So sánh khả năng nhân chồi của 10 dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng tếch (tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro (Trang 71 - 74)

khác nhau

Thí nghiệm nhân chồi sử dụng môi trường MS cải tiến có bổ sung BAP 0,7mg/l và NAA 0,5mg/l. Mỗi thí nghiệm được tiến hành với 50 chồi lặp lại 3 lần, kết quả được tổng hợp trong phụ biểu 10, bảng 3.11 và hình 3.9 dưới đây:

Bảng 4.10: Kết quả nhân chồi của một số dòng Tếch

Dòng Hệ số nhân (lần) Chiều dài chồi (cm) Số lá TB/chồi (lá)

X Sd X Sd X Sd ID 1,89 0,05 4,63 0,34 6,80 1,00 MD1 2,01 0,05 5,12 0,34 7,23 1,20 MD4 1,65 0,39 4,61 0,36 6,78 0,94 TL1 1,58 0,36 4,61 0,33 6,73 0,96 TL2 1,64 0,35 4,59 0,31 7,13 1,27 TL5 1,66 0,30 4,53 0,35 6,75 0,97 VN18 1,88 0,24 4,62 0,35 6,79 1,00 VN21 2,05 0,11 5,23 0,31 7,17 1,25 VN22 1,87 0,10 5,05 0,32 7,14 1,27 VN9 2,04 0,06 4,95 0,32 7,09 1,25 TB 1,83 0,20 4,59 0,33 6,96 1,11 F 24,24 0,340 1,008 SigF 0,000 0,961 0,433

1.89 2.01 1.65 1.58 1.64 1.66 1.88 2.05 1.87 2.04 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 ID MD1 MD4 TL1 TL2 TL5 VN18 VN21 VN22 VN9 Hệ số nhân (lần)

Hình 3.9: Biểu đồ hệ số nhân chồi của một số dòng Tếch

Kết quả cho thấy các dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác nhau cho kết quả nhân chồi không giống nhau. Hệ số nhân chồi biến động trong khoảng 1,58-2,05 lần, trung bình là 1,83 lần. Tốt nhất là các dòng Tếch của Việt Nam hệ số nhân chồi đạt 1,87-2,05 lần, tiếp đến là các dòng ID và MD (1,65-2,01lần) cuối cùng là các dòng TL hệ số nhân chồi đều thấp hơn giá trị trung bình (1,58-1,66lần).

Kết quả phân tích phương sai cho thấy xác suất của F tính của hệ số nhân nhỏ hơn 0,05 nên giữa các dòng Tếch khác nhau có sự sai khác rõ rệt. Cùng nuôi cấy trong một loại môi trường nhưng hệ số nhân chồi của các dòng Tếch có nguồn gốc khác nhau là không giống nhau. Qua tiêu chuẩn Duncan cho thấy hệ số nhân của dòng VN21, VN9 và MD1 (2,05lần, 2,04lần và 2,01lần) là tốt nhất tiếp đến là các dòng ID, VN18 và VN22 (1,89lần, 1,88lần và 1,87lần) cuối cùng là các dòng TL5, MD4, TL2 và TL1 (hệ số nhân đều thấp hơn 1,66lần). Xác suất của F tính của chiều dài chồi và số lá trung bình/chồi của các dòng Tếch đều lớn hơn 0,05 có nghĩa là không có sự sai khác giữa các dòng Tếch có nguồn gốc khác nhau. Chiều dài chồi của tất cả

Dòng Lần

các dòng đều lớn hơn 4,53 cm và số lá/chồi lớn hơn 6,73lá/chồi, các chồi đều, khoẻ đẹp, lá xanh tốt.

Trong thí nghiệm nhân chồi các dòng Tếch của Việt Nam có hệ số nhân chồi tốt nhất tiếp đến là các dòng của Malaysia và Indoneisa, cuối cùng là các dòng Tếch của Thái Lan. Chất lượng chồi của tất cả các dòng Tếch thí nghiệm đều rất tốt do được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp nên chồi lên khoẻ, đẹp, cứng cáp, lá xanh tốt.

Như vậy, phản ứng của các dòng Tếch đối với cùng một môi trường nhân chồi là không giống nhau, hệ số nhân của các dòng có sự sai khác rõ rệt song chất lượng chồi của tất cả các dòng đều tốt nên vẫn có thể sử dụng môi trường này để nhân giống cho các dòng cây trội Tếch. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu để xác định môi trường nhân chồi thích hợp nhất cho từng dòng cây trội Tếch để nâng cao hệ số nhân chồi.

nh 6: ảnh nhân chồi của một số dòng Tếch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng tếch (tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro (Trang 71 - 74)