Câu chuyện về tấm bia mộ Võ Thị Sáu và những kiến nghị của đoàn tù chính trị thành phố Hải Phòng chỉ rộn lên trong những ngày
đoàn tù có mặt tại Côn Đảo, rồi chìm vào trong lãng quên của những công việc thường ngày. Ở Khu di tích lịch sử Côn Đảo thời ấy, còn có hàng ngàn sự kiện cũng mơ hồ như vậy. Việc xác minh không dễ dàng gì khi hàng tháng mới có một chuyến tàu ra vào và điều kiện đi lại khi đó không dễ dàng gì.
Riêng với tôi, câu chuyện chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào như một nỗi ám ảnh khôn nguôi, như một nỗi day dứt trong lần hành hương đầu tiên về Côn Đảo. Những cuốn sách viết về Võ Thị Sáu thời ấy đều ghi ngày hy sinh của chị như trên tấm bia. Tôi ước gì có thể tìm được đúng ngày chị hy sinh, như một nén hương lòng thành kính dâng lên chị.
Năm 1985, Đặc khu ủy Vũng Tàu - Côn Đảo cử tôi tháp tùng đoàn cán bộ của Xí nghiệp Thiết kế quy hoạch tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ra khảo sát phục vụ dự án quy hoạch lại Côn Đảo. Anh Mười Nhàn phụ trách Ban quản lý di tích lịch sử Côn Đảo cho biết, trong lúc sắp xếp lại kho hồ sơ, anh chị em nhân viên mới phát hiện ra cuốn Sổ Giám sát tử vong ở Nhà tù Côn Đảo. Tôi mừng như bắt được vàng.
Cuốn sổ bìa đen dày, khổ 22 x 35cm, biên chép tên những người đã chết tại Côn Đảo từ năm 1947 đến năm 1975, chia từng cột ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, án tiết, số tù, nơi
Mờ sáng hôm sau, khi bọn lính giải chị Sáu ra trường bắn, tất cả tù nhân đã đứng dậy hát bài “Chiến sĩ ca” đưa tiễn chị và đồng thanh hô vang các khẩu hiệu: Đả đảo thực dân Pháp! Đả đảo hành hình! Tinh thần Võ Thị Sáu bất diệt!
Theo sự chỉ đạo của Đảo ủy và Liên đoàn Tù nhân kháng chiến Côn Đảo, toàn đảo đã bỏ ăn một bữa để phản kháng cuộc hành hình người thiếu nữ Võ Thị Sáu.
Gần một năm sau, 198 tù binh đã tham gia cuộc võ trang giải thoát ngày 12-12-1952 tại Bến Đầm. Đảo ủy đã chỉ đạo bộ phận tù binh làm công tác chính trị tư tưởng, xây dựng quyết tâm vượt đảo về kháng chiến, trả thù cho chị Sáu và những đồng đội đã ngã xuống. Vậy mà tấm bia mộ lại ghi ngày mất của chị là ngày 23-12-1952. Nhóm tù binh trong đoàn tù chính trị thành phố Hải Phòng khẳng định ngày mất của Võ Thị Sáu ghi trên tấm bia là sai, vì các nhân chứng có mặt tại đây đã chứng kiến cuộc hành hình trước khi tham gia vượt ngục (12-12-1952) cả năm trời. Đây cũng là một trong những kiến nghị của đoàn tù chính trị trước khi rời đảo.
2. Cuốn Sổ Giám sát tử vong
Câu chuyện về tấm bia mộ Võ Thị Sáu và những kiến nghị của đoàn tù chính trị thành phố Hải Phòng chỉ rộn lên trong những ngày
đoàn tù có mặt tại Côn Đảo, rồi chìm vào trong lãng quên của những công việc thường ngày. Ở Khu di tích lịch sử Côn Đảo thời ấy, còn có hàng ngàn sự kiện cũng mơ hồ như vậy. Việc xác minh không dễ dàng gì khi hàng tháng mới có một chuyến tàu ra vào và điều kiện đi lại khi đó không dễ dàng gì.
Riêng với tôi, câu chuyện chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào như một nỗi ám ảnh khôn nguôi, như một nỗi day dứt trong lần hành hương đầu tiên về Côn Đảo. Những cuốn sách viết về Võ Thị Sáu thời ấy đều ghi ngày hy sinh của chị như trên tấm bia. Tôi ước gì có thể tìm được đúng ngày chị hy sinh, như một nén hương lòng thành kính dâng lên chị.
Năm 1985, Đặc khu ủy Vũng Tàu - Côn Đảo cử tôi tháp tùng đoàn cán bộ của Xí nghiệp Thiết kế quy hoạch tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh ra khảo sát phục vụ dự án quy hoạch lại Côn Đảo. Anh Mười Nhàn phụ trách Ban quản lý di tích lịch sử Côn Đảo cho biết, trong lúc sắp xếp lại kho hồ sơ, anh chị em nhân viên mới phát hiện ra cuốn Sổ Giám sát tử vong ở Nhà tù Côn Đảo. Tôi mừng như bắt được vàng.
Cuốn sổ bìa đen dày, khổ 22 x 35cm, biên chép tên những người đã chết tại Côn Đảo từ năm 1947 đến năm 1975, chia từng cột ghi rõ họ tên, năm sinh, quê quán, án tiết, số tù, nơi
giam giữ, ngày chết, lý do chết. Trang ghi ngày mất của chị Võ Thị Sáu (bằng tiếng Pháp): “Võ Thị Sáu tức Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại Bà Rịa, án tử hình; số tù G.267, chết lúc 7 giờ ngày 23-1-1952, do việc thi hành án tử hình”1.
Theo biên chép trong cuốn sổ, cùng ngày 23-1-1952, thực dân Pháp còn xử bắn anh Hồ Văn Năm tức Năm Đen, quê ở Vĩnh Long, số tù G.248.
Trở lại Hàng Dương, chúng tôi tìm được mộ anh Hồ Văn Năm, ngay cạnh mộ Võ Thị Sáu. Tấm bia mộ anh đúc bằng xi măng đã sẫm màu, rêu phong loang lổ, trên đó còn đọc rõ hàng chữ: “Hồ Văn Năm... Mất ngày 23-1-1952”. Có lẽ tấm bia mộ anh còn được giữ nguyên vẹn từ dạo ấy. Nó không phải chịu số phận thăng trầm như tấm bia mộ chị Sáu.