Ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng tái sinh chồi bất định ban đầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng tếch (tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro (Trang 42 - 46)

Kết quả nghiên cứu của một số tác giả cho Keo, Bạch đàn, Thông, Hông … cho thấy thời vụ và thời điểm lấy mẫu có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ bật chồi của mẫu cấy. Nghiên cứu của Đoàn Thị Mai và cộng sự cho thấy thời vụ vào mẫu của Bạch đàn lai U29C3 là từ tháng 5 đến tháng 8 [10]. Phạm Thị Kim Thanh tìm được mùa vụ vào mẫu của Thông là từ tháng 4 đến tháng 10 [20]. Nghiên cứu của Anja Hohtoia cho thấy khả năng sống và mức độ nhiễm nấm bệnh của mẫu vật nuôi cấy bị ảnh hưởng theo mùa, mẫu nuôi cấy phát triển tốt vào mùa sinh trưởng Xuân Hè và phát triển kém vào mùa Thu Đông [27]…

Tếch là một loài cây sinh trưởng theo mùa nên nhân tố mùa vụ lấy mẫu có ảnh hưởng đến khả năng tái sinh chồi của mẫu vật. Để tìm hiểu ảnh hưởng của nhân tố mùa vụ cũng như trạng thái sinh lý trong mô, cơ quan có liên

quan đến khả năng tái sinh chồi và sự nhiễm nấm bệnh trong nuôi cấy in vitro

loài Tếch. Chính vì vậy đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng tái sinh chồi Tếch. Thí nghiệm được tiến hành nhằm xác định thời gian thích hợp cho việc đưa mẫu cấy vào môi trường vô trùng thành công nhất. Vật liệu thí nghiệm được lấy ở chồi 20 ngày tuổi, sinh trưởng tốt, không sâu bệnh của cây ghép 4 tháng tuổi. Mẫu cấy có chiều dài từ 3-6cm mang từ 1-2 nách lá, được khử trùng bằng HgCl2 0,05% trong khoảng thời gian 10 phút, sau đó cấy vào môi trường MS có bổ sung 3% đường saccarose, 7% agar và 0,5mg/l BAP. Qua theo dõi diễn biến của mẫu trong 30 ngày để loại bỏ mẫu nhiễm và quan sát các mẫu bật chồi. Kết quả thu được ở phụ biểu 03, tổng hợp trong bảng 3.2 và thể hiện trên hình 3.1 như sau:

Bảng 3.2: nh hưởng của mùa vụ đến khả năng tái sinh chồi ban đầu

Mùa TL Mẫu nhiễm(%) TL mẫu bật chồi(%) TL mẫu chết(%)

Thu (9-2006) 64,07 6,67 29,26 Đông (12-2006) 59,81 3,33 36,85 Xuân (3-2007) 75,37 15,00 9,63 Hạ (6-2007) 73,52 13,89 12,59 F 26,77 47,51 70,56 SigF 0,000 0,000 0,000

75.37 5.99 18.64 73.52 5.44 21.05 64.07 2.68 33.25 59.82 0.97 39.22 0 10 20 30 40 50 60 70 80 TL %

Xuan Ha Thu Dong Mùa

TL Nhiem TL Bat choi TL Chet

Hình 3.1: Biểu đồ ảnh hưởng của mùa vụ đến khả năng tái sinh chồi ban đầu

Kết quả cho thấy nhân tố mùa vụ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ bật chồi của mẫu cấy. Tỷ lệ mẫu bật chồi vào vụ Xuân Hè (15% và 13,89%) cao hơn so với vụ Thu Đông (6,67% và 3,33%)

Kết quả phân tích ANOVA ở phụ biểu 03 cho thấy xác suất F (47,51) tính được của mùa vụ và tỷ lệ mẫu bật chồi là Sig=0,000 <0,05. Như vậy, tỷ lệ mẫu bật chồi của Tếch phụ thuộc vào thời điểm lấy mẫu khác nhau trong năm. Theo tiêu chuẩn Duncan cho thấy vào mùa xuân tỷ lệ mẫu bật chồi là cao nhất đạt 15,00% tiếp theo là mùa hè tỷ lệ bật chồi đạt 13,89% còn thấp nhất là vào mùa đông chỉ đạt được 3,33% còn mùa thu số mẫu bật chồi cũng không đáng kể 6,67%.

Tỷ lệ mẫu nhiễm và mẫu chết đều phụ thuộc vào mùa lấy mẫu do F tính được đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 rất nhiều. Tỷ lệ mẫu nhiễm cao nhất vào mùa Xuân (75,37%) tiếp theo là mùa Hè (73,52%), mùa Thu và mùa Đông tỷ lệ nhiễm lần lượt là 64,08% và 59,81%. Tỷ lệ mẫu chết thấp

nhất vào mùa Xuân (9,63%) và tăng dần theo mùa Hạ (12,59%), mùa Thu (29,26%) và mùa Đông (36,85%).

Kết quả này có thể giải thích là do điều kiện khí hậu Việt Nam có tính chất biến đổi theo chu kỳ mùa trong năm đã dẫn đến những biến đổi về sinh lý, sinh hoá trong quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật nhằm thích hợp với điều kiện khí hậu. Hơn nữa Tếch là một loài cây sinh trưởng theo mùa, chúng sinh trưởng nhanh vào mùa xuân và mùa hạ còn về mùa thu và mùa đông Tếch sinh trưởng chậm lại và có hiện tượng rụng lá.

Một nguyên nhân nữa dẫn tới sự khác nhau này là do khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…) trong khoảng thời gian lấy mẫu đã ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. Các yếu tố khí hậu này sai khác nhau rõ rệt trong bốn thời điểm lấy mẫu dẫn đến sự sai khác trong kết quả thí nghiệm ở các thời gian khác nhau. Đợt lấy mẫu vào mùa Xuân và mùa Hè, cây đang trong mùa sinh trưởng, quá trình trao đổi chất mạnh mẽ, hormone nội sinh điều hoà nên có thể cho tỷ lệ mẫu bật chồi cao. Tuy nhiên, mùa Xuân và mùa Hè cũng là mùa thuận lợi cho sự phát triển của nấm khuẩn nên mẫu đưa vào môi trường nuôi cấy có tỷ lệ nhiễm nấm khuẩn khá cao (73,52% - 75,37%). Đợt lấy mẫu vào mùa thu và mùa Đông nhiệt độ và độ ẩm không khí thấp, nấm bệnh không có điều kiện phát triển nên dễ khử trùng mẫu, tỷ lệ nhiễm nấm khuẩn thấp hơn. Nhưng tỷ lệ mẫu chết vào mùa Thu và mùa Đông lại cao hơn nữa tỷ lệ mẫu bật chồi thấp. Mặc dù tỷ lệ nhiễm của mẫu vật vào vụ Xuân Hè (75,37% và 73,52%) cao hơn so với vụ Thu Đông (64,07% và59,81%) nhưng tỷ lệ mẫu bật chồi (15,00% và 13,89%) lại cao hơn gấp 2-4 lần so với vị Thu Đông (6,67% và 3,33%). Từ đó, đề tài đưa ra kết luận thời điểm lấy mẫu thích hợp của Tếch là vào vụ Xuân Hè từ tháng 2 đến tháng 7.

Kết quả thí nghiệm chúng tôi thu được ở trên phù hợp với những nghiên cứu trước đây về mùa vụ vào mẫu. Những nghiên cứu trước đây đều cho thấy khả năng sống và mức độ nhiễm nấm bệnh của mẫu nuôi cấy bị ảnh hưởng

theo mùa, mẫu cấy phát triển tốt vào mùa sinh trưởng mùa Xuân Hè và phát triển kém hơn vào mùa Thu Đông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng tếch (tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro (Trang 42 - 46)