CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.2.2. Các nghiên cứu định tính về thực trạng căng thẳng trong học tập của sinh viên
sinh viên
Bên cạnh những mô hình nghiên cứu định lượng, chúng tôi cũng đưa ra một số nghiên cứu định tính của các tác giả ở cả trong và ngoài nước về thực trạng căng thẳng trong học tập của sinh viên.
Vào cuối những năm 1930, Hans Selye là người đầu tiên theo phương pháp hiện đại nghiên cứu các ảnh hưởng của stress nặng tác động liên tục lên cơ thể. Nghiên cứu của H. Selye giúp chúng ta hiểu tác động ngắn hạn của những sự kiện gây stress đồng bộ. H. Selye đã đóng góp ba thuật ngữ quan trọng là: eustress (stress tích cực), neustress (stress hữu ích), distress (stress tiêu cực). Năm 1970, ông phân làm bốn loại: eustress (stress hữu ích), distress (stress tiêu cực), hyperstress (overstress: stress quá mức), và hypostress (understress: stress dưới mức). H. Selye đã có hơn 1500 công bố khoa học, và 30 cuốn sách chuyên khảo. Công trình của ông còn được tiếp tục tại Đại học Selye - Toffler để xem xét những vấn đề thách thức của xã hội hiện đại là căng thẳng thần kinh
về thể xác, sự thay đổi và tương lai. Những nghiên cứu của ông giúp cho chúng ta thấy cái nhìn chung nhất khi tìm hiểu về hiện tượng stress.
So với lịch sử Tâm lý học thế giới thì nền tâm lý học Việt Nam còn rất non trẻ, vì thế việc nghiên cứu về hiện tượng stress ở Việt Nam cũng như stress trong đời sống sinh viên còn khá ít ỏi. Người đầu tiên nghiên cứu stress dưới góc độ sinh lý và y học là giáo sư Tô Như Khuê. Những công trình của ông và cộng sự trong thời chiến tranh (1967- 1975) chủ yếu phục vụ cho việc tuyển dụng, huấn luyện và nâng cao sức chiến đấu cho bộ đội và các binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Stress đã được nghiên cứu trong nhiều khóa luận, luận văn cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. “Nghiên cứu stress ở cán bộ quản lý” (2001) của tác giả INguyen Thành Khải là công trình đầu tiên nghiên cứu stress ở tuổi trung niên. Luận văn thạc sỹ tâm lý học của Nguyễn Mai Anh “Bước đầu nghiên cứu stress của sinh viên trong học tập” (1991) đã chỉ rõ ảnh hưởng của stress đến chất lượng bài thi của sinh viên.
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm và bài viết hoặc dịch đăng trên các báo, tạp chí, các website... để tuyên truyền cho mọi người dân hiểu biết về hiện tượng stress, cách phòng và chống stress.
1.3. Đề xuất các giả thiết và mô hình nghiên cứu.