Cư xá được xây từ thời Pháp Ở Côn Đảo còn một dãy cư xá được xây thêm thời Mỹ ngụy gọi là cư xá mới.

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 32 - 42)

cư xá được xây thêm thời Mỹ - ngụy gọi là cư xá mới.

- Lên mộ Cô Sáu. Hai đứa thề trước mộ cô tao coi, rồi đứa nào ngay, đứa nào gian sẽ rõ.

Tức thì một tên quỳ sụp xuống run rẩy van xin: - Em van đại úy. Đại úy phạt gì em cũng chịu, chỉ xin đại úy đừng bắt em lên mộ Cô Sáu thề. Em van đại úy.

Mặt hắn méo mó, xám ngoét, thảm thương. Tăng Tư cười ruồi bảo tên kia về đi, nội vụ để hắn giải quyết. Tên giám thị thắng kiện hớn hở ra về. Tăng Tư lừ mắt bảo tên trộm gà:

- Đứng dậy, vào dinh tao hỏi.

Đợi cho tên đàn em hoàn hồn, Tăng Tư thủng thẳng nói:

- Mày trót bắt trộm gà thì liệu đền cho nó. Để nó thưa nữa là tao phạt. Rõ chưa?

- Dạ... Em đội ơn đại úy...

- Còn điều này tao hỏi... Vì sao mày không dám lên mộ Cô Sáu thề?

- Trời ơi! Lên mộ Cô Sáu mà thề sai là chết. Em đã lỡ một lần rồi.

- Lỡ sao?

Hắn ngồi thừ người ra một hồi rồi kể lại câu chuyện. Lần ấy, khi đưa tù nhân Sở Chỉ Tồn đi dọn hàng ở Cầu Tàu, thấy Sở Lưới có mấy cần xé cá vừa khiêng lên, nhân lúc lộn xộn hắn thó

Thiếu tá Tăng Tư nhận chức tỉnh trưởng năm 1964. Tăng Tư tự Sao sinh năm 1925 tại Sa Đéc, người Việt gốc Hoa. Ra Côn Đảo từ giữa năm 1960, Tăng Tư đã chứng kiến nhiều biến cố trên đảo, đã nghe nhiều chuyện ly kỳ về Võ Thị Sáu và âm thầm thờ Cô Sáu như một vị thần hộ mệnh. Tăng Tư lập bàn thờ Cô Sáu tại tư dinh, hàng ngày có hương hoa, ngày một, ngày rằm có ngũ quả. Y tin vào số mệnh và thành tâm phó thác phần hồn nơi người con gái linh thiêng này.

Khi còn làm phó tỉnh trưởng phụ trách nội an, Tăng Tư đã xử một vụ kiện bằng oai linh Cô Sáu. Lần ấy hai tên giám thị trong cư xá cũ1 kéo đến dinh thưa kiện. Hai tên ở cạnh nhà nhau, đều tố cáo nhau ăn trộm gà. Tăng Tư đọc hai lá đơn, nghe hai đứa tố một hồi vẫn chưa biết đứa nào là thủ phạm. Y nghĩ ra một kế, bèn khoát tay bảo hai bị cáo:

- Thôi khỏi nói! Tụi bay đi theo tao. Lên xe! Hai tên lính nhìn chiếc xe jeep rồi lại nhìn Tăng Tư, khi ấy mới mang lon đại úy. Ngạc nhiên, hai tên lính cùng lên tiếng hỏi:

- Đi đâu vậy? Thưa đại úy!

1. Cư xá được xây từ thời Pháp. Ở Côn Đảo còn một dãy cư xá được xây thêm thời Mỹ - ngụy gọi là cư xá mới. cư xá được xây thêm thời Mỹ - ngụy gọi là cư xá mới.

- Lên mộ Cô Sáu. Hai đứa thề trước mộ cô tao coi, rồi đứa nào ngay, đứa nào gian sẽ rõ.

Tức thì một tên quỳ sụp xuống run rẩy van xin: - Em van đại úy. Đại úy phạt gì em cũng chịu, chỉ xin đại úy đừng bắt em lên mộ Cô Sáu thề. Em van đại úy.

Mặt hắn méo mó, xám ngoét, thảm thương. Tăng Tư cười ruồi bảo tên kia về đi, nội vụ để hắn giải quyết. Tên giám thị thắng kiện hớn hở ra về. Tăng Tư lừ mắt bảo tên trộm gà:

- Đứng dậy, vào dinh tao hỏi.

Đợi cho tên đàn em hoàn hồn, Tăng Tư thủng thẳng nói:

- Mày trót bắt trộm gà thì liệu đền cho nó. Để nó thưa nữa là tao phạt. Rõ chưa?

- Dạ... Em đội ơn đại úy...

- Còn điều này tao hỏi... Vì sao mày không dám lên mộ Cô Sáu thề?

- Trời ơi! Lên mộ Cô Sáu mà thề sai là chết. Em đã lỡ một lần rồi.

- Lỡ sao?

Hắn ngồi thừ người ra một hồi rồi kể lại câu chuyện. Lần ấy, khi đưa tù nhân Sở Chỉ Tồn đi dọn hàng ở Cầu Tàu, thấy Sở Lưới có mấy cần xé cá vừa khiêng lên, nhân lúc lộn xộn hắn thó

luôn con cá hường to nhất rồi bảo một tên trật tự đàn em bọc trong áo đem về nhà. Có người trông thấy mách giám thị Nguyễn Văn Thâm, phó chủ sở. Thâm đến cự hắn một hồi, rằng con cá ngon định biếu Tỉnh trưởng mà dám ăn trộm. Thâm dọa sẽ thưa nếu hắn không chịu hối lộ.

Cãi lộn một hồi không xong, hắn làm liều thề độc: “Có Cô Sáu chứng giám,” Thâm mới thôi. Nhưng đêm ấy hắn không sao ngủ được. Mở mắt ra thì không thấy gì, hễ nhắm mắt lại là Cô Sáu hiện về, thấy cô dỡ mùng lên, trừng trừng nhìn vào mặt hắn. Cứ như vậy, hắn không sao ngủ được. Gần sáng mệt quá, hắn thiếp đi thì thấy ngực tức đến nghẹt thở như có một tảng đá vô hình đè nặng. Hắn thét lên một tiếng rồi ngất lịm.

Hôm sau hắn lẳng lặng dâng lễ trên mộ Cô Sáu, rập đầu xuống lạy chín lạy, vậy mà cả tháng trời mới hoàn hồn. Lần này mà thề bậy nữa chắc Cô Sáu vật chết...

Kể lại câu chuyện, mồ hôi hắn vã ra như tắm. Mặt Tăng Tư cũng đổ mồ hôi hột.

Khác với Bạch Văn Bốn và Lê Văn Thể, Tăng Tư không cấm đoán việc tảo mộ. Điều mà Tăng Tư quan tâm trước hết là gìn giữ tù nhân trong vòng nội quy. Và trên hết là giữ lễ với Cô Sáu, thành tâm cầu nguyện vận may.

Bốn năm Tăng Tư ở Côn Đảo là những năm bão tố của ngụy quyền Sài Gòn. Ngót chục lần đảo chính; Diệm - Nhu chết; tướng tá rơi sao, mất chức, ngồi tù; riêng Tăng Tư cứ lừng lững thăng tiến, từ phụ tá Tỉnh trưởng lên Phó Tỉnh trưởng rồi Tỉnh trưởng.

Ngày nhậm chức Tỉnh trưởng, Tăng Tư làm lễ tạ ơn vị thần hộ mệnh một con heo quay. Hắn thắp nhang, thành kính, xưng tên tuổi, quê quán, tên vợ, tên con và lòng ngưỡng mộ, xin được trùng tu mộ Cô Sáu bằng gạch đá, xi măng. Sau một hồi lầm rầm khấn vái, Tăng Tư thận trọng gieo quẻ. Không được, hắn toát mồ hôi.

Đợi hết tuần nhang, Tăng Tư sửa lại y phục, kiên nhẫn khấn vái, nài nỉ: “Trăm lạy Cô, ngàn lạy Cô, Cô đã thương em thì thương cho trót. Nếu Cô không đồng ý cho trùng tu mộ thì xin Cô cho em đắp lại mộ và đặt một tấm bia đá cho Cô”. Quẻ ấy gieo được, Tăng Tư mừng lắm, cho vợ về ngay Chợ Lớn đặt một tấm bia bằng cẩm thạch đưa ra, làm lễ đặt bia long trọng. Đó là tấm bia đẹp nhất và tồn tại lâu nhất trên mộ Võ Thị Sáu thời ấy. Từ khi chế độ gia đình trị của họ Ngô sụp đổ, những trò tố cộng, ly khai trong tù đã bị dẹp bỏ. Bọn tay sai ở Côn Đảo đã khiếp vía Cô Sáu rồi!

luôn con cá hường to nhất rồi bảo một tên trật tự đàn em bọc trong áo đem về nhà. Có người trông thấy mách giám thị Nguyễn Văn Thâm, phó chủ sở. Thâm đến cự hắn một hồi, rằng con cá ngon định biếu Tỉnh trưởng mà dám ăn trộm. Thâm dọa sẽ thưa nếu hắn không chịu hối lộ.

Cãi lộn một hồi không xong, hắn làm liều thề độc: “Có Cô Sáu chứng giám,” Thâm mới thôi. Nhưng đêm ấy hắn không sao ngủ được. Mở mắt ra thì không thấy gì, hễ nhắm mắt lại là Cô Sáu hiện về, thấy cô dỡ mùng lên, trừng trừng nhìn vào mặt hắn. Cứ như vậy, hắn không sao ngủ được. Gần sáng mệt quá, hắn thiếp đi thì thấy ngực tức đến nghẹt thở như có một tảng đá vô hình đè nặng. Hắn thét lên một tiếng rồi ngất lịm.

Hôm sau hắn lẳng lặng dâng lễ trên mộ Cô Sáu, rập đầu xuống lạy chín lạy, vậy mà cả tháng trời mới hoàn hồn. Lần này mà thề bậy nữa chắc Cô Sáu vật chết...

Kể lại câu chuyện, mồ hôi hắn vã ra như tắm. Mặt Tăng Tư cũng đổ mồ hôi hột.

Khác với Bạch Văn Bốn và Lê Văn Thể, Tăng Tư không cấm đoán việc tảo mộ. Điều mà Tăng Tư quan tâm trước hết là gìn giữ tù nhân trong vòng nội quy. Và trên hết là giữ lễ với Cô Sáu, thành tâm cầu nguyện vận may.

Bốn năm Tăng Tư ở Côn Đảo là những năm bão tố của ngụy quyền Sài Gòn. Ngót chục lần đảo chính; Diệm - Nhu chết; tướng tá rơi sao, mất chức, ngồi tù; riêng Tăng Tư cứ lừng lững thăng tiến, từ phụ tá Tỉnh trưởng lên Phó Tỉnh trưởng rồi Tỉnh trưởng.

Ngày nhậm chức Tỉnh trưởng, Tăng Tư làm lễ tạ ơn vị thần hộ mệnh một con heo quay. Hắn thắp nhang, thành kính, xưng tên tuổi, quê quán, tên vợ, tên con và lòng ngưỡng mộ, xin được trùng tu mộ Cô Sáu bằng gạch đá, xi măng. Sau một hồi lầm rầm khấn vái, Tăng Tư thận trọng gieo quẻ. Không được, hắn toát mồ hôi.

Đợi hết tuần nhang, Tăng Tư sửa lại y phục, kiên nhẫn khấn vái, nài nỉ: “Trăm lạy Cô, ngàn lạy Cô, Cô đã thương em thì thương cho trót. Nếu Cô không đồng ý cho trùng tu mộ thì xin Cô cho em đắp lại mộ và đặt một tấm bia đá cho Cô”. Quẻ ấy gieo được, Tăng Tư mừng lắm, cho vợ về ngay Chợ Lớn đặt một tấm bia bằng cẩm thạch đưa ra, làm lễ đặt bia long trọng. Đó là tấm bia đẹp nhất và tồn tại lâu nhất trên mộ Võ Thị Sáu thời ấy. Từ khi chế độ gia đình trị của họ Ngô sụp đổ, những trò tố cộng, ly khai trong tù đã bị dẹp bỏ. Bọn tay sai ở Côn Đảo đã khiếp vía Cô Sáu rồi!

Mặc dù Tăng Tư thành tâm và tin vào số mệnh, vận may cũng ở lại với hắn không lâu. Làm tỉnh trưởng chưa đầy năm thì Tăng Tư mất chức và bị phạt 50 ngày trọng cấm1 vì vụ chiếm tàu vượt ngục thành công của 57 tù chính trị Sở Lưới (27-2-1965). Tấm bia mộ bằng cẩm thạch mà Tăng Tư thành kính đặt từ khi nhậm chức tồn tại được thêm 5 năm nữa.

* * *

Từ năm 1969, ngụy quyền Sài Gòn đã chỉ thị cho chúa đảo Nguyễn Văn Vệ hợp tác với phái đoàn cố vấn Mỹ tại Côn Đảo soạn thảo “Chương trình tâm lý chiến Côn Sơn” để thay cho chính 1. Hình phạt của quân đội ngụy dành cho các sĩ quan phạm lỗi, chưa đến mức bị truy tố ra tòa án quân sự.

Khu B Nghĩa trang Hàng Dương trước khi được tôn tạo, nơi có phần mộ Võ Thị Sáu. Ảnh: Võ An Ninh

sách cải huấn thực thi trong nhiều năm qua đã thật sự phá sản. Chương trình này đưa ra dự án xin 300 sĩ quan tâm lý chiến của quân đội ngụy để thành lập 10 tiểu đoàn tâm lý chiến, được tuyển mộ trong số tù chính trị Côn Đảo. Phiên họp Hội đồng Nội các ngụy ngày 26-9- 1969 chấp thuận cho thành lập một tiểu đoàn tâm lý chiến thí điểm với sự trợ giúp hữu hiệu của các cố vấn Mỹ và Đài Loan.

Tổng cục Chiến tranh Chính trị ngụy đã tuyển chọn 30 sĩ quan tâm lý chiến, biệt phái qua Nha Cải huấn, giao cho cố vấn Mỹ và cố vấn Đài Loan huấn luyện 4 tuần về quản trị khám đường, thực tập 2 tuần tại Khám Chí Hòa. Tháng 5-1970, thiếu tá Nguyễn Văn Vệ được cử làm trưởng đoàn đưa 30 tên sĩ quan tâm lý chiến đi thụ huấn tại Đài Loan trong 5 tuần lễ. Sau khóa huấn luyện, trung tá Yinkang cầm đầu một đoàn cố vấn tâm lý chiến của Trung Hoa dân quốc bay ra Côn Đảo, cùng cố vấn Mỹ và Trung tâm Cải huấn Côn Sơn tuyển lựa 800 tù chính trị “theo tiêu chuẩn biết đọc, biết viết, “hạnh kiểm tốt”, lập thành 5 đại đội, 15 trung đội, dưới quyền một sĩ quan tiểu đoàn trưởng, 5 đại đội trưởng, 15 trung đội trưởng và 1 ban tham mưu”.

Trại tâm lý chiến được tổ chức theo kiểu quân sự hóa, kết hợp với hình thức tự quản của tù nhân.

Mặc dù Tăng Tư thành tâm và tin vào số mệnh, vận may cũng ở lại với hắn không lâu. Làm tỉnh trưởng chưa đầy năm thì Tăng Tư mất chức và bị phạt 50 ngày trọng cấm1 vì vụ chiếm tàu vượt ngục thành công của 57 tù chính trị Sở Lưới (27-2-1965). Tấm bia mộ bằng cẩm thạch mà Tăng Tư thành kính đặt từ khi nhậm chức tồn tại được thêm 5 năm nữa.

* * *

Từ năm 1969, ngụy quyền Sài Gòn đã chỉ thị cho chúa đảo Nguyễn Văn Vệ hợp tác với phái đoàn cố vấn Mỹ tại Côn Đảo soạn thảo “Chương trình tâm lý chiến Côn Sơn” để thay cho chính 1. Hình phạt của quân đội ngụy dành cho các sĩ quan phạm lỗi, chưa đến mức bị truy tố ra tòa án quân sự.

Khu B Nghĩa trang Hàng Dương trước khi được tôn tạo, nơi có phần mộ Võ Thị Sáu. Ảnh: Võ An Ninh

sách cải huấn thực thi trong nhiều năm qua đã thật sự phá sản. Chương trình này đưa ra dự án xin 300 sĩ quan tâm lý chiến của quân đội ngụy để thành lập 10 tiểu đoàn tâm lý chiến, được tuyển mộ trong số tù chính trị Côn Đảo. Phiên họp Hội đồng Nội các ngụy ngày 26-9- 1969 chấp thuận cho thành lập một tiểu đoàn tâm lý chiến thí điểm với sự trợ giúp hữu hiệu của các cố vấn Mỹ và Đài Loan.

Tổng cục Chiến tranh Chính trị ngụy đã tuyển chọn 30 sĩ quan tâm lý chiến, biệt phái qua Nha Cải huấn, giao cho cố vấn Mỹ và cố vấn Đài Loan huấn luyện 4 tuần về quản trị khám đường, thực tập 2 tuần tại Khám Chí Hòa. Tháng 5-1970, thiếu tá Nguyễn Văn Vệ được cử làm trưởng đoàn đưa 30 tên sĩ quan tâm lý chiến đi thụ huấn tại Đài Loan trong 5 tuần lễ. Sau khóa huấn luyện, trung tá Yinkang cầm đầu một đoàn cố vấn tâm lý chiến của Trung Hoa dân quốc bay ra Côn Đảo, cùng cố vấn Mỹ và Trung tâm Cải huấn Côn Sơn tuyển lựa 800 tù chính trị “theo tiêu chuẩn biết đọc, biết viết, “hạnh kiểm tốt”, lập thành 5 đại đội, 15 trung đội, dưới quyền một sĩ quan tiểu đoàn trưởng, 5 đại đội trưởng, 15 trung đội trưởng và 1 ban tham mưu”.

Trại tâm lý chiến được tổ chức theo kiểu quân sự hóa, kết hợp với hình thức tự quản của tù nhân.

Bọn sĩ quan tâm lý chiến dùng quy chế quân sự để quản trị thay cho quy chế nhà tù.

Chúng không gọi tù nhân là can phạm, can cứu mà gọi là trại sinh. Trại sinh mặc quần áo lính ngụy, không đeo phù hiệu, được sinh hoạt tự do trong trại, được tự do tranh luận với các sĩ quan tâm lý chiến. Thông qua tranh luận, chúng loại dần các trại sinh có tư tưởng chống đối.

Cuối khóa huấn luyện, để trắc nghiệm tư tưởng tù nhân, cố vấn Mỹ và Đài Loan khơi lại chuyện phá mộ Lê Hồng Phong, đập bia mộ Võ Thị Sáu. Trại tâm lý chiến không dám làm, nhưng thời nào cũng có kẻ liều mạng. Thằng Sước, tù quân phạm, trật tự Trại VII xung phong. Hắn hùng hổ cầm búa đập tan tấm bia cẩm thạch đặt trên mộ Võ Thị Sáu. Chỉ có cố vấn Mỹ và sĩ quan tâm lý chiến đi theo đến gần mộ, còn học viên của tiểu đoàn này lảng xa dần.

Tối ấy Sước lãnh tiền thưởng mua rượu uống. Bọn quân phạm trật tự không đứa nào dám uống cùng, chúng đều linh cảm chuyện chẳng lành. Một đứa lên tiếng:

- Sước, mày không sợ Cô Sáu vật à? - Sợ đếch gì.

Rồi như thể để ra oai, hắn cao giọng:

- Thằng Sước trật tự tại Trại 7 đây nè. Cô Sáu mà vật nổi thì Sước này thưởng hẳn một con vích 100 ký.

Cả bọn sợ xanh mặt. Xưa nay, chưa có đứa nào táo tợn, dám hỗn với Cô Sáu như vậy. Chúng lảng dần. Dây dưa với thằng liều mạng có ngày vạ lây. Trước khi giải tán, một tên còn cảnh cáo Sước:

- Mày coi chừng kẻo tối nay loạng quạng, Cô Sáu kéo xuống biển cho vích ăn thịt đấy.

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)