Tìm giải pháp để hỗ trợ, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế cho cộng đồng dân cư trên địa bàn Khu bảo tồn nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc của người dân vào rừng là việc làm trước tiên. Việc xác định các giải pháp phát triển kinh tế cần phù hợp với mục tiêu bảo tồn, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của cả cộng đồng cũng như yêu cầu chung của xã hội đối với Khu bảo tồn.
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận
Kết quả điều tra đã ghi nhận được 497 loài thực vật bậc cao có mạch hiện có ở Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc thuộc 348 chi, 115 họ và 4 ngành thực vật.
Đề tài đã bổ xung thêm 67 loài thực vật so với kết quả điều tra trước đây của KBTLVSC (Luận chứng kinh tế kỹ thuật KBTLVSCNXL, 2004). Đặc biệt, đề tài đã xây dựng được danh lục khu hệ thực vật bậc cao có mạch cho KBTLVSC Nam Xuân Lạc.
Hệ thực vật bậc cao có mạch trong KBTLVSC Nam Xuân Lạc đa dạng cao về dạng sống (8 dạng sống); với 270 loài được xác định có thể sử dụng phục vụ nhu cầu của con người.
Trong 497 loài thực vật bậc cao có mạch tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc có đến 25 loài thực vật đang bị đe dọa ở mức độ quốc gia và toàn cầu với các mức độ đe dọa khác nhau.
KBTLVSC Nam Xuân Lạc còn có sự đa dạng cao về thảm thực vật rừng. Có đến 7 kiểu thảm thực vật chính trong KBT đó là: rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới, rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim, thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi, rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở núi thấp, rừng thứ sinh phục hồi sau khai thác và thảm thực vật rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy. Tại mỗi kiểu thảm thưch vật đều có các loài cây ưu hợp riêng với các cấu trúc phân tầng đặc trưng cho kiểu thảm thực vật.
Nguyên nhân dẫn đến suy giảm tài nguyên thực vật trong KBTLVSC không chỉ có các tác nhân trực tiếp mà còn cả các nguyên nhân gián tiếp. Trong đó, các nguyên nhân trực tiếp làm suy giảm tài nguyên thực vật rừng trong khu vực bao gồm: khai thác gỗ củi, khai thác lâm sản, phá rừng làm nương rẫy, cháy rừng, chăn thả gia súc và khai thác quặng. Các nguyên nhân gián tiếp được xác định bao gồm: sự đói nghèo, áp lực dân số, năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế và ảnh hưởng của kinh tế thị trường.
Đề tài đã đề xuất 7 nhóm giải pháp bảo tồn đa dạng thực vật ở KBTLVSC Nam Xuân Lạc. Các nhóm giải pháp bao gồm: nhóm giải pháp tổ chức, nhóm giải pháp bảo vệ rừng, giải pháp phục hồi rừng, xúc tiến các hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ bảo tồn, giải pháp đối với công tác thực thi pháp luật, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ đa dạng sinh học và nhóm giải pháp phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng.
2. Tồn tại
Mặc dù rất nỗ lực điều tra, thu thập số liệu, hoàn thiện các mục tiêu và nội dung của đề tài, tuy nhiên cũng không tránh khỏi được những thiếu sót sau:
- Đề tài chưa đi sâu nghiên cứu hiện trạng các loài thực vật có giá trị bảo tồn cao tại khu vực nghiên cứu.
- Chưa đánh giá được các loài có giá trị kinh tế tại khu vực nghiên cứu. - Ngoài ra, kinh nghiệm điều tra thực tế, điều kiện nhân lực, vật lực, thời gian hạn chế, diện tích KBT lớn, địa hình phức tạp, số tuyến điều tra ít, nên đề tài chưa khảo sát hết được toàn bộ KBT.
3. Khuyến nghị
Trên cơ sở các hạn chế của đề tài, chúng tôi xin khuyến nghị một số vấn đề sau:
- Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về khu hệ thực vật nói riêng và đa dạng sinh học nói chung tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc nhằm có thêm nhiều thông tin phục vụ công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực.
- Khu bảo tồn cần đầu tư trang thiết bị phục vụ điều tra, xây dựng và thực hiện chương trình giám sát đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn và giá trị kinh tế cao nhằm bảo vệ tốt các loài này và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về đa dạng sinh học cho KBTLVSC Nam Xuân Lạc.
- Đề tài được thực hiện nghiêm túc, số liệu trung thực, xử lý số liệu tỉ mỉ và chính xác nên đề tài có thể coi là tài liệu tham khảo hữu ích cho công tác quản lý và bảo tồn loài và sinh cảnh tại KBTLVSC Nam Xuân Lạc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Tiến Bân, Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng, & Nguyễn Khắc Khôi (2000),
Tên cây rừng Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Bộ khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, (Vol. Phần I. Động vật), Nxb. Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Vụ Khoa học công nghê và chất lượng sản phẩm (2000), Tên cây rừng Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
6. Vũ Văn Chi, Vũ Văn Chuyên, Phạm Nguyên Hồng, Lê Khả Kế, Đỗ Tất Lợi & Thái Văn Trừng (1971), Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Vũ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb. Y học, Hà Nội.
8. Vũ Văn Chi và Trần Hợp (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam, (Tập 1), Nxb. Giáo dục, Hà
Nội.
9. Nguyễn Văn Dưỡng, Trần Hợp (1970), Kỹ thuật thu hái mẫu vật làm tiêu bản cây cỏ,
Nxb Nông thôn, Hà Nội. 13. Trần Ngọc Hải (2002), Đánh giá vai trò của Lâm sản
ngoài gỗ ở vùng đệm Vườn Quốc Gia, Báo cáo tổng kết, Trường Đại học Lâm
nghiệp, Hà Tây.
10. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1, tập 2, tập 3, Nxb. Trẻ, Hồ Chí Minh.
11. Trần Hợp (2002), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Văn Huy (2000), Bài giảng bảo tồn tài nguyên thực vật, Trường Đại
học Lâm nghiệp, Hà Tây.
14. Vũ Tiến Hinh, Phạm Ngọc Giao (1997), Điều tra rừng, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng khung phân loại của UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (số 1 – 5), tr.5-7.
17. Phan kế Lộc (1998), “Tính đa dạng của hệ thực vật Việt Nam và Kết quả kiểm kê thành phần loài”, Tạp chí Di truyền học và ứng dụng, (số II), tr.10 - 15.
18. Michael, St. & Bill McShea (1996), Kỹ thuật điều tra và giám sát đa dạng sinh học cho các cán bộ kỹ thuật của các khu bảo tồn thiên nhiên, Dự án Việt Nam GEF (UNDP - VIE/91/G31), Hà Nội.
19. Lã Đình Mỡi, Lưu Đình Cư, Trần Minh Hợi, Trần Huy Thái, & Ninh Khắc Bản (2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
20. Phạm Nhật, Nguyễn Cử, Võ Sĩ Tuấn, Cox, N., Tiến, N. V., Hổ, Đ. T., et al. (2003), Sổ tay hướng dẫn giám sát và điều tra đa dạng sinh học, Nxb. Giao thông vận tải, Hà Nội.
21. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (1998), Sinh thái rừng, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Nguyễn Hoàng Nghĩa (1999), Bảo tồn đa dạng sinh học, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
23. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,
Nxb, Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
24. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Nghĩa Thìn (2000), Đa dạng sinh học và tài nguyên di truyền thực vật, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.
26. Thái Văn Trừng (1978), Thảm thực vật rừng Việt Nam, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
27. Thái Văn Trừng (2001), Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb. Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.
28. Viện Dược Liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tiếng Anh
29. FAO (2001), Resource assessment of non-wood
30.Flora Malesiana. (1948–2000), Ser. 1, Vol. 4–14. National Herbarium Nederland, Universiteit Leiden branch, The Netherlands.
31.Flora of China. (1999–2000), Vol. 4–24, Beijing, China.
32.Forest Research Institute Malaysia, Kepong, Malaysia (1995–2002), Tree Flora of Sabah and Sarawak, Vol. 1–4.
33. Gardner, S., P. Sidisunthorn & V. Anusarnsunthorn, (2000), A field guide to forest trees of northern Thailand. Kobfai Publishing Project, Bangkok, Thailand.
34.Hoang, S.V., K. Nanthavong & P.J.A. Kessler, (2004), Trees of Vietnam and Lao, Field guide for 100 economically and ecologically important species. Blumea 49:201-349.
35. Hoang, S.V., P. Baas & P.J.A. Keßler, (2008), Plant Biodiversity in Ben En National Park, Vietnam. Agricultural Publishing House, Hanoi, Vietnam.
36.IUCN (2012), The IUCN Red list of threatened species.
37. Aubréville, (1960–2001), Flore du Laos du Cambodge et du Vietnam,
Vol. 1–31.
38.Raunkiaer, C. (1934) The Life Forms of Plants and Statistical Plant
Geography. Introduction by A.G. Tansley. Oxford University Press, Oxford.