm năng làm giàu rừng của khu vực.
4.2.5. Đa dạng về sinh cảnh sống của các loài thực vật
Sinh cảnh sống của khu hệ thực vật tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc bao gồm 10 dạng sinh cảnh chính (xem bảng 4.5). Trong đó, rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và sinh cảnh tầng cây bụi là các dạng sinh cảnh có số loài sinh sống nhiều nhất. Đây là các dạng sinh cảnh ít bị tác động của con người và các hoạt động chăn thả gia súc.
Bảng 4.5: Tổng hợp số loài theo các dạng sinh cảnh sống trong KBT TT Sinh cảnh Số loài Tỉ lệ % so với tổng số
loài cả KBT 1 Rừng nguyên sinh 47 9,46 2 Rừng thứ sinh 64 12,88 3 Rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh 148 29,78 4 Tầng cây bụi 22 4,43 5 Rừng thứ sinh và tầng cây bụi 90 18,11 6 Thảm cỏ 20 4,02 7 Cây trồng 19 3,82 8 Đỉnh núi 3 0,60 9 Đất trống 14 2,82 10 Thảm cỏ, cây bụi 70 14,08 Tổng 497 100
4.2.6. Đa dạng về công dụng của các loài thực vật
Trong tổng số 497 loài thực vật bậc cao có mạch hiện có tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc, chúng tôi đã xác định được 270 loài thực vật có thể sử dụng đáp ứng cuộc sống của con người trong 14 nhóm công dụng. Trong đó, có 02 loài có ba công dụng (lấy quả, làm thuốc và lấy nhựa), 32 loài thực vật có đến hai công dụng và có đến 236 loài xác định chỉ có một công dụng chính (xem bảng 4.6).
Bảng 4.6: Tổng hợp số loài thực vật tại KBTLVSC NXL theo công dụng TT Công dụng Số loài TT Công dụng Số loài
1 Thuốc 128 8 Quả, cảnh 1
2 Nhựa 4 9 Gỗ, cảnh 2
3 Cảnh 26 10 Quả, thuốc, nhựa 2
4 Gỗ 71 11 Thuốc, cảnh 5
5 Gỗ, nhựa 6 12 Thuốc, quả 4
6 Gỗ, quả 5 13 Thuốc, nhựa 7
7 Gỗ, thuốc 2 14 Quả 7
Tổng 270 loài có công dụng
Trong bảng 4.6 cho thấy, trong nhóm công dụng làm thuốc chữa bệnh có số loài nhiều nhất (hơn 128 loài), tiếp đến nhóm loài cho gỗ (hơn 71 loài), các rất ít loài vừa cho gỗ vừa cho quả hay vừa cho gỗ vừa làm thuốc (02 loài). Mặc dù kết quả điều tra chỉ ghi nhận có 270 loài/497 loài thực vật trong KBTLVSC Nam Xuân Lạc có thể sử dụng cho con người nhưng theo chúng tôi, con số này có lẽ lớn hơn rất nhiều mà con người vẫn chưa tìm ra công dụng của nó. Các loài công dụng này là đối tượng bị người dân địa phương khai thác và là nguyên nhân làm suy giảm nguồn tài nguyên của khu vực.
4.2.7. Đánh giá chung đa dạng thực vật tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc
Từ các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, khu hệ thực vật bậc cao có mạch tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc đa dạng và phong phú về số loài thực vật, số chi và số họ thực vật. Kết quả điều tra sơ bộ mới chỉ ghi nhận 497 loài thực vật (chiếm 4,37% tổng số loài thực vật hiện có ở Việt Nam) nhưng có đến 348 chi (chiếm 13,79 tổng số chi thực vật của cả nước) và 115 họ (chiếm đến 30,42% tổng số họ của cả nước).
Không những vậy, thực vật bậc cao có mạch trong KBTLVSC Nam Xuân Lạc còn có sự đa dạng cao về dạng sống (8 dạng sống); sinh sống trên 10 dạng sinh cảnh khác nhau trong KBT đặc biệt phân bố nhiều ở sinh cảnh rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và tầng cây bụi; có đến 270 loài được xác định có thể sử dụng phục vụ nhu cầu của con người.
Kết quả ghi nhận về thành phần thực vật tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc còn cho thấy, KBT có sự đa dạng gần tương đương với một số Vườn quốc gia và Khu bảo tồn lân cận (xem bảng 4.7).
Bảng 4.7: So sánh thực vật KBTLVSC Nam Xuân Lạc với vùng lân cận Tên đơn vị D. tích
(ha)
Số
loài Loài đặc trưng Ba Bể
(Bắc Cạn) 23.340 602 Nghiến – Lát - Ô rô Hữu Liên
( Lạng Sơn) 10.647 795 Nghiến – Hoàng đàn – Mạy tèo Đền Hùng
(Phú Thọ) 285 458 Chò nâu, Bồ lầm, Thị rừng, Nụ Khe rỗ
Tên đơn vị D. tích (ha)
Số
loài Loài đặc trưng Phong Thổ
(Lai Châu) 15.000 568 Vối thuốc,Tô hạp,Giổi găng Tà Xùa
(Sơn la) 20.200 613 Pơ mu, Xoan nhừ, Chò chỉ, Táo mèo Khu Côpia
(Sơn la) 7.000 639 Pơ mu, Giổi, Dẻ, Mận rừng H oàng Liên
(Lào cai) 29.845 2344
Vân –Thiết sam, Tống quán sử, Đỗ quyên sa pa, Sặt gai
Tân Phượng
(Yên Bái) 3.105,8 957
Trai lý, Chò chỉ, Trường Sâng, Trường Kẹn, Xoan nhừ, Vầu
Nam Xuân Lạc
(Bắc Cạn) 1.788 497
Nghiến, Tống quá sủ, Lát hoa, Sam vàng, Lan hài
Mặc dù số loài ghi thực vật ghi nhận được tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc thấp hơn so với các khu rừng đặc dụng ở vùng lân cận nhưng diện tích của KBT chỉ có 1.780ha. Đối chứng với VQG Hoàng Liên (29.845ha), KBTTN Tà Xùa (29.845ha) hay VQG Ba Bể (23.340ha), diện tích của KBTLVSC Nam Xuân Lạc nhỏ hơn rất nhiều.
4.3. Giá trị bảo tồn của hệ thực vật tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc
Bên cạnh tính đa dạng về thành phần loài và công dụng thì hệ thực vật KBTLVSC Nam Xuân Lạc còn đa dạng về giá trị bảo tồn với 25 loài quý hiếm trong nước (sách đỏ Việt Nam năm 2007) và 05 loài nguy cấp trên thế giới (nằm trong danh lục đỏ IUCN 2012) (Bảng 4.8).
Bảng 4.8: Các loài thực vật quý hiếm trong Khu bảo tồn Loài & Sinh cảnh Nam Xuân Lạc, tỉnh Bắc Kạn
STT Tên khoa học Tên Việt
Nam Tên họ Sách đỏ VN (2007) IUCN (2012) NĐ 32 (2006) 1 Selaginella involvens (Sw.) Spring Quyển bá Selaginellaceae VU 2 Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang Thông Pà cò Pinaceae VU NT IA
3 Asarum glabrum Merr. Hoa tiên Aristolochiaceae VU 4 Markhamia stipulata
(Wall.) Seem. ex. Schum
Đinh Bignoniaceae VU IIA
5 Canarium tramdenum
Dai. & Yakof.
Trám đen Burseraceae VU 6 Garcinia fagraeoides
A. Chev.
Trai lý Clusiaceae EN IIA 7 Dipterocarpus retusus Blume Chò nâu Dipterocarpaceae VU VU 8 Parashorea chinensis H. Wang. Chò chỉ Dipterocarpaceae VU EN 9 Lithocarpus bacgiangensis (Hickel & A. Camus) A. Camus Giẻ Bắc Giang Fagaceae VU 10 Baringtonia asiatica (L.) Kurz Lộc vừng Lecythidaceae VU 11 Michelia balansae (DC.) Dandy
Giổi lông Magnoliaceae VU
12 Paramichelia
braianensis (Gagnep.) Dandy in S. Nilsson
13 Chukrasia tabularis A. Juss. Lát hoa Meliaceae VU LC 14 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi Myrsinaceae VU 15 Madhuca pasquieri (Dubard) H.J.Lam Sến mật Sapindaceae EN VU 16 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương Thymelaeaceae EN EN 17 Exentrodendron tonkinensis (Gagnep.) Chang & Miau
Nghiến Tiliaceae EN IIA
18 Anoectochius calcareus Aver Kim tuyến đá vôi Orchidaceae EN IA 19 Bulbophyllum averyanovii Seidenf. Cầu diệp cánh nhọn Orchidaceae EN 20 Bulbophyllum tixieri Seidenf. Cầu diệp texieri Orchidaceae EN 21 Flickengeria vietnamensis Seidenf. Lan phíc Việt Nam Orchidaceae EN 22 Paphiopedilum emersonnii Koop.&P.J.Cribb Hài điểm ngọc Orchidaceae CR IA 23 Paphiopedilum micranthus T.Tang&F.T.Wang Hài mạng đỏ tía Orchidaceae EN 24 Paphiopedilum
tranlienianum Gruss & Perner Hài Trần liên Orchidaceae EN 25 Stenoma saxorum Gagnep. Bách bộ đá Stemonaceae VU
Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh sách đỏ thế giới (IUCN, 2012) CR: Cực kỳ nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp, NT: sẽ nguy cấp; LC: ít quan tâm, DD: thiếu dự liệu; IA: Cấm khai thác, sử dụng vào mục đích thương mại; IIA: Hạn chế khai thác, sử dụng vào mục đích thương mại;
Có đến 25 loài thực vật thuộc Sách đỏ Việt Nam (2007). Trong đó có 01 loài cực kỳ nguy cấp (CR): Hài Ngọc Điểm (Paphiopedilum emersonnii); 11 loài ở mức nguy cấp (EN): Nghiến (Excentrodendron tonkinensis),Trầm Hương (Aquilaria crassna), Kim tuyến đá vôi (Anoectochius calcareus), …;
13 loài ở mức sắp nguy cấp (VU). Sách đỏ thế giới (IUCN, 2012) ghi nhận 6 loài thực vật đang bị suy giảm nghiêm trọng ngoài tự nhiên. Ở mức nguy cấp (EN) có 02 loài: Chò chỉ (Parashorea chinensis) và Trầm hương (Aquilaria crassna); mức sắp nguy cấp có 02 loài: Chò nâu (Dipterocarpus retusus) và Sến mật (Madhuca pasquieri), ngoài ra còn có 01 loài ở cấp NT, 01 loài ở cấp LC. Nghị định 32/2006/NĐ-CP có 06 loài.
4.4. Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng thực vật ở KBTLVSC Nam Xuân Lạc Xuân Lạc
4.4.1. Nguyên nhân trực tiếp
Sự đe dọa đối với mỗi loài bất kỳ là sự mất sinh cảnh do khai thác bất hợp lý, làm cho loài không còn nơi sống, thậm chí không còn khả năng tái sinh hoặc do sự chèn ép, xâm lấn của các yếu tố sinh vật…
Các nguyên nhân trực tiếp tác động gây suy giảm nguồn tài nguyên thực vật Khu BTLVSC Nam Xuân Lạc cụ thể như sau:
4.4.1.1. Khai thác gỗ, củi
Hoạt động khai thác gỗ
Những người dân sinh sống bên trong và dọc ranh giới KBT luôn tạo ra các mối đe dọa trực tiếp đối với tài nguyên rừng, thể hiện bằng việc khai thác gỗ làm nhà ở và đóng đồ dùng gia đình. Đặc biệt nhiều nhóm người đã khai thác gỗ trong Khu bảo tồn phục vụ mục đích thương mại đã là nhiều loài cây gỗ quý: Đinh, Nghiến, Lát hoa…bị suy giảm mạnh, nhiều cây gỗ lớn bị chặt hạ đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên khu vực.
Hoạt động khai thác gỗ diễn ra nhiều nhất trong lòng KBTLVSC Nam xuân Lạc tại các khu vực Khuổi Lịa và bên khu vực gần Lũng Cháy.
Việc chặt hạ những cây gỗ lớn kéo theo hàng loạt các cây gỗ nhỏ cây tái sinh bị chết; ảnh hưởng đến khả năng tái sinh của cây gỗ trong rừng. Khai thác gỗ còn làm cho trạng thái rừng bị biến đổi, môi trường sinh cảnh sống bị xáo trộn mạnh.
Khai thác củi
Theo số liệu của ban quản lý KBTLVSC Nam Xuân Lạc, ước tính trung bình một năm, người dân trong các xã vùng đệm khai thác khoảng 109.520 ster củi, đây quả là một con số rất lớn. Do mức sống chưa cao, các hộ gia đình ở đây chủ yếu vẫn dùng củi để đun nấu, thay vì dùng bếp gas hay các nguồn năng lượng khác. Hơn nữa, đa phần các hộ nông dân đều chăn nuôi lợn, gà, một số hộ còn nấu rượu nên cần phải tiêu tốn lượng củi khá nhiều. Thế nhưng người dân sản xuất nông nghiệp là chính nên diện tích đất hầu hết là trồng lúa nước, hoa màu và vườn nhà trồng một số cây ăn quả. Khối lượng củi cần dùng trong một năm là rất lớn, trong khi đó khả năng cung cấp của vườn nhà lại có hạn (chỉ một phần rất nhỏ) nên buộc người dân phải vào rừng lấy củi. Bên cạnh đó, tuy diện tích đất lâm nghiệp chiếm đa số diện tích đất tự nhiên của các xã xung quanh KBT, nhưng đó chủ yếu là diện tích đất trống đồi trọc, chiếm tới 98%. Công tác giao đất giao rừng cũng làm chưa đến nơi, diện tích đất được giao cho các hộ gia đình để làm vườn rừng mới chỉ rất ít, ở nhiều nơi các hộ còn muốn nhận nhưng chưa có. Vậy người dân muốn có củi đun nấu chỉ còn cách vào rừng khai thác.
Việc người dân vào rừng lấy củi có mức độ tác động nhẹ hơn khai thác gỗ, tuy nhiên nó cũng phần nào gây ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật ở khu vực.
4.4.1.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
Đây là hoạt động diễn ra hàng ngày và cũng có thể là quanh năm của người dân địa phương. Các sản phẩm khai thác chính là: măng, giang, các loại Song mây, lá nón, cây thuốc, phong lan, rau rừng... Chủ yếu để phục vụ nhu cầu sử dụng của gia đình và một phần để bán, tăng thu nhập. Khó có thể xác định chính xác được trung bình một năm người dân lấy ra từ rừng bao nhiêu lâm sản ngoài gỗ. Tuy nhiên mức độ tác động, gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên rừng là rất lớn. Các loại sản vật thu hái quả hay cả thân cây sẽ làm suy giảm số lượng thực vật trong khu vực, đặc biệt là các loài quý hiếm, có giá trị. Vì vậy, nếu không có các biện pháp, giải pháp kịp thời có thể dẫn đến một số loài bị khai thác kiệt quệ, không có khả năng tái sinh, nguy cơ mất loài trong KBT là điều không thể tránh khỏi.
4.4.1.3. Phá rừng làm rẫy, lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác
Tình trạng khai phá, lấn chiếm đất rừng trong mấy năm gần đây có chiều hướng gia tăng, nguyên nhân là do mấy năm gần đây giá nông sản tăng cao như cây Sắn, Ngô, Đậu... Do đó có một số hộ dân ven rừng đang thiếu đất để phục vụ sản xuất nông nghiệp đã vào Khu bảo tồn chiếm đất, phá rừng để lấy đất sản suất cây nông nghiệp.
Kết quả phỏng vấn người dân địa phương trong khu vực nghiên cứu kết hợp với khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy: Nương rẫy có ở khắp nơi trong khu vực gần rừng. Nương rẫy được mở rộng cả chân, sườn và đỉnh núi để trồng lúa nương, ngô, sắn. Hoạt động canh tác nương rẫy làm ảnh hưởng đến sinh cảnh sống của nhiều loài động thực vật. Sự thiếu ý thức của người dân trong phát nương làm rẫy còn dẫn đến nguy cơ cháy rừng đe dọa nghiệm trọng đến sự tồn tại của nhiều loài động thực vật và là nguy nhân làm suy giảm nhanh tróng đa dạng sinh học của khu vực (hình 4.10).
Hình 4.10: Phá rừng làm nương ở khu vực Khuổi Lịa
Hoạt động phá rừng làm nương rẫy không chỉ hủy hoại trực tiếp các loài mà còn làm biến đổi môi trường sống làm cho khả năng tái sinh của thảm thực vật suy giảm theo, đồng thời tạo điều kiện cho sự xâm lấn của các loài cây mọc hoang, cây dại vào rừng, đe dọa sự xâm lấn về sinh cảnh của các loài tự nhiên.
4.4.1.4. Khai thác quặng
Tiếng nổ mìn từ các khu vực khai thác ven KBTLVSC Nam Xuân Lạc như Lũng Cháy và Bình Chai có thể lan đến tận vùng trung tâm của Khu bảo tồn. Cách đây 3-4 năm, hoạt động khai khác quặng còn diễn ra ngay trong lòng KBT. Hoạt động khai thác quặng làm nhiều loài thực vật phân bố gần các mỏ quặng bị vùi lấp, dẫm đạp và chặt hạ làm suy giảm nguồn tài nguyên của khu vực.
4.4.1.5. Lửa rừng