ngày hy sinh của chị
Sau khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập (8-1992) và đi vào hoạt động (10-1992), anh Trần Quang Huy, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin về phụ trách Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Trần Quang Huy từng làm Tổng Biên 1. Cuốn sổ còn lưu tại Ban Quản lý Di tích Lịch sử Nhà tù Côn Đảo.
tập báo, có kinh nghiệm sử dụng báo chí làm công cụ tuyên truyền. Anh trao đổi với tôi, tỉnh mới thành lập, phải củng cố đoàn kết trong cán bộ và nhân dân giữa các địa phương hợp thành. Không gì bằng giáo dục truyền thống. Ta nên viết về truyền thống của các địa phương. Tôi hưởng ứng ngay bằng loạt bài in trên báo Bà Rịa - Vũng Tàu về thành phố Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn, xã Long Phước kiên trung bất khuất (thị xã Bà Rịa), xã Hắc Dịch - căn cứ địa cách mạng (huyện Tân Thành), ông già Cao Văn Ngọc (huyện Long Đất) và bài “Chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào?”1...
Bài “Chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào?” nhận được sự quan tâm đặc biệt, không phải chỉ vì sự nổi tiếng của Võ Thị Sáu mà vì những vấn đề đặt ra khác hẳn với những tư liệu trước đó, khác với hiểu biết xưa nay của cán bộ và nhân dân quê hương chị - khác với cả năm sinh, ngày mất của chị đã tạc vào tượng đài Võ Thị Sáu sừng sững giữa ngã tư Đất Đỏ.
Đã có những phản ứng khác nhau từ một số cán bộ của huyện Long Đất. Trần Quang Huy hơi chột dạ, nhưng sau khi tôi trình bày các cơ sở tư liệu đã thu thập được từ các nhân chứng 1. Tham khảo báo Bà Rịa - Vũng Tàu các số ra trong tháng 10 và tháng 11-1992.
giam giữ, ngày chết, lý do chết. Trang ghi ngày mất của chị Võ Thị Sáu (bằng tiếng Pháp): “Võ Thị Sáu tức Nguyễn Thị Sáu, sinh năm 1933, tại Bà Rịa, án tử hình; số tù G.267, chết lúc 7 giờ ngày 23-1-1952, do việc thi hành án tử hình”1.
Theo biên chép trong cuốn sổ, cùng ngày 23-1-1952, thực dân Pháp còn xử bắn anh Hồ Văn Năm tức Năm Đen, quê ở Vĩnh Long, số tù G.248.
Trở lại Hàng Dương, chúng tôi tìm được mộ anh Hồ Văn Năm, ngay cạnh mộ Võ Thị Sáu. Tấm bia mộ anh đúc bằng xi măng đã sẫm màu, rêu phong loang lổ, trên đó còn đọc rõ hàng chữ: “Hồ Văn Năm... Mất ngày 23-1-1952”. Có lẽ tấm bia mộ anh còn được giữ nguyên vẹn từ dạo ấy. Nó không phải chịu số phận thăng trầm như tấm bia mộ chị Sáu.
3. Lễ tưởng niệm Võ Thị Sáu vào đúng ngày hy sinh của chị ngày hy sinh của chị
Sau khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được thành lập (8-1992) và đi vào hoạt động (10-1992), anh Trần Quang Huy, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin về phụ trách Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy. Trần Quang Huy từng làm Tổng Biên 1. Cuốn sổ còn lưu tại Ban Quản lý Di tích Lịch sử Nhà tù Côn Đảo.
tập báo, có kinh nghiệm sử dụng báo chí làm công cụ tuyên truyền. Anh trao đổi với tôi, tỉnh mới thành lập, phải củng cố đoàn kết trong cán bộ và nhân dân giữa các địa phương hợp thành. Không gì bằng giáo dục truyền thống. Ta nên viết về truyền thống của các địa phương. Tôi hưởng ứng ngay bằng loạt bài in trên báo Bà Rịa - Vũng Tàu về thành phố Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn, xã Long Phước kiên trung bất khuất (thị xã Bà Rịa), xã Hắc Dịch - căn cứ địa cách mạng (huyện Tân Thành), ông già Cao Văn Ngọc (huyện Long Đất) và bài “Chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào?”1...
Bài “Chị Võ Thị Sáu hy sinh ngày nào?” nhận được sự quan tâm đặc biệt, không phải chỉ vì sự nổi tiếng của Võ Thị Sáu mà vì những vấn đề đặt ra khác hẳn với những tư liệu trước đó, khác với hiểu biết xưa nay của cán bộ và nhân dân quê hương chị - khác với cả năm sinh, ngày mất của chị đã tạc vào tượng đài Võ Thị Sáu sừng sững giữa ngã tư Đất Đỏ.
Đã có những phản ứng khác nhau từ một số cán bộ của huyện Long Đất. Trần Quang Huy hơi chột dạ, nhưng sau khi tôi trình bày các cơ sở tư liệu đã thu thập được từ các nhân chứng 1. Tham khảo báo Bà Rịa - Vũng Tàu các số ra trong tháng 10 và tháng 11-1992.
và các kho lưu trữ thì anh yên tâm và nói với tôi: anh tin em, cứ làm tới.
Chỉ còn không đầy một tháng nữa là tròn 40 năm ngày hy sinh của Võ Thị Sáu (23-1-1952 – 23-1-1992), tôi làm tờ trình đề nghị tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm ngày hy sinh của Võ Thị Sáu vào đúng ngày hy sinh của chị (23- 1-1952 – 23-1-1992). Anh Trần Quang Huy trực tiếp trình bày với Thường trực Tỉnh ủy, được Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Hy ủng hộ, Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt.
Lần đầu tiên sau 40 năm, lễ kỷ niệm ngày hy sinh của Võ Thị Sáu được tổ chức trọng thể vào đúng ngày hy sinh của chị (23-1-1952 – 23-1- 1992) tại quê hương Đất Đỏ. Buổi lễ có sự tham dự của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện thành phố các huyện, thị xã. Ông Phạm Văn Hy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, đọc diễn văn khai mạc lễ tưởng niệm với niềm tự hào, xúc động và thành kính1.
Anh Trần Quang Huy rất phấn khởi vì chủ trương xây dựng tinh thần đoàn kết thông qua việc giáo dục truyền thống trong những ngày đầu thành lập tỉnh đã đạt kết quả đáng khích lệ. 1. Hồ sơ hoạt động lưu tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu. Có thể tham khảo bài diễn văn của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Hy trên báo Bà Rịa - Vũng Tàu, số ra ngày 24-1-1992.
Với tôi, niềm vui là được thắp nén nhang thơm vào đúng ngày hy sinh của chị Sáu, âu cũng là duyên tình, tâm tư của người viết sử với những nhân chứng và vong hồn các anh hùng liệt sĩ.