So sánh kết quả vào mẫu của 10 dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng tếch (tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro (Trang 69 - 71)

Một số công trình nghiên cứu cũng như thực tế sản xuất cũng như thực tiễn sản xuất cho thấy, trong nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô và giâm hom, phản ứng của các dòng cây trội đối với các loại môi trường, hoá chất và nồng độ là không giống nhau. Đoàn Thị Mai và cộng sự đã nghiên cứu khả năng nhân chồi và ra rễ cho một số dòng Keo lai BV5, BV10, BV 16, BV29, BV32 và BV33 kết quả thu được cho thấy các dòng khác nhau có sự phản ứng không giống nhau với cùng một loại môi trường. Cùng một nồng độ IBA 3ppm đã cho tỷ lệ ra rễ cao ở các dòng Keo lai BV10, BV29, BV32 và BV33 (đạt 80-92%) nhưng dòng BV16 và BV5 tỷ lệ này lại thấp hơn hẳn (chỉ đạt 65% và 50%) [9]. Nghiên cứu của Đoàn Thị Bích (2001) cho thấy cùng xử lý bằng thuốc IBA 1,0% Lát lông (Chukrasia velutina) xuất xứ từ Lampang (Thái Lan) chỉ có tỷ lệ ra rễ 46,7% trong khi xuất xứ Ulu Tranan (Malaisia), Oudomxay (Lào) và các xuất xứ của Việt Nam tỷ lệ ra rễ đạt (88,8-100%). Điều đó chứng tỏ giữa các xuất xứ có sự khác biệt về khả năng nhân giống [9]. Vấn đề đặt ra là liệu các loại hoá chất khử trùng, môi trường nhân chồi và môi trường ra rễ đã nghiên cứu có thích hợp với các dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác nhau hay không? và phản ứng của các dòng cây trội này như thế nào? Để giải quyết vấn đề đó, 10 dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác nhau đã được lựa chọn để tiến hành các thí nghiệm từ khi khử trùng mẫu đến nhân chồi và ra rễ.

3.4.1. So sánh kết quả vào mẫu của 10 dòng cây trội Tếch có nguồn gốckhác nhau khác nhau

Đề tài sử dụng HgCl2 0,05% để khử trùng cho 10 dòng cây trội Tếch có nguồn gốc khác nhau trong thời gian 10 phút. Mỗi dòng được tiến hành với 30 mẫu lặp lại 3 lần, kết quả theo dõi được tổng hợp trong bảng 3.9 và biểu đồ 3.10 dưới đây:

Bảng 3.9: Kết quả vào mẫu của một số dòng Tếch (90 mẫu/dòng) Dòng Tỷ lệ nhiễm (%) TL chết (%) TL bật chồi (%) ID 77,78 11,11 11,11 MD1 80 6,67 13,33 MD4 78,89 10 11,11 TL1 78,89 11,11 10,00 TL2 77,78 13,33 8,89 TL5 80 10 10,00 VN18 78,89 8,89 12,22 VN21 77,78 8,89 13,33 VN22 76,67 11,11 12,22 VN9 76,67 8,89 14,44 TB 80,00 10,00 11,67 F 0,612 0,821 0,415 SigF 0,996 0,611 0,912

Cũng giống như kết quả vào mẫu ở thí nghiệm 1, tỷ lệ nhiễm ở Tếch rất cao (trên 76,67%). Tỷ lệ bật chồi của các dòng biến động trong khoảng 8,89%- 14,44% trung bình là 11,67% gần tương đương với thí nghiệm 1(13,70%). Các dòng VN cho tỷ lệ bật chồi cao nhất, đều lớn hơn mức trung bình (12,22%- 14,44%) tiếp đến là các dòng MD và ID cho tỷ lệ bật chồi 11,11%-13,33%, các dòng Tếch của Thái Lan cho tỷ lệ bật chồi thấp nhất (8,89%-10%).

Mặc dù có sự sai khác song kết quả phân tích phương sai về tỷ lệ nhiễm, tỷ lệ bật chồi cũng như tỷ lệ chết của các dòng Tếch khác nhau đều có xác suất F tính lớn hơn 0,05 do đó tỷ lệ bật chồi giữa các dòng Tếch có nguồn gốc khác nhau không có sự sai khác rõ rệt. Như vậy, các dòng Tếch có phản ứng như nhau với cùng một công thức khử trùng hay có thể sử dụng cùng một loại hoá chất khử trùng cho tất cả các dòng Tếch khác nhau. Tóm lại, công thức khử trùng thích hợp nhất cho tất cả các dòng Tếch là HgCl2 0,05% trong thời gian 10 phút.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu nhân giống một số dòng tếch (tectona grandis linn) bằng phương pháp nuôi cấy in vitro (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)