Đối với nhân tố “Không có phương pháp học tập phù hợp”

Một phần của tài liệu Tác động của “các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập đến sinh viên trường học viện ngân hàng phân viện bắc ninh” (Trang 78 - 80)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1.Ket quả và ý nghĩa đóng góp của nghiên cứu

5.2.4. Đối với nhân tố “Không có phương pháp học tập phù hợp”

- Xác định rõ mục tiêu và có thái độ học tập đúng đắn

Cần xác định những mục tiêu to lớn, hấp dẫn. Đó là những mục tiêu vượt xa ngoài khả năng hiện tại của chúng ta và điều quan trọng nhất là ý nghĩ đạt được những mục tiêu ấy thật sự làm chúng ta cảm thấy hết sức hạnh phúc, phấn khởi. Chính cảm giác vui sướng đặc biệt này thúc đẩy ta thức đêm thức hôm học hành chăm chỉ. Tạo ra quyết tâm, động lực để hành động kiên trì.

- Viết ra những gì chúng ta muốn một cách cụ thể

- Liệt kê tất cả các lợi ích và những lý do cho việc đạt mục tiêu

- Lên kế hoạch hành động

- Xác định thời hạn

- Tiếp thêm cảm xúc cho mục tiêu

- Lấy đà bằng việc hành động ngay tức khắc

Ngoài ra, cần xây dựng thái độ học tập nghiêm túc, chú tâm vào bài học, tập trung cao độ không chơi đùa khi học bài. Trong quá trình học không được làm việc riêng có như vậy mới mang lại hiệu quả.

- Có phương pháp học tập phù hợp

Có rất nhiều các phương pháp học tập khác nhau, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, chính vì thế làm sao để sử dụng có hiệu quả từng phương pháp là vấn đề quan trọng. Chẳng hạn khi học các môn tự nhiên thì cần có phương pháp khác so với học các môn xã hội, học các môn tư duy sáng tạo khác với các môn đòi hỏi ghi nhớ và hiểu biết thực tế. Có môn vận dụng từ thực tại cuộc sống hàng ngày... cho nên việc xác định và chọn lựa đúng đắn đóng vai trò quyết định tới hiệu quả của môn học.

- Lựa chọn thời gian và không gian hợp lý

Từ xưa, rất nhiều phụ huynh "ép" con em mình học tập rất nhiều, cụ thể như khi vừa học trên lớp về lại bắt ngay vào bàn học, như vậy thực tế không hề tốt chút nào, nó sẽ tạo ra sự mệt mỏi, áp lực quá giới hạn, và nhồi nhét quá nhiều vào đầu các em, hiệu quả sẽ không cao lại có thể làm các em dễ bị dối loạn kiến thức gây khó khăn trong việc tiếp thu bài trên lớp vì mệt mỏi quá đà khi ở nhà. Từ đó dẫn đến thói quen học không tốt khi họ lên đại học và trở thành sinh viên. Vì thế người học tự tạo cho mình thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí sau những quãng thời gian học tập căng thẳng trên lớp là rất cần thiết, để đến khi tâm lý thoải mái thì việc tiếp thu bài sẽ rất nhanh. Ngoài ra, có những ngiên cứu cho rằng

Ngoài ra, không gian học tập cần chuẩn bị kĩ càng sao cho lúc học có thể tập trung nhất có thể, tránh bị làm phiền.

Một phần của tài liệu Tác động của “các yếu tố gây ra căng thẳng trong học tập đến sinh viên trường học viện ngân hàng phân viện bắc ninh” (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w