Sự hoài nghi của các nhân chứng lịch sử

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 58 - 60)

chính trị của thành phố Hải Phòng đã khẳng định là ngày hy sinh của Võ Thị Sáu ghi trên bia mộ là không chính xác. Chuyến đi thăm Côn Đảo lần đầu đã mở cho tôi một hành trình mới, đi tìm một lời giải đáp: chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào?

1. Sự hoài nghi của các nhân chứng lịch sử lịch sử

Đoàn cựu tù chính trị dừng lại khá lâu tại Khu B Nghĩa trang Hàng Dương, nơi có phần mộ chị Võ Thị Sáu và nhiều chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Sau khi thắp nhang, tưởng niệm, các cựu tù chia nhau đi thắp nhang cho phần mộ đồng đội trong Khu B.

Một tốp cựu tù nhân ngồi dưới gốc dương già đã cụt ngọn bên ngôi mộ Võ Thị Sáu, chỉ còn lại một cành xanh tốt vươn về hướng Bắc. Cô thuyết minh say sưa kể những truyền thuyết về Võ Thị Sáu, về cây dương, về một nhánh cây như cánh tay vươn về phương Bắc, như tấm lòng người thiếu nữ anh hùng luôn hướng về Thủ đô, hướng về Bác Hồ.

Nhưng đoàn cựu tù chính trị lại quan tâm đến một chuyện khác, rằng ngày chị Sáu hy sinh không đúng như ngày ghi trên bia mộ. Tấm bia trước mộ mang hàng chữ: “Võ Thị Sáu tức Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23-12-1952”.

Những người tù chính trị ngồi dưới gốc dương đều có mặt tại Côn Đảo trong năm 1952 đầy biến động. Họ không thể nào quên được cái ngày đau thương ấy.

Năm 1952, Côn Đảo có 548 tù binh và 1.739 tù án, phần đông là án chính trị1. Khi đó, tù nhân đã có tổ chức Đảng (Đảo ủy) bí mật và tổ chức công khai mang tên Liên đoàn Tù nhân kháng chiến Côn Đảo. Biết tin địch đưa Võ Thị Sáu ra Côn Đảo hành hình, Đảo ủy và Liên đoàn Tù nhân kháng chiến đã chỉ đạo tù chính trị ở tất cả các trại giam phản đối cuộc hành hình Võ Thị Sáu. Kíp tù nhân làm bồi bếp nhận được chỉ thị liên hệ với Võ Thị Sáu, động viên chị giữ vững khí tiết khi ra pháp trường2, đồng thời nắm rõ tiểu sử của chị để tố cáo hành vi giết người phi pháp của giặc (luật pháp nước Pháp không áp dụng án tử hình với phụ nữ và tuổi vị thành niên).

1, 2. Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1862-1975, Nxb. Lao động, 2008, tr.370, 361. 2008, tr.370, 361.

nhà văn Phùng Quán đã tiểu thuyết hóa thành tác phẩm “Vượt Côn Đảo”.

Nhiều nhân chứng lịch sử trong đoàn tù chính trị của thành phố Hải Phòng đã khẳng định là ngày hy sinh của Võ Thị Sáu ghi trên bia mộ là không chính xác. Chuyến đi thăm Côn Đảo lần đầu đã mở cho tôi một hành trình mới, đi tìm một lời giải đáp: chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào?

1. Sự hoài nghi của các nhân chứng lịch sử lịch sử

Đoàn cựu tù chính trị dừng lại khá lâu tại Khu B Nghĩa trang Hàng Dương, nơi có phần mộ chị Võ Thị Sáu và nhiều chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Sau khi thắp nhang, tưởng niệm, các cựu tù chia nhau đi thắp nhang cho phần mộ đồng đội trong Khu B.

Một tốp cựu tù nhân ngồi dưới gốc dương già đã cụt ngọn bên ngôi mộ Võ Thị Sáu, chỉ còn lại một cành xanh tốt vươn về hướng Bắc. Cô thuyết minh say sưa kể những truyền thuyết về Võ Thị Sáu, về cây dương, về một nhánh cây như cánh tay vươn về phương Bắc, như tấm lòng người thiếu nữ anh hùng luôn hướng về Thủ đô, hướng về Bác Hồ.

Nhưng đoàn cựu tù chính trị lại quan tâm đến một chuyện khác, rằng ngày chị Sáu hy sinh không đúng như ngày ghi trên bia mộ. Tấm bia trước mộ mang hàng chữ: “Võ Thị Sáu tức Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933 tại Bà Rịa, mất ngày 23-12-1952”.

Những người tù chính trị ngồi dưới gốc dương đều có mặt tại Côn Đảo trong năm 1952 đầy biến động. Họ không thể nào quên được cái ngày đau thương ấy.

Năm 1952, Côn Đảo có 548 tù binh và 1.739 tù án, phần đông là án chính trị1. Khi đó, tù nhân đã có tổ chức Đảng (Đảo ủy) bí mật và tổ chức công khai mang tên Liên đoàn Tù nhân kháng chiến Côn Đảo. Biết tin địch đưa Võ Thị Sáu ra Côn Đảo hành hình, Đảo ủy và Liên đoàn Tù nhân kháng chiến đã chỉ đạo tù chính trị ở tất cả các trại giam phản đối cuộc hành hình Võ Thị Sáu. Kíp tù nhân làm bồi bếp nhận được chỉ thị liên hệ với Võ Thị Sáu, động viên chị giữ vững khí tiết khi ra pháp trường2, đồng thời nắm rõ tiểu sử của chị để tố cáo hành vi giết người phi pháp của giặc (luật pháp nước Pháp không áp dụng án tử hình với phụ nữ và tuổi vị thành niên).

1, 2. Lịch sử Nhà tù Côn Đảo 1862-1975, Nxb. Lao động, 2008, tr.370, 361. 2008, tr.370, 361.

Mờ sáng hôm sau, khi bọn lính giải chị Sáu ra trường bắn, tất cả tù nhân đã đứng dậy hát bài “Chiến sĩ ca” đưa tiễn chị và đồng thanh hô vang các khẩu hiệu: Đả đảo thực dân Pháp! Đả đảo hành hình! Tinh thần Võ Thị Sáu bất diệt!

Theo sự chỉ đạo của Đảo ủy và Liên đoàn Tù nhân kháng chiến Côn Đảo, toàn đảo đã bỏ ăn một bữa để phản kháng cuộc hành hình người thiếu nữ Võ Thị Sáu.

Gần một năm sau, 198 tù binh đã tham gia cuộc võ trang giải thoát ngày 12-12-1952 tại Bến Đầm. Đảo ủy đã chỉ đạo bộ phận tù binh làm công tác chính trị tư tưởng, xây dựng quyết tâm vượt đảo về kháng chiến, trả thù cho chị Sáu và những đồng đội đã ngã xuống. Vậy mà tấm bia mộ lại ghi ngày mất của chị là ngày 23-12-1952. Nhóm tù binh trong đoàn tù chính trị thành phố Hải Phòng khẳng định ngày mất của Võ Thị Sáu ghi trên tấm bia là sai, vì các nhân chứng có mặt tại đây đã chứng kiến cuộc hành hình trước khi tham gia vượt ngục (12-12-1952) cả năm trời. Đây cũng là một trong những kiến nghị của đoàn tù chính trị trước khi rời đảo.

Một phần của tài liệu Huyền thoại con người Việt Nam - Võ Thị Sáu: Phần 2 (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)