GẶP VÕ THỊ SÁ UỞ KHÁM CHÍ HÒA *

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 44 - 48)

Lý Hải Châu

Anh Tám Thìn, cán bộ công an Long Thành - Bà Rịa cứ hàng ngày hóng qua song sắt rồi than thở: “Mãi chúng không giải con nhỏ lên trên này? Ở dưới ấy, chúng đánh nó chết mất!”.

- Ai? - Tôi hỏi - Sáu Đất Đỏ.

Cái tên gắn theo cả một địa danh vùng Đất Đỏ, giống như những cái tên “Cô Ba Bến Tre”, “Dì Năm Sa Đéc”, gây cho tôi sự tò mò, chú ý.

Độ một tháng sau, Tám Thìn chỉ xuống đám chị em tù nhân đang vui chơi rộn rịp dưới sân cỏ tầng một, reo lên:

- Đó, Sáu Đất Đỏ đó! Cô gái đang đi qua đi lại một mình ở dưới sân đó!

* Tư liệu lưu tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tôi nhìn theo. Một cô gái thon thả trong bộ bà ba đen, tóc xõa dưới vai, đang đi bách bộ dưới sân, một tay duỗi thẳng, một tay bắt chéo khuỷu, sau lưng. Cô có dáng đi rất thẳng, lặng lẽ, một mình, có lẽ vì mới ở tỉnh lên.

Đầu tháng Giêng 1951, tù nhân Chí Hòa phát động cuộc đấu tranh tuyệt thực đòi cải thiện đời sống, chống đánh đập. Cuộc tuyệt thực kéo dài mười một ngày rưỡi, đem lại thắng lợi lớn. Nhà tù thỏa mãn mọi yêu cầu của tù nhân. Với tư cách là Tổng đại diện, Chủ tịch Ủy ban Tranh đấu, tôi đi từng khám thông báo cho anh chị em về kết quả cuộc đấu tranh và tuyên bố ngưng tuyệt thực. Tại hai khám 9, 10 - giam tù nhân nữ - hàng trăm chị em nằm la liệt, thoi thóp dưới sàn xi măng, xanh xao, vàng vọt, nhưng những con mắt vẫn rừng rực khí phách, tinh anh, chăm chú nhìn tôi, lẳng lặng nghe tôi thông báo cho chị đại diện. Trong những con mắt ấy, tôi bắt gặp cặp mắt to tròn của người con gái xinh xắn tôi đã nhìn thấy dưới sân: Sáu Đất Đỏ.

Cũng trong cuộc đấu tranh, có một đại diện tù hình sự, đến ngày thứ bảy, bỏ ra ăn, sau đó, xuyên tạc ban lãnh đạo là “thiếu dân chủ”, áp đặt cuộc đấu tranh cho tù hình sự. Lập tức cả hàng trăm lá thư gửi cho tôi, phản đối hành động của người tù hình sự kia, trong đó có thư

GẶP VÕ THỊ SÁU Ở KHÁM CHÍ HÒA1*

Lý Hải Châu

Anh Tám Thìn, cán bộ công an Long Thành - Bà Rịa cứ hàng ngày hóng qua song sắt rồi than thở: “Mãi chúng không giải con nhỏ lên trên này? Ở dưới ấy, chúng đánh nó chết mất!”.

- Ai? - Tôi hỏi - Sáu Đất Đỏ.

Cái tên gắn theo cả một địa danh vùng Đất Đỏ, giống như những cái tên “Cô Ba Bến Tre”, “Dì Năm Sa Đéc”, gây cho tôi sự tò mò, chú ý.

Độ một tháng sau, Tám Thìn chỉ xuống đám chị em tù nhân đang vui chơi rộn rịp dưới sân cỏ tầng một, reo lên:

- Đó, Sáu Đất Đỏ đó! Cô gái đang đi qua đi lại một mình ở dưới sân đó!

* Tư liệu lưu tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tôi nhìn theo. Một cô gái thon thả trong bộ bà ba đen, tóc xõa dưới vai, đang đi bách bộ dưới sân, một tay duỗi thẳng, một tay bắt chéo khuỷu, sau lưng. Cô có dáng đi rất thẳng, lặng lẽ, một mình, có lẽ vì mới ở tỉnh lên.

Đầu tháng Giêng 1951, tù nhân Chí Hòa phát động cuộc đấu tranh tuyệt thực đòi cải thiện đời sống, chống đánh đập. Cuộc tuyệt thực kéo dài mười một ngày rưỡi, đem lại thắng lợi lớn. Nhà tù thỏa mãn mọi yêu cầu của tù nhân. Với tư cách là Tổng đại diện, Chủ tịch Ủy ban Tranh đấu, tôi đi từng khám thông báo cho anh chị em về kết quả cuộc đấu tranh và tuyên bố ngưng tuyệt thực. Tại hai khám 9, 10 - giam tù nhân nữ - hàng trăm chị em nằm la liệt, thoi thóp dưới sàn xi măng, xanh xao, vàng vọt, nhưng những con mắt vẫn rừng rực khí phách, tinh anh, chăm chú nhìn tôi, lẳng lặng nghe tôi thông báo cho chị đại diện. Trong những con mắt ấy, tôi bắt gặp cặp mắt to tròn của người con gái xinh xắn tôi đã nhìn thấy dưới sân: Sáu Đất Đỏ.

Cũng trong cuộc đấu tranh, có một đại diện tù hình sự, đến ngày thứ bảy, bỏ ra ăn, sau đó, xuyên tạc ban lãnh đạo là “thiếu dân chủ”, áp đặt cuộc đấu tranh cho tù hình sự. Lập tức cả hàng trăm lá thư gửi cho tôi, phản đối hành động của người tù hình sự kia, trong đó có thư

của Võ Thị Sáu: “... đề nghị đồng chí Tổng đại diện cương quyết trừng trị tên phản bội...”.

Tiếp đó là Tết Tân Mão tưng bừng, náo nhiệt, chưa từng có trước đó tại nhà lao Chí Hòa. Vui vì thắng lợi của cuộc đấu tranh, vui vì các tin chiến thắng từ bên ngoài dồn dập dội vào. Chúng tôi có đủ cả: bánh tét, bánh hỏi, thịt quay, dưa hấu... Cờ đỏ sao vàng rực rỡ các khám. Tôi được nhà tù mở cửa cho ra để đi chúc tết anh chị em. Tôi đi giữa những tiếng hoan hô của các khám. Có khám đón tôi bằng một bản đồng ca, có khám đón tôi bằng một điệu múa Lào. Riêng khám Võ Thị Sáu ở đón tôi bằng một điệu múa lân... Rất nhộn. Một cô lấy cái xô tôn đựng cơm làm lân để múa. Một cô tôi nhớ là Lan cụt, vì ném lựu đạn diệt địch, bị cụt mất hai ngón tay - gõ trống trên cái đáy thùng gỗ đựng nước. Cô thứ ba, mặt đen, râu trắng, bụng nhét đầy quần áo, đóng vai ông Địa. Ông Địa phe phẩy chiếc quạt bước từng bước theo nhịp vỗ tay của hàng chục chị em. Trong số đó có Võ Thị Sáu. Các cô cười đùa hồn nhiên, vui hết cỡ...

Tháng 4 năm 1951, Võ Thị Sáu ra trước Tòa án Quân sự thường trực Pháp, lãnh án tử hình. Chúng đưa Sáu xuống Khám Lớn Sài Gòn, xiềng tại khu Cabanon, cùng với chị Đinh Thị Rớt. Chị Rớt sau giảm án xuống tù chung thân.

Tháng 5 năm 1951, tôi cũng ra tòa, lãnh án tử hình. Hai hôm đầu, chúng tạm giam tôi cùng mấy tử tù nữa cũng tại khu Cabanon, đối diện với xà lim giam Sáu và Rớt. Tôi nhờ giám thị bí mật chuyển quà bánh và thư thăm hỏi sang hai cô. Tôi nhận được thư của Sáu: “Cảm ơn anh. Chúng em vẫn “bất tử”. Kính chúc anh cũng “bất tử” như chúng em”. Giọng vui vui.

của Võ Thị Sáu: “... đề nghị đồng chí Tổng đại diện cương quyết trừng trị tên phản bội...”.

Tiếp đó là Tết Tân Mão tưng bừng, náo nhiệt, chưa từng có trước đó tại nhà lao Chí Hòa. Vui vì thắng lợi của cuộc đấu tranh, vui vì các tin chiến thắng từ bên ngoài dồn dập dội vào. Chúng tôi có đủ cả: bánh tét, bánh hỏi, thịt quay, dưa hấu... Cờ đỏ sao vàng rực rỡ các khám. Tôi được nhà tù mở cửa cho ra để đi chúc tết anh chị em. Tôi đi giữa những tiếng hoan hô của các khám. Có khám đón tôi bằng một bản đồng ca, có khám đón tôi bằng một điệu múa Lào. Riêng khám Võ Thị Sáu ở đón tôi bằng một điệu múa lân... Rất nhộn. Một cô lấy cái xô tôn đựng cơm làm lân để múa. Một cô tôi nhớ là Lan cụt, vì ném lựu đạn diệt địch, bị cụt mất hai ngón tay - gõ trống trên cái đáy thùng gỗ đựng nước. Cô thứ ba, mặt đen, râu trắng, bụng nhét đầy quần áo, đóng vai ông Địa. Ông Địa phe phẩy chiếc quạt bước từng bước theo nhịp vỗ tay của hàng chục chị em. Trong số đó có Võ Thị Sáu. Các cô cười đùa hồn nhiên, vui hết cỡ...

Tháng 4 năm 1951, Võ Thị Sáu ra trước Tòa án Quân sự thường trực Pháp, lãnh án tử hình. Chúng đưa Sáu xuống Khám Lớn Sài Gòn, xiềng tại khu Cabanon, cùng với chị Đinh Thị Rớt. Chị Rớt sau giảm án xuống tù chung thân.

Tháng 5 năm 1951, tôi cũng ra tòa, lãnh án tử hình. Hai hôm đầu, chúng tạm giam tôi cùng mấy tử tù nữa cũng tại khu Cabanon, đối diện với xà lim giam Sáu và Rớt. Tôi nhờ giám thị bí mật chuyển quà bánh và thư thăm hỏi sang hai cô. Tôi nhận được thư của Sáu: “Cảm ơn anh. Chúng em vẫn “bất tử”. Kính chúc anh cũng “bất tử” như chúng em”. Giọng vui vui.

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)