Nguyên nhân gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc tỉnh bắc kạn​ (Trang 61 - 63)

4.4.2.1. Sự đói nghèo

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đói nghèo của các cộng đồng đang sinh sống ở các xã Xuân Lạc và Bản Thi chủ yếu do: hoạt động kinh tế thuần nông, trình độ dân trí của người dân còn thấp, giao thông đi lại khó khăn, lực lượng lao động chưa được đào tạo, sản xuất kinh tế thủ công dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu chưa có kinh nghiệm áp dụng những thành quả tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất còn thấp, đời sống người dân khó khăn.

Vì vậy, người dân dựa vào rừng là chủ yếu. Nên việc khai thác trái phép sẽ không tránh khỏi. Đặc biệt, trong khu vực vùng lõi của KBT.

4.4.2.2. Áp lực dân số

Trong khu vực có 5 dân tộc cùng sinh sống, đặc biệt là dân tộc Tày và H’Mông chiếm đa số, hoạt động kinh tế đã lệ thuộc vào rừng khi dân số tăng mức độ lệ thuộc càng lớn. Các hộ gia đình nghèo thường vào rừng lấy củi, lấy măng, khai thác các loại cây thuốc, đốt hầm than, săn bắt thú. Thêm vào đó, một số hộ gia đình nghèo thuộc nhóm dân tộc thiểu số di cư từ các vùng khác tới do không có đất canh tác nên càng lệ thuộc hơn vào tài nguyên rừng.

4.4.2.3. Năng lực quản lý và thi hành pháp luật còn hạn chế

Chính quyền địa phương chưa thực sự vào cuộc, còn phó mặc cho lực lượng chức năng, coi vấn đề bảo vệ và phát triển rừng là của Kiểm lâm và BQL Khu BTLVSC Nam Xuân Lạc.

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng BQL Khu BTLVSC Nam Xuân Lạc còn mỏng, trình độ năng lực còn hạn chế về cả kiến thức chuyên môn và trình độ nghiệp vụ, thiếu các trang thiết bị, phương tiện để thi hành nhiệm vụ có hiệu quả, nên không thể kiểm soát được hết các hoạt động khai thác tài nguyên rừng của khu vực

Công tác tuyên truyền giáo dục đã được cán bộ BQL KBT và Hạt Kiểm lâm triển khai cho người dân về bảo vệ tài nguyên rừng nhưng hiệu quả không cao, chưa lồng ghép được vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng đồng thời với việc phát triển kinh tế, phương thức làm ăn, xóa đói giảm nghèo.

Việc ký kết bảo vệ rừng của người dân sống xung quanh rừng chưa được các cấp chính quyền và các ngành chức năng triển khai.

4.4.2.4. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường đã dẫn đến sự phân hóa xã hội sâu sắc, nhu cầu về vật chất ngày càng tăng thúc đẩy người dân xâm nhập vào rừng khai thác lâm

sản để phục vụ nhu cầu của chính bản thân và gia đình. Mỗi khi các sản phẩm từ rừng có giá trị kinh tế cao thì đó là động lực kích thích sự khai thác của cộng đồng. Lợi nhuận từ việc khai thác lâm sản, đặc biệt là gỗ làm cho nhiều người bất chấp các hành vi vi phạm pháp luật để vào rừng khai thác trái phép nhằm thu lợi bất chính.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh nam xuân lạc tỉnh bắc kạn​ (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)