Bên cạnh những đóng góp, đề tài còn một số hạn chế nhất định:
Đầu tiên, việc phát triển các mục trong bài chủ yếu dựa trên đánh giá cá nhân từ
nhốm tác giả và các tài liệu tiếng Việt, tiếng Anh gần đây cộng với các cuộc thảo luận không chính thức với các giảng viên .
Thứ hai, nghiên cứu ssvới số lượng mẫu khoảng 163 là chấp nhận được. Tuy
nhiên với tổng số sinh viên là gần 900 thì số mẫu chỉ chiếm khoảng 18.1%. Dẫn đến hạn chế về tính đại diện của mẫu do phương pháp lấy mẫu thuận tiện, có định mức, đối tượng khảo sát chưa thể đại diện hoàn toàn cho tất cả sinh viên Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh. Do đó, rất cần có các nghiên cứu với số lượng mẫu lớn hơn và tỉ lệ cân bằng mẫu đại diện giữa khoa và chương trình học khác nhau vì kích thước mẫu càng lớn thì độ chính xác và tính đại diện của nghiên cứu càng cao.
Thứ ba, thông tin trong nghiên cứu này được thu thập chỉ dựa vào tự báo cáo của
sinh viên và do đó không thể tránh được một số sai lệch thu hồi. Các biến yếu tố đưa ra vẫn chưa thể giải thích được chuẩn xác nhất cho tâm trạng căng thẳng của sinh viên. Các nhóm yếu tố chỉ giải thích được một phần nào nguyên nhân gây stress trong học tập của sinh viên, còn rất nhiều yếu tố khác chưa được thêm vào mô hình. Các nghiên cứu trong tương lai cần mở rộng mô hình nghiên cứu sâu hơn với các yếu tố tác động khác để có thể đánh giá chính xác về những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến căng thẳng trong sinh viên .
Mặc dù vậy, thang đo 16 yếu tố ESSA mới được phát triển này cho thấy các thuộc tính tâm lý thỏa đáng và phù hợp để sử dụng trong nghiên cứu sâu hơn về căng thẳng liên
quan đến học tập của lứa tuổi thanh thiếu niên. ESSA hứa hẹn sẽ là một công cụ hữu ích, ít nhất là với dân số Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trong khu vực, nó có thể sử dụng trong các bối cảnh xã hội và văn hóa khác nhau.
PHỤ LỤC