Các kiểu thảm thực vật ở độ cao trên 700m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 39)

Thảm thực vật ở độ cao trên 700m bao gồm 4 trạng thái rừng chính: trạng thái rừng kín thường xanh mùa mưa á nhiệt đới, rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim và thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi.

* Rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới

Kiểu rừng này có diện tích không lớn và phân bố trên khu vực đỉnh Tam Sao. Chúng tôi đã thực hiện hai tuyến điều tra để đánh giá kiểu rừng này: tuyến số 6 từ Lũng Lì đi lên đỉnh Tam Sao và tuyến số 7 từ Khuổi Lịa đi Nặm Phiêng và hướng lên đỉnh Tam Sao.

Kết quả điều tra cho thấy kiểu rừng này đang được bảo vệ khá tốt, rừng hầu như chưa bị tác động bởi các hoạt động khai thác gỗ củi của con người. Rừng có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và 1 tầng thảm tươi.

- Tầng 1 (tầng tán rừng) gồm những cây gỗ cao 20-25m, đường kính trung bình 40-45cm, có cây đạt 60-70cm (OTC LL01), có tán tương đối khép kín tạo thành tầng tán rừng. Thành phần gồm Giổi (Manglietia sp.), Giổi lông (Michelia balansae), Chẹo (Engelhardtia roxburghiana), Kháo (Machilus platycarpa, Machilus thunbergii), Kháo nhớt (Phoebe tavoyana), Chắp

(Beilschmeidia sp.), Dẻ gai (Castanopsis indica), Sồi (Quercus sp.), Xoan mộc (Toona sureni), Quếch (Chisocheton paniculatus), Đa (Ficus sp.)...

- Tầng 2 (tầng dưới tán) gồm những cây có chiều cao 8-10m, đường kính 10-15cm, mật độ 25-30 cây/OTC. Thành phần chủ yếu là máu chó (Knema globularia), Trâm (Syzygium sp.), Bời lời (Litsea sp.), Sảng

(Sterculia lanceolata ), Trôm (Sterculia nobilis), Móc (Caryota urens), Nóng (Saurauia strictyla), Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Đu đủ rừng (Trevesia palmata), Thị rừng (Diospyros sp.), các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cam (Rutaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae).

- Tầng 3 (tầng cây bụi) cao 2-3m, được ưu thế bởi các loài thuộc họ Ôrô (Acanthaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Xoan (Meliaceae)…

- Tầng 4 (Tầng cỏ quyết) thưa, gồm chủ yếu các loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Ráy (Araceae), các loài dương xỉ thuộc họ Adiantaceae, Angiopteridaceae, Aspleniaceae, Dryopteridaceae …

Trong kiểu thảm thực vật này đã gặp một số loài phong Lan, đặc biệt đã gặp loài Kim tuyến đá vôi (Anoectochius calcareus Aver) - một loài quí, hiếm cần được bảo vệ.

Dây leo ít phát triển, thường gặp các loài thuộc họ đậu (Fabaceae), họ Na (Annonaceae), họ Liên đằng (Hernandiaceae), gọ dây gắm (Gnetaceae).

Địa điểm: đỉnh Tam Sao (OTC LL01)

Tọa độ: 22018’37 N và 105031’105 E; Độ cao: 980m

* Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi

Kiểu rừng này phân bố trên núi đá ở độ cao từ 700m trở lên. Kết quả điều tra cho thấy rừng có cấu trúc gồm 4 tầng, trong đó có 2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và tầng thảm tươi.

- Tầng 1 (tầng tán rừng) gồm những cây có chiều cao 15-20m, đường kính trung bình 30-40cm, mật độ 9 - 13 cây/OTC 1000m2, độ tàn che 0,7-0,8. Thành phần gồm Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides), Kháo (Machilus platycarpa, Machilus thunbergii), Re (Phoebe tavoyana), Thị rừng (Diospyros sp.), Muồng đen (Senna siamea), Gội (Aglaia spectabilis), Dâu da xoan (Allospondias lakonensis), Vải rừng (Nephelium lappaceum), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Trường (Paviesia annamensis), Phân mã (Archidendron turgidum), Thị rừng (Diospyros sp.)...

- Tầng 2 (tầng dưới tán) cao 8-10m, có mật độ 7-10 cây/OTC 1000m2. Thành phần gồm Mạy tèo (Streblus macrophyllus), Máu chó lá nhỏ (Knema globularia), Cứt ngựa (Archidendron turgidum), Thị rừng (Diospyros sp.), Nhãn rừng (Dimocarpus fumatus), Xương cá (Casearia menbranacea), Bộp (Actinodaphne pilosa), Bời lời (Litsea sp.), Sầm (Memecylon edule), Trâm (Syzygium sp.), Xoan bụi (Cipadessa baccifera)...

- Tầng 3 (tầng cây bụi) cao 2-3m, thưa, thành phần gồm Xú hương (Lasianthus balansae), Lấu núi (Psychotria montana), Muồng truổng (Zanthoxylum avicenniae), Bố dại (Corchorus aestuans), Cò Ke (Grewia bilamellata), Trứng cua (Debregeasia squamata), Sầm (Memecylon sp.), Mua (Melastoma sp.), Găng (Randia sp.), Mạy tèo (Stroblus sp.), Trọng đũa (Ardisia sp.), Trâm (Syzygium sp.), Bồng bồng (Dracaena angustifolia), Huyết giác (Dracaena chochinchinensis), các loài chịu bóng thuộc họ Cam (Rutaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Ôrô (Acanthaceae)...

- Tầng 4 (thảm tươi) thưa, thành phần gồm: yếu Trầu không rừng (Piper gymnostachyum), Cao hung (Elatostema rupestre), Lá han (Laportea violacea), Ráy leo lá lớn (Epipremmum geganteum), Ráy leo lá xẻ (Epipremmum pinnatum), Ráy leo (Pothos repens), Sẹ (Alpinia globosa), gừng gió (Zingiber sp.)...

Dây leoít phát triển, thường gặp Móc câu đằng (Uncaria macrophylla), Vót vét (Illigera celebica), Vuốt hùm (Vuốt hùm), Móc mèo (Caesalpinia bonduc), Móng bò (Bauhinia sp.), Sống rắn (Acacia pennata), Dây khế (Rourea mimosoides), Lành công (Fissistigma sp.), Móng rồng (Artabotrys

sp.), Dây gắm (Gnetum latifolium)...

Địa điểm: OTC LL02

Tọa độ 22018’037 N, 105031’105 E, độ cao 784m

Hình 4.2: Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi ở độ cao trên 700m

* Rừng hỗn giao cây lá rộng và lá kim

Kiểu này chỉ phân bố trên khu vực đỉnh và xung quanh đỉnh núi đá vôi ở độ cao từ 700 m trở lên. Rừng gồm 3 tầng (tầng cây gỗ, tầng cây bụi và thảm tươi)

- Tầng cây gỗ: cao 15-18 đường kính 30-40cm, có tán thưa, độ tàn che 0,2-0,3. Thành phần cây lá kim là Thông pà cò (Pinus kwangtungensis), cây lá rộng gồm có Nghiến ( ), Thị rừng (

sp.), Côm (Elaeocarpus sp.), các loài thuộc họ Re (Lauraceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Mộc lan (Magnoliaceae), Hoa hồng (Rosaceae)...

- Tầng cây bụi cao 3-4m, gồm các loài Đỗ quyên (Rhododendron sp.), Chân chim (Schefflera heptaphylla), Chân chim núi đá (Macropanax ereophilum), Tổ kén (Helicteres hirsuta), Súm nhọn (Eurya acuminata), Hồi núi (Illicum pachyphyllum), Súm lá lớn (Adinandra sp), Chít (Thysanolaena maxima), Trúc lùn (Pseudosasa humilis).

- Thảm tươi chủ yếu các loài sốm bám trên đá thuộc họ Ráy (Araceae), họ Thiên lý (Asclepiadaceae), họ Thu hải đường (Begoniaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Gừng (Zingiberaceae), Lan (Orchidaceae) và các loài dương xỉ thuộc họ Gleicheniaceae, Polypodiaceae...

Địa điểm: OTC LL05

Tọa độ 22018’082 N và 105030’872 E, độ cao 890m

Hình 4.3: Rừng á nhiệt đới hỗn giao cây lá rộng lá kim

* Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi

Là thảm cây bụi có cây gỗ. Cây gỗ có chiều cao 5-6m, đường kính 10- 12cm, mật độ 150-250cây/ha, độ tàn che 0,2-0,3. Thành phần gồm các loài thuộc họ Hồi (Illiacae), Hoa hồng (Rosaceae), Re (Lauraceae), Đỗ Quyên (Ericaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae)... Cây bụi cao 1-2m có độ che phủ

0,8-0,9. Thành phần gồm Đỗ quyên (Vaccinium, Rhododendron), Chòi mòi (Antidesma), Thau kén (Helicteres), Trúc lùn (Pseudosasa), Lụi (Licuala), Huyết giác (Dracaena), Cò ke (Grewia), Đậu (Flemingia sp.), họ Cỏ (Poaceae)...

Địa điểm: Đỉnh tam Sao (OTC TS06)

Tọa độ: 22017’839N và 105030’098E

Hình 4.4: Thảm cây bụi lùn trên đỉnh núi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc tỉnh bắc kạn​ (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)