1 Tôi không hài lòng về điểm số kết quả học
3.2.6. Khó khăn về tài chính.
Ngày nay, sinh viên đã có lỗi suy nghĩ độc lập bởi hầu hết trong số họ bắt buộc phải xa gia đình và phải tự quản lí tài chính cá nhân. Vậy nên, họ bắt đầu quan tâm đến trách nhiệm tài chính của mình từ đó sinh viên cũng gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến tài chính. Có nhiều nghiên cứu chứng minh căng thẳng tài chính là một trong những yếu tố gây căng thẳng và cản trở lớn trong việc học phổ biến nhất ở sinh viên đại học (Pierce, Frane, Rusell & Cooper 1996). Một sinh viên ngoại trừ đóng học phí, họ còn phải trang trải chi phí sinh hoạt; chi phí cá nhân, .. .và các vấn đề tài chính khác phát sinh như tiền quỹ lớp, đoàn, trường, giải trí, ... Có thể thấy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tài chính là một trong những yếu tố gây căng thẳng mà bất cứ sinh viên nào cũng phải đối mặt, đặc biệt là với những sinh viên sống xa nhà.
Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng căng thẳng liên quan đến tài chính cá nhân được coi là một trong những nguồn gây căng thẳng tâm lý có ảnh hưởng nhất, bởi vì các hoạt động cơ bản trong cuộc sống có liên quan đến nguồn tài chính cá nhân và cách quản lý của họ (Pierce et al., 1996). Chi phí của mỗi người khác nhau, nguồn tài chính
Cronbach's Alpha Số biến quan sát
khác nhau và cách quản lí, phân bổ tài chính khác nhau cũng khiến cho sinh viên có những căng thẳng khác nhau. Ví dụ như: có sinh viên do gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên gia đình không cung ứng đủ nguồn tài chính để sinh viên đó trang trải cho những thứ thiết yếu nhất, từ đó khiến cho sinh viên đó gặp áp lực, phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập chi trả cho cuộc sống và cuối cùng dẫn đến kết quả học tập giảm sút. Ngoài ra, các bạn sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm nhất, năm hai chưa có phương pháp quản lí chi tiêu nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí tài chính.
H6: Khó khăn về tài chính tác động cùng chiều đến sự lo lắng căng thẳng trong học tập của sinh viên trường HVNH - PVBN