nhau
Chồi đạt tiêu chuẩn của 10 dòng Tếch có nguồn gốc khác nhau được xử lý bằng thuốc kích thích ra rễ IBA 1,0% rồi cấy vào cát sạch. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 50 mẫu và lặp lại 3 lần. Kết quả được tổng hợp trong phụ biểu 12, bảng 3.11 và hình 3.10 dưới đây:
Bảng 3.11: Kết quả ra rễ của một số dòng Tếch Dòng Tỷ lệ ra rễ (%) Số rễ TB/chồi (rễ) Chiều dài TB/rễ (cm) Chỉ số ra rễ X Sd X Sd X Sd X Sd ID 89.91 1.57 2.30 0.22 2.27 0.17 4.97 0.83 MD1 92.32 7.46 2.14 0.27 2.02 0.23 4.56 1.00 MD4 96.33 0.96 2.35 0.47 2.01 0.32 4.62 0.66 TL1 91.67 3.46 1.95 0.45 1.91 0.25 4.04 1.01 TL2 85.93* 2.49 1.96 0.45 1.70 0.18 3.85 0.98 TL5 84.33* 2.54 1.71* 0.36 1.85 0.22 3.14 0.60 VN18 92.55 4.65 2.38 0.19 2.04 0.24 4.55 1.11 VN21 98.98 0.09 2.16 0.38 2.09 0.23 4.19 1.03 VN22 97.98 0.86 2.11 0.42 2.15 0.30 4.41 1.22 VN9 97.78 0.89 2.50 0.35 2.19 0.34 5.47 1.18 TB 92.78 2.50 2.16 0.36 2.02 0.25 4.38 0.96 F 72,141 12,415 13,213 12,621 SigF 0,000 0,000 0,000 0,000
89.91 92.32 96.33 91.67 85.93 84.33 92.55 98.98 97.98 97.78 75.00 80.00 85.00 90.00 95.00 100.00 ID MD1 MD4 TL1 TL2 TL5 VN18 VN21 VN22 VN9 TL ra re Hình 3.10: Biểu đồ tỷ lệ ra rễ của một số dòng Tếch
Cũng giống như kết quả ở thí nghiệm 7, các dòng cây trội Tếch cho tỷ lệ ra rễ khá cao, biến động trong khoảng 84,33%-98,98% trung bình là 92,78%. Các dòng Tếch khác nhau có phản ứng không giống nhau với cùng một loại chất kích thích ra rễ. Các dòng VN có tỷ lệ ra rễ cao hơn cả (92,55%-98,98%) tiếp đến là dòng MD (92,32-96,33%) cuối cùng là các dòng ID và TL (84,33%-91,67%).
Kết quả phân tích phương sai cho thấy xác suất F tính được của tỷ lệ ra rễ nhỏ hơn 0,05 nên giữa các dòng Tếch khác nhau có sự sai khác rõ rệt. Qua tiêu chuẩn của Duncan cho thấy các dòng VN9, VN22, VN21 và MD4 có tỷ lệ sống cao nhất (trên 96,33%) tiếp đến là các dòng VN18, MD1, TL1 (91,66- 92,54%) cuối cùng là các dòng ID, TL2 và TL5 tỷ lệ ra rễ nhỏ hơn 90%.
Dòng %
Cũng tương tự như kết quả ở thí nghiệm 7 số rễ TB/chồi của các dòng Tếch không cao, biến động trong khoảng 1,71-2,38rễ/chồi, trung bình là 2,16rễ/chồi. Trong 10 dòng thí nghiệm thì các dòng TL có số rễ trung bình/chồi thấp nhất (nhỏ hơn 2rễ/chồi) các dòng còn lại số rễ trung bình/chồi đều lớn hơn 2rễ/chồi.
Kết quả phân tích phương sai cho F tính = 12,415 có mức ý nghĩa nhỏ hơn 0,05 điều đó chứng tỏ có sự khác nhau về số rễ TB/chồi giữa các dòng. Qua tiêu chuẩn Duncan cho thấy số rễ TB/chồi được chia thành 5 nhóm nhưng giữa các nhóm không có sự sai khác rõ ràng. Dùng tiêu chuẩn Bonferroni để so sánh giữa các cặp với nhau cho thấy dòng TL5 sai khác với tất cả các dòng. Giữa các dòng còn lại sự sai khác là không rõ rệt.
Như vậy, phản ứng giữa các dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác nhau với cùng loại chất kích thích ra rễ là không giống nhau. Song, tỷ lệ ra rễ của tất cả các dòng thí nghiệm đều khá cao (trên 84,33%), chỉ số ra rễ cũng tương đối cao (trên 3,14) nên có thể sử dụng thuốc kích thích ra rễ IBA 1,0% để ra rễ cho Tếch. Song, cần tiếp tục nghiên cứu các thí nghiệm ra rễ cho từng dòng cây trội để có thể tìm ra loại hoá chất và nồng độ xử lý thích hợp nhất.
Nhìn chung, từ giai đoạn vào mẫu đến nhân chồi và ra rễ các dòng Tếch của Việt Nam đều cho kết quả tốt tiếp đến là các dòng có nguồn gốc từ Inđonêsia và Malaysia cuối cùng là các dòng Tếch của Thái Lan.
Kết quả này có thể giải thích như sau: Quá trình nhân giống in vitro
chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như môi trường nuôi cấy (các loại chất khoáng đa lượng, vi lượng, Vitamin …), điều kiện nuôi cấy (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,…), nhân tố di truyền, thời gian cấy chuyển và ảnh hưởng qua lại giữa các nhân tố trên. Trong đó, nhân tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nhân giống cũng như sinh trưởng phát triển sau này của cây. Hơn nữa, ngay từ khi dẫn giống về vườn ươm các dòng của Việt Nam đã sinh trưởng phát triển tốt do thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương. Các
dòng Tếch được dẫn giống từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia tuy cùng nằm ở khu vực Đông Nam á nhưng điều kiện khí hậu và thời tiết vẫn có sự khác biệt nên ngay từ giai đoạn đầu đã sinh trưởng và phát triển kém hơn các dòng Tếch của Việt Nam. Mặc dù môi trường nuôi cấy tất cả các dòng Tếch đều đồng nhất nhưng do yếu tố di truyền và sức sống ban đầu có ảnh hưởng đến tỷ lệ bật chồi, hệ số nhân cũng như tỷ lệ ra rễ nên các dòng Tếch khác nhau cho kết quả không giống nhau từ giai đoạn vào mẫu, nhân chồi đến ra rễ.
Tóm lại, phương pháp nhân giống in vitro rất thích hợp đối với Tếch. Các kết quả thí nghiệm có thể áp dụng rộng rãi cho nhiều dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác nhau.
Chương 4
Kết luận, tồn tại và kiến nghị