TƯỞNG NIỆM *

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 48 - 54)

Liên An

Nhà tù Côn Đảo có một khu riêng để giam những người mà giặc coi là nguy hiểm. Khu biệt lập này gồm ba khám 8 - 9 - 10 ở lao 2. Trong hệ thống tổ chức của Liên đoàn tù nhân Côn Đảo, khu biệt giam này được đặt tên Khu Hoàng Minh Giám, thuộc liên khu Nguyễn Bình.

Trong thời kỳ kháng chiến của quân dân Việt Nam, giặc Pháp đã ba lần đưa tù chính trị Hỏa Lò - Hà Nội đi đầy Côn Đảo, lấy mức án từ 10 năm khổ sai trở lên làm mốc. Chuyến thứ ba gồm 75 người, rời Hà Nội sáng 30-1-1953. Phải liên lạc với Khám Lớn Chí Hòa mấy hôm vì chưa có chuyến tàu ra đảo. Tàu cập bến Côn Lôn ngày 11-2-1953, nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Thìn. Chúa đảo Bờlăng (A.Blank) cho xé lẻ ngay “đoàn tù Bắc Kỳ” thành nhiều tốp, bổ sung vào các kíp khổ sai. Trong toán * Tư liệu lưu tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

người bị đưa thẳng vào khu biệt lập, có 4 anh em chúng tôi đã tham gia vụ vượt ngục trở lên Hà Nội, đêm Thiên Chúa giáng sinh 24-12-1951 (Đặng Văn Quyết, Đặng Đình Kỳ, Phạm Đình Liên và Trịnh Đình Tăng).

Người tù Côn Đảo ví khu biệt lập như một nhà tù riêng trong toàn cảnh địa ngục Côn Lôn. Chế độ biệt lập tàn khốc đến mức không ở tù Côn Đảo thì không thể hình dung nổi: Không đi làm khổ sai nên người tù biệt lập chỉ ra quẩn vào quanh trong 4 bức tường đá hộc của khám tù. Thiếu thốn đủ thứ, từ chút không khí đến tia nắng ấm. Ăn uống thiếu thốn, đặc biệt tháng này qua năm khác, khẩu phần cơm gạo mục, cá khô thối đắng ngắt, không bao giờ thấy màu xanh của rau. Bệnh tật suốt lượt đã dồn người tù đến kết cục không tránh được là cái chết, xác bó trong mảnh chiếu rách. Chế độ biệt lập có từ ngày 20-5-1949, đến ngày ấy đã là 4 năm. Nhiều tù nhân đã bị sát hại nhưng bọn thống trị vẫn không thực hiện nổi mưu đồ hủy diệt ý chí cách mạng, không cắt khúc, cách ly nổi khu biệt lập với tổ chức Liên đoàn Tù nhân kháng chiến Côn Đảo.

Sống chung với các đồng chí Nam Bộ và Trung Bộ là những người mới ra, dần dà chúng tôi được nghe những chuyện chiến đấu của quân dân khắp mọi miền đất nước. Câu chuyện kể

TƯỞNG NIỆM1*

Liên An

Nhà tù Côn Đảo có một khu riêng để giam những người mà giặc coi là nguy hiểm. Khu biệt lập này gồm ba khám 8 - 9 - 10 ở lao 2. Trong hệ thống tổ chức của Liên đoàn tù nhân Côn Đảo, khu biệt giam này được đặt tên Khu Hoàng Minh Giám, thuộc liên khu Nguyễn Bình.

Trong thời kỳ kháng chiến của quân dân Việt Nam, giặc Pháp đã ba lần đưa tù chính trị Hỏa Lò - Hà Nội đi đầy Côn Đảo, lấy mức án từ 10 năm khổ sai trở lên làm mốc. Chuyến thứ ba gồm 75 người, rời Hà Nội sáng 30-1-1953. Phải liên lạc với Khám Lớn Chí Hòa mấy hôm vì chưa có chuyến tàu ra đảo. Tàu cập bến Côn Lôn ngày 11-2-1953, nhằm ngày 29 tháng Chạp năm Nhâm Thìn. Chúa đảo Bờlăng (A.Blank) cho xé lẻ ngay “đoàn tù Bắc Kỳ” thành nhiều tốp, bổ sung vào các kíp khổ sai. Trong toán * Tư liệu lưu tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

người bị đưa thẳng vào khu biệt lập, có 4 anh em chúng tôi đã tham gia vụ vượt ngục trở lên Hà Nội, đêm Thiên Chúa giáng sinh 24-12-1951 (Đặng Văn Quyết, Đặng Đình Kỳ, Phạm Đình Liên và Trịnh Đình Tăng).

Người tù Côn Đảo ví khu biệt lập như một nhà tù riêng trong toàn cảnh địa ngục Côn Lôn. Chế độ biệt lập tàn khốc đến mức không ở tù Côn Đảo thì không thể hình dung nổi: Không đi làm khổ sai nên người tù biệt lập chỉ ra quẩn vào quanh trong 4 bức tường đá hộc của khám tù. Thiếu thốn đủ thứ, từ chút không khí đến tia nắng ấm. Ăn uống thiếu thốn, đặc biệt tháng này qua năm khác, khẩu phần cơm gạo mục, cá khô thối đắng ngắt, không bao giờ thấy màu xanh của rau. Bệnh tật suốt lượt đã dồn người tù đến kết cục không tránh được là cái chết, xác bó trong mảnh chiếu rách. Chế độ biệt lập có từ ngày 20-5-1949, đến ngày ấy đã là 4 năm. Nhiều tù nhân đã bị sát hại nhưng bọn thống trị vẫn không thực hiện nổi mưu đồ hủy diệt ý chí cách mạng, không cắt khúc, cách ly nổi khu biệt lập với tổ chức Liên đoàn Tù nhân kháng chiến Côn Đảo.

Sống chung với các đồng chí Nam Bộ và Trung Bộ là những người mới ra, dần dà chúng tôi được nghe những chuyện chiến đấu của quân dân khắp mọi miền đất nước. Câu chuyện kể

về cái chết anh dũng của Võ Thị Sáu, mờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952 trên Côn Đảo này đã khiến chúng tôi phải khâm phục. Điều gì đã làm cho giặc phải khiếp sợ cô gái miền Nam chưa đầy 17 tuổi? Điều gì đã buộc chúa đảo Giátty phải dùng súng uy hiếp mới buộc được những phụ nữ Pháp (vợ con công chức, gácđiêng, Tây làm việc trên Đảo) cùng gia nhân của gácđiêng, thầy chú người Việt, phải quay trở về nhà, với đôi mắt đỏ hoe phẫn nộ, phản đối tội ác. Linh mục, cha xứ ở đảo tù, chắc trong đời truyền giáo của mình cũng không thể nào quên hình ảnh người con gái miền Đất Đỏ ung dung đi giữa hai hàng lính đã thẳng thừng từ chối lễ rửa tội: “Tôi không có tội! Nếu cha muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây”. Võ Thị Sáu cất lời hát bài Tiến quânca. Bọn lính lên đạn. Võ Thị Sáu hô vang khẩu hiệu Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Át tiếng sóng biển, cả Côn Đảo ầm ầm tiếng thét căm thù, lên án tội ác của giặc. Tù nhân toàn đảo, không phân biệt chính trị hay thường phạm, ngày tang tóc này, đều nhịn ăn, phản đối.

Người con gái của miền Nam thành đồng sống anh hùng, chết cũng anh hùng như thế đó. Chúng tôi ao ước một ngày nào đó được đến

nghĩa địa Hàng Dương viếng mộ Sáu. Ao ước này mãi sau ngày 30-8-1954 mới được thực hiện. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi song tù Côn Đảo còn phải nổ ra một đợt đấu tranh dài trên 40 ngày, đình công kết hợp tuyệt thực, đòi xóa bỏ án chết, thực hiện quy chế tù chiến tranh, trao trả về Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Địch tập trung lực lượng đàn áp khốc liệt nhưng không thu được kết quả nên buộc phải chấp nhận mọi yêu sách của tù nhân.

Một sáng, bọn thống trị cho chuyển vào lao những bọc quần áo tư trang lưu kho, trả lại cho tù nhân. Là thành viên đại diện ngoại giao khu biệt lập, tôi được giao nhiệm vụ ra lục tìm những buộc quần áo của các đồng chí đang ở biệt lập, xếp riêng ra một đống, những buộc còn lại, nhà tù lại chuyển sang các lao khác cho nhận. Việc không có gì quan trọng, chỉ cần tỉ mỉ bới tìm. Làm sao nhặt đúng tên ghi ngoài buộc, không nhầm, không sót, cả buổi sáng mới chọn xong. Cầm đến buộc cuối chót, tôi bàng hoàng cả người. Võ Thị Sáu, sợ bị tù gácđiêng nhìn thấy, tôi nhét nó vào trong một bọc khác. Rồi lớn tiếng kêu tên từng đồng chí ra nhận lại quần áo của mình.

Đến lượt anh Lý Hải Châu, tôi khẽ nói: Trong này có gói của Võ Thị Sáu. Giờ vào khám tù, tôi báo cáo lại công việc với Ban Chấp hành

về cái chết anh dũng của Võ Thị Sáu, mờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952 trên Côn Đảo này đã khiến chúng tôi phải khâm phục. Điều gì đã làm cho giặc phải khiếp sợ cô gái miền Nam chưa đầy 17 tuổi? Điều gì đã buộc chúa đảo Giátty phải dùng súng uy hiếp mới buộc được những phụ nữ Pháp (vợ con công chức, gácđiêng, Tây làm việc trên Đảo) cùng gia nhân của gácđiêng, thầy chú người Việt, phải quay trở về nhà, với đôi mắt đỏ hoe phẫn nộ, phản đối tội ác. Linh mục, cha xứ ở đảo tù, chắc trong đời truyền giáo của mình cũng không thể nào quên hình ảnh người con gái miền Đất Đỏ ung dung đi giữa hai hàng lính đã thẳng thừng từ chối lễ rửa tội: “Tôi không có tội! Nếu cha muốn rửa tội, xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tôi đây”. Võ Thị Sáu cất lời hát bài Tiến quânca. Bọn lính lên đạn. Võ Thị Sáu hô vang khẩu hiệu Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm! Át tiếng sóng biển, cả Côn Đảo ầm ầm tiếng thét căm thù, lên án tội ác của giặc. Tù nhân toàn đảo, không phân biệt chính trị hay thường phạm, ngày tang tóc này, đều nhịn ăn, phản đối.

Người con gái của miền Nam thành đồng sống anh hùng, chết cũng anh hùng như thế đó. Chúng tôi ao ước một ngày nào đó được đến

nghĩa địa Hàng Dương viếng mộ Sáu. Ao ước này mãi sau ngày 30-8-1954 mới được thực hiện. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi song tù Côn Đảo còn phải nổ ra một đợt đấu tranh dài trên 40 ngày, đình công kết hợp tuyệt thực, đòi xóa bỏ án chết, thực hiện quy chế tù chiến tranh, trao trả về Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Địch tập trung lực lượng đàn áp khốc liệt nhưng không thu được kết quả nên buộc phải chấp nhận mọi yêu sách của tù nhân.

Một sáng, bọn thống trị cho chuyển vào lao những bọc quần áo tư trang lưu kho, trả lại cho tù nhân. Là thành viên đại diện ngoại giao khu biệt lập, tôi được giao nhiệm vụ ra lục tìm những buộc quần áo của các đồng chí đang ở biệt lập, xếp riêng ra một đống, những buộc còn lại, nhà tù lại chuyển sang các lao khác cho nhận. Việc không có gì quan trọng, chỉ cần tỉ mỉ bới tìm. Làm sao nhặt đúng tên ghi ngoài buộc, không nhầm, không sót, cả buổi sáng mới chọn xong. Cầm đến buộc cuối chót, tôi bàng hoàng cả người. Võ Thị Sáu, sợ bị tù gácđiêng nhìn thấy, tôi nhét nó vào trong một bọc khác. Rồi lớn tiếng kêu tên từng đồng chí ra nhận lại quần áo của mình.

Đến lượt anh Lý Hải Châu, tôi khẽ nói: Trong này có gói của Võ Thị Sáu. Giờ vào khám tù, tôi báo cáo lại công việc với Ban Chấp hành

khu. Anh Tư Hà (Tổng đại diện Côn Đảo cũng ở biệt lập) bảo tôi về lấy mang ra cho mọi người cùng xem.

Cởi dây buộc chéo chữ thập, bên trong vẻn vẹn chỉ có một chiếc áo cánh, một quần phụ nữ. Kích thước này đúng là quần áo của một cô gái không còn bé nhưng chưa lớn hẳn. Từ trong túi áo, tôi rút ra một tờ giấy in và những dòng chữ đánh máy. Hơn bốn chục năm đã qua, tôi nhớ được ý chính của bản cáo trạng kiêm giấy báo tòa đó.

Tòa án của quân đội Pháp ở miền Nam Đông Dương (TM-T.F.I.S) - Tribural Militaire des Troupes français d’Indochine du Sud - do đại tá Grépphanh (Colonel Greffin) chủ tọa, báo cho Võ Thị Sáu... Can tội phiến loạn, đã có những hành động xâm phạm đến an ninh quốc gia, gây giảm sút cho tinh thần quân đội viễn chinh Pháp ở miền Nam Đông Dương. Tội trạng này sẽ bị xử theo điều số... Bộ luật hình sự và điều số... Bộ luật thời chiến, hình phạt từ... năm tù khổ sai đến tử hình. Bị cáo được quyền nhờ cậy sự bào chữa của luật sư...

Phân chi ủy khu biệt lập dặn dò tôi cất giấu, gìn giữ cẩn thận những di vật của Võ Thị Sáu để mai này về đất liền nộp cho Chính phủ làm lưu niệm. Nguồn tin về Võ Thị Sáu lan ra. Nhiều đồng chí đến góp ý với tôi về cách giữ bí mật

nguồn tin, cách cất giấu di vật của người nữ anh hùng, các anh Lê Đình Cầu, Lý Hải Châu, Nguyễn Nhựt Thanh (tức Châu Xương) mách nước cho tôi nhiều ý xác đáng. Anh Minh Cảnh (tức Du Cờ Rê Din) nói: Những thứ này bây giờ thì bình thường nhưng mai sau sẽ trở thành quý báu vô cùng. Cậu ra Côn Đảo sau lại phải vào biệt lập ngay nên không rõ chuyện anh em mình chăm sóc mộ Võ Thị Sáu vất vả như thế nào. Chúa đảo cho người rình rập mà không bắt nổi những người dùng mưu trí dựng lại bia mộ. Sau mấy lần hắn đã hạ lệnh cho phá. Kíp tù thợ hồ bị giải về sở đánh đập, tra khảo tàn tệ mà cũng không nửa lời khai cho chúng biết bí mật của công việc.

Ngày 1-10-1954, tàu La Grátxcônhơ (La Cratcogne) của Pháp ra đón chuyến tù binh thứ ba trao cho chính phủ kháng chiến, gồm 1.002 người. Đoàn tù hồi hương đã phải đấu tranh quyết liệt chống thái độ cửa quyền của viên quan ba chỉ huy tàu, phản đối việc cấm đoàn tù không được trưng cờ - ảnh - biểu ngữ trên tàu. Y dọa: nếu không chấp hành, tàu sẽ được lệnh lập tức quay mũi trở lại Côn Đảo. Đoàn tù nghìn người như một, chia thành nhiều đội lần lượt lao mình xuống biển. Giặc chịu thua, ta hy sinh ba đồng chí, ở khoảng cách bờ biển Sầm Sơn (Thiệu Hóa) chưa đầy một hải lý.

khu. Anh Tư Hà (Tổng đại diện Côn Đảo cũng ở biệt lập) bảo tôi về lấy mang ra cho mọi người cùng xem.

Cởi dây buộc chéo chữ thập, bên trong vẻn vẹn chỉ có một chiếc áo cánh, một quần phụ nữ. Kích thước này đúng là quần áo của một cô gái không còn bé nhưng chưa lớn hẳn. Từ trong túi áo, tôi rút ra một tờ giấy in và những dòng chữ đánh máy. Hơn bốn chục năm đã qua, tôi nhớ được ý chính của bản cáo trạng kiêm giấy báo tòa đó.

Tòa án của quân đội Pháp ở miền Nam Đông Dương (TM-T.F.I.S) - Tribural Militaire des Troupes français d’Indochine du Sud - do đại tá Grépphanh (Colonel Greffin) chủ tọa, báo cho Võ Thị Sáu... Can tội phiến loạn, đã có những hành động xâm phạm đến an ninh quốc gia, gây giảm sút cho tinh thần quân đội viễn chinh Pháp ở miền Nam Đông Dương. Tội trạng này sẽ bị xử theo điều số... Bộ luật hình sự và điều số... Bộ luật thời chiến, hình phạt từ... năm tù khổ sai đến tử hình. Bị cáo được quyền nhờ cậy sự bào chữa của luật sư...

Phân chi ủy khu biệt lập dặn dò tôi cất giấu, gìn giữ cẩn thận những di vật của Võ Thị Sáu để mai này về đất liền nộp cho Chính phủ làm lưu niệm. Nguồn tin về Võ Thị Sáu lan ra. Nhiều đồng chí đến góp ý với tôi về cách giữ bí mật

nguồn tin, cách cất giấu di vật của người nữ anh hùng, các anh Lê Đình Cầu, Lý Hải Châu, Nguyễn Nhựt Thanh (tức Châu Xương) mách nước cho tôi nhiều ý xác đáng. Anh Minh Cảnh (tức Du Cờ Rê Din) nói: Những thứ này bây giờ thì bình thường nhưng mai sau sẽ trở thành quý báu vô cùng. Cậu ra Côn Đảo sau lại phải vào biệt lập ngay nên không rõ chuyện anh em mình chăm sóc mộ Võ Thị Sáu vất vả như thế nào. Chúa đảo cho người rình rập mà không bắt nổi những người dùng mưu trí dựng lại bia mộ. Sau mấy lần hắn đã hạ lệnh cho phá. Kíp tù thợ hồ bị giải về sở đánh đập, tra khảo tàn tệ mà cũng không nửa lời khai cho chúng biết bí mật của công việc.

Ngày 1-10-1954, tàu La Grátxcônhơ (La Cratcogne) của Pháp ra đón chuyến tù binh thứ ba trao cho chính phủ kháng chiến, gồm 1.002 người. Đoàn tù hồi hương đã phải đấu tranh quyết liệt chống thái độ cửa quyền của viên quan ba chỉ huy tàu, phản đối việc cấm đoàn tù không được trưng cờ - ảnh - biểu ngữ trên tàu. Y dọa: nếu

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)