Nữ nghệ sĩ Kim Chi đến văn phòng tìm tôi, đề nghị viết cho chị một kịch bản phim về Võ Thị Sáu. Chị đã nộp hồ sơ xin thành lập một hãng phim tư nhân mang tên Hải Đăng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị muốn có một bộ phim nhựa ra mắt hãng phim về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Tôi từ chối vì chưa từng viết kịch bản phim, nhưng hứa sẽ viết cho chị “Những mẩu chuyện về Võ Thị Sáu”.
Năm tuần sau, tôi gửi đến cho Kim Chi bản thảo cuốn “Võ Thị Sáu - con người và huyền thoại”, khoảng 70 trang viết tay trên giấy A4. Chị đọc ngay và hôm sau mời tôi uống cà phê, chị nói: rất xúc động. Tôi sẽ nhờ nhà văn Nguyễn Quang Sáng chuyển thể thành kịch bản.
Ít lâu sau, chị Kim Chi buồn rầu thông báo: hãng phim Hải Đăng không thành. Bộ chưa cho phép lập hãng phim tư nhân.
Anh Trần Quang Huy lại ra tay cứu cho Kim Chi một bàn thua trông thấy: để anh tìm cách xuất bản cuốn sách này.
và các kho lưu trữ thì anh yên tâm và nói với tôi: anh tin em, cứ làm tới.
Chỉ còn không đầy một tháng nữa là tròn 40 năm ngày hy sinh của Võ Thị Sáu (23-1-1952 – 23-1-1992), tôi làm tờ trình đề nghị tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 40 năm ngày hy sinh của Võ Thị Sáu vào đúng ngày hy sinh của chị (23- 1-1952 – 23-1-1992). Anh Trần Quang Huy trực tiếp trình bày với Thường trực Tỉnh ủy, được Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Hy ủng hộ, Thường trực Tỉnh ủy phê duyệt.
Lần đầu tiên sau 40 năm, lễ kỷ niệm ngày hy sinh của Võ Thị Sáu được tổ chức trọng thể vào đúng ngày hy sinh của chị (23-1-1952 – 23-1- 1992) tại quê hương Đất Đỏ. Buổi lễ có sự tham dự của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, đại diện thành phố các huyện, thị xã. Ông Phạm Văn Hy, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu, đọc diễn văn khai mạc lễ tưởng niệm với niềm tự hào, xúc động và thành kính1.
Anh Trần Quang Huy rất phấn khởi vì chủ trương xây dựng tinh thần đoàn kết thông qua việc giáo dục truyền thống trong những ngày đầu thành lập tỉnh đã đạt kết quả đáng khích lệ. 1. Hồ sơ hoạt động lưu tại Phòng Lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Bà Rịa - Vũng Tàu. Có thể tham khảo bài diễn văn của Bí thư Tỉnh ủy Phạm Văn Hy trên báo Bà Rịa - Vũng Tàu, số ra ngày 24-1-1992.
Với tôi, niềm vui là được thắp nén nhang thơm vào đúng ngày hy sinh của chị Sáu, âu cũng là duyên tình, tâm tư của người viết sử với những nhân chứng và vong hồn các anh hùng liệt sĩ.
4. Võ Thị Sáu - con người và huyền thoại
Nữ nghệ sĩ Kim Chi đến văn phòng tìm tôi, đề nghị viết cho chị một kịch bản phim về Võ Thị Sáu. Chị đã nộp hồ sơ xin thành lập một hãng phim tư nhân mang tên Hải Đăng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị muốn có một bộ phim nhựa ra mắt hãng phim về người nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Tôi từ chối vì chưa từng viết kịch bản phim, nhưng hứa sẽ viết cho chị “Những mẩu chuyện về Võ Thị Sáu”.
Năm tuần sau, tôi gửi đến cho Kim Chi bản thảo cuốn “Võ Thị Sáu - con người và huyền thoại”, khoảng 70 trang viết tay trên giấy A4. Chị đọc ngay và hôm sau mời tôi uống cà phê, chị nói: rất xúc động. Tôi sẽ nhờ nhà văn Nguyễn Quang Sáng chuyển thể thành kịch bản.
Ít lâu sau, chị Kim Chi buồn rầu thông báo: hãng phim Hải Đăng không thành. Bộ chưa cho phép lập hãng phim tư nhân.
Anh Trần Quang Huy lại ra tay cứu cho Kim Chi một bàn thua trông thấy: để anh tìm cách xuất bản cuốn sách này.
Cuốn sách “Võ Thị Sáu - con người và huyền thoại” ra đời nhờ sự vận động của Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trần Quang Huy, theo hình thức các đơn vị, địa phương đặt mua sách theo giá bìa, 10.000 bản đã phát hành hết ngay trong đợt đầu tiên năm 1993. Theo phương tức ấy, đã có 3 đơn vị, 4 nhà xuất bản tái bản đến lần thứ 12, tổng cộng 35.000 bản.