CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1.Ket quả và ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu
5.1.1. Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu là xác định các yếu tố tác động đến những lo lắng, căng thẳng trong học tập của các sinh viên của đang theo học tại Trường HVNH - PVBN. Tám yếu tố tác động ứng với 16 mục câu hỏi được xây dựng dựa vào cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu đã được trình bày trong Chương 2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phương pháp hỗn hợp kết hợp định tính và định lượng. Bảng câu hỏi được sử dụng và đã thu thập 165 dữ liệu (159 phiếu khảo sát hợp lệ trong 165 phiếu khảo sát được thực hiện) làm cơ sở dữ liệu để phân tích là của các bạn sinh viên đến từ tất cả các ngành học thuộc trường HVNH - PVBN.
Bằng việc sử dụng phần mềm SPSS, nhóm tác giả có được kết quả nghiên cứu ở Chương 4. Theo đó, nhóm tác giả đã thực hiện việc đo lường, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng stress của sinh viên, đồng thời thực hiện việc kiểm định thang đo, thiết lập phương trình hồi quy về “Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lo lắng, căng thẳng trong học tập của sinh viên”. Trong chương này, dựa trên các thông tin được chọn lọc từ quá trình phân tích và kết quả thu được, nhóm tác giả sẽ bàn luận đến việc ứng dụng kết quả đề tài vào thực tiễn, từ đó đề xuất các giải pháp giúp sinh viên giải tỏa căng thẳng, áp lực trong cuộc sống và học tập.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để kiểm định giá trị và độ tin cậy của các câu trả lời từ bảng hỏi. Kết quả nghiên cứu 16 nhân tố gây căng thẳng và cấu trúc giai thừa của bảng câu hỏi số 2 phù hợp với các tài liệu rộng hơn về căng thẳng của sinh viên. Các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến sinh viên trường HVNH - PVBN đã được tìm ra; sinh viên phải chịu những tác nhân gây căng thẳng trong học tập có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thể chất và tâm lý.
Sau khi thực hiện các thủ tục tổng hợp, phân tích và đánh giá. Nhóm tác giả đúc rút được một số kết luận sau:
Giả thuyết Kiểm định giả thuyết
Kết luận
Thiếu thời gian giải trí tác động cùng chiều đến sự lo lắng căng thẳng trong học tập
Chấp nhận
Kết quả cho thấy TTGGT tác động cùng chiều đến sự lo lắng căng thẳng của sinh viên. Có thể kết luận sinh viên HVNH - PVBN chưa có nhiều kiến thức trong việc quản trị thời gian cá nhân dẫn tới thiếu thời gian để giải trí, thư giãn sẽ dẫn đến stress
Nhìn chung, sinh viên đa phần thấy khó khăn trong việc tập trung để tiếp thu bài học và cảm thấy áp lực khi không sống đúng theo những tiêu chuẩn mà mình mong đợi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 6 yếu tố chính tác động tới stress của sinh viên là: Thiếu thời gian giải trí, Sợ thất bại, Cạnh tranh giữa các sinh viên, Gánh nặng cuộc sống, Không có phương pháp học tập phù hợp. Trong đó “ Gánh nặng cuộc sống là yếu tố có mức độ tác động cao nhất tới stress của sinh viên”.