8. Cấu trúc bài nghiên cứu
1.1.4. Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế/ báo cáo tài chính quốc tế
Hệ thống chuẩn mực IFRS bao gồm: 18
(i) Khuôn khổ lập BCTC (Conceptual Framework) bao gồm các nguyên tắc cơ bản nhất cho Báo cáo tài chính để phù hợp với IFRS. Bản thân khuôn khổ không phải là một Chuẩn mực riêng rẽ nhưng nó được sử dụng làm cơ sở để xây dựng các Chuẩn mực.
(ii) Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) do IASC ban hành trước đây (trước năm 2001) còn hiệu lực.
(iii) Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) do IASB ban hành.
(iv) Các hướng dẫn bổ sung cho IAS (SIC Interpretation) do Ủy ban diễn giải
Chuẩn mực (SIC) ban hành trước năm 2001.
(v) Các hướng dẫn bổ sung cho các Chuẩn mực IFRS (IFRIC Interperetation)
do Ủy ban diễn giải Chuẩn mực IFRS (IFRIC) ban hành.
IAS 1 Presentation of Financial Statements Trình bày Báo cáo tài chính
IAS 2 Inventories Hàng tồn kho
IAS 7 Statement of Cash Flows Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
IAS 8 Accounting Policies, Changes in Accounting
Estimates and Errors
Chính sách kế toán, thay đổi ước
tính kế toán, và sai sót
IAS 10 Events After the Reporting Period Các sự kiện phát sinh sau ngày
kết thúc kỳ kế toán năm
IAS 11 Construction Contracts Hợp đồng xây dựng
IAS 12 Income Taxes Thuế thu nhập doanh nghiệp
IAS 14 Segment Reporting Báo cáo bộ phận
IAS 16 Property, Plant and Equipment Tài sản cố định hữu hình
IAS 17 Leases Thuê tài sản
IAS 18 Revenue Doanh thu
IAS 19 Employee Benefits Lợi ích nhân viên
IAS 20 Accounting for Government Grants and
Disclosure of Government Assistance
Kế toán đối với các khoản tài trợ
của Chính phủ
và trình bày các khoản hỗ trợ của
Chính phủ IAS 21 The Effects of Changes in Foreign Exchange
Rates
Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
IAS 24 Related Party Disclosures Thông tin về các bên liên quan
T A C
IAS 26 Accounting and Reporting by RetirementBenefit Plans Kế toán và báo cáo về kế hoạchhưu trí IAS 27 Consolidated and Separate FinancialStatements Báo cáo tài chính riêng và báocáo tài chính hợp nhất
IAS 28 Investments in Associates Đầu tư vào công ty liên kết
IAS 29 Financial Reporting in HyperinflationaryEconomies Báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát
IAS 30 Disclosures in the Financial Statements ofBanks and Similar Financial Institutions
Trình bày bổ sung báo cáo tài chính của các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự
IAS 31 Interests In Joint Ventures Thông tin tài chính về những
khoản góp vốn liên doanh
IAS 32 Financial Instruments: Presentation Công cụ tài chính: Trình bày vàcông bố
IAS 33 Earnings Per Share Lãi trên cổ phiếu
IAS 34 Interim Financial Reporting Báo cáo tài chính giữa niên độ
IAS 36 Impairment of Assets Tổn thất tài sản
IAS 37 Provisions, Contingent Liabilities and
Contingent Assets
Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng
IAS 38 Intangible Assets Tài sản vô hình
IAS 39 Financial Instruments: Recognition and
Measurement Công cụ tài chính
IAS 40 Investment Property Bất động sản đầu tư
IAS 41 Agriculture Nông nghiệp
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
Chuẩn
mực Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
IFRS 1 First-time Adoption of InternationalFinancial Reporting Standards Lần đầu áp dụng IFRS
IFRS 2 Share-based Payment Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
IFRS 3 Business Combinations Hợp nhất kinh doanh
IFRS 5 Non-current Assets Held for Sale andDiscontinued Operations Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục
19
IFRS 6 Exploration for and Evaluation ofMineral Assets Thăm dò và đánh giá tài sản nguyênkhoáng sản
IFRS 7 Financial Instruments: Disclosures Công cụ tài chính: Trình bày
IFRS 8 Operating Segments Bộ phận kinh doanh
IFRS 9 Financial Instruments Công cụ tài chính
IFRS 10 Consolidated Financial Statements Báo cáo tài chính hợp nhất
IFRS 11 Joint Arrangements Thoả thuận liên doanh
IFRS 12 Disclosure of Interests in Other
Entities
Thuyết minh về lợi ích trong các đơn vị khác
IFRS 13 Fair Value Measurement Xác định giá trị hợp lý
IFRS 14 Regulatory Deferral Accounts Các khoản hoãn lại theo luật định
IFRS 15 Revenue from Contracts with
Customers
Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng
IFRS 16 Leases Thuê tài sản
IFRS 17 Insurance Contracts Hợp đồng bảo hiểm
Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp
1.2. Tổng quan về tác động của IFRS đến lợi nhuận và rủi ro của NHTM
1.2.1. Tác động đến lợi nhuận
Sự xuất hiện của chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS có thể coi là một trong những bước tiến hoàn thiện nhất trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, với mục tiêu chính là tạo ra chuẩn mực chung có tính thống nhất, minh bạch và dễ dàng hội tụ trong môi trường đa quốc gia. Nhìn chung, việc áp dụng IFRS có tác động làm tăng lợi nhuận của các NHTM thông qua việc thay đổi cách ghi nhận ở một số khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi khi cho rằng việc thay đổi này có tác động trái chiều hoặc không có tác động đến lợi nhuận của các NHTM.
Nghiên cứu của H.Kabir và cộng sự (2010) sử dụng mẫu các công ty ở New Zealand cho ra kết quả khả quan khi mà tổng tài sản, tổng nợ phải trả và lợi nhuận ròng theo IFRS cao hơn đáng kể so với chuẩn mực GAAP trước đây. Cụ thể, đánh giá trong giai đoạn 2002-2009, nhóm tác giả thấy rằng sau khi áp dụng chuẩn mực IFRS thì các khoản dồn tích thấp hơn đáng kể và điều này làm chất lượng các khoản
21
thu nhập của mẫu nghiên cứu tăng lên. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh rằng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu khi áp dụng IFRS tăng lên do có sự điều chỉnh lợi thế thương mại, bất động sản đầu tư và các tài sản vô hình khác.
Xét trên một khía cạnh khác, Amidu và Issahaku (2019) đánh giá tác động của việc các ngân hàng tại 29 quốc gia ở Châu Phi tham gia vào toàn cầu hóa thông qua chuyển đổi sang áp dụng IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm bớt việc quản lý và thao túng thu nhập của các ngân hàng, điều này được lý giải là do IFRS đưa ra quy tắc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tổn thất trong tương lai. Ngoài ra, tác giả cũng ủng hộ quan điểm cho rằng việc áp dụng IFRS làm nâng cao chất lượng thu nhập và cung cấp thông tin minh bạch, chính xác hơn cho các nhà đầu tư.
Nghiên cứu của Novotny và Farkas (2016) lại cho thấy rằng việc áp dụng bắt buộc IFRS giúp ghi nhận kịp thời các khoản lỗ phát sinh, điều này làm ổn định thu nhập cho các ngân hàng ở EU, theo đó lợi nhuận có dấu hiệu tăng tích cực hơn. Bên cạnh đó, Agostino và cộng sự (2010) khi xem xét việc áp dụng IFRS tại các ngân hàng ở Châu Âu cho ra nhận xét rằng có sự khác biệt đáng kể giữa các ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn, các ngân hàng được xếp hạng và không được xếp hạng. Cụ thể, đối với các ngân hàng nhỏ, tác động của thu nhập tăng trong khi giá trị sổ sách lại có xu hướng giảm còn đối với các ngân hàng lớn thì cả hai biến số trên đều có giá trị dương và có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Theo đó, sự xuất hiện của IFRS đã phá bỏ sức nặng đối với các ngân hàng nhỏ bằng việc nâng cao nội dung thông tin về cả thu nhập và giá trị sổ sách, điều này khiến các hoạt động cho vay và huy động vốn tốt hơn cũng như cải thiện lợi nhuận cho các tổ chức này.
Báo cáo của Richard Martin - trưởng bộ phận báo cáo doanh nghiệp của Hiệp hội kế toán quốc tế ACCA về việc áp dụng IFRS dựa trên 11 ngân hàng tại các quốc gia khác nhau cho thấy ngành ngân hàng nhận được tác động lớn nhất của chuẩn mực này. Theo đó, IFRS có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới khoản mục dự phòng rủi ro cho vay, cụ thể là làm khoản mục này tăng lên đáng kể so với mô hình tổn thất phát sinh của IAS 39, điều này giúp nâng cao khả năng chống chịu của ngân hàng trước sự bất ổn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy một số ngân hàng có sự biến động gia tăng của lợi nhuận, sự thay đổi này được lý giải là bắt nguồn từ việc chuyển đổi từ phân bổ nguyên giá của tài sản sang đánh giá lại tài sản theo giá trị hợp lý.
Một vài nghiên cứu khác như nghiên cứu của Sari và Murni (2017), Alexiou và Sofoklis (2009) dựa trên các ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán quốc gia để đánh giá ảnh hưởng của IFRS đến các biến số ngân hàng. Mô hình
22
nghiên cứu đều cho ra kết quả là sau khi áp dụng IFRS thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có sự tăng nhưng không quá đáng kể, tuy nhiên các tác giả cũng nhận định dù mức tăng của ROA là không đáng kể nhưng ghi nhận xu hướng tăng một cách tích cực từ lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, Sari và Murni (2017) cũng cho thấy ảnh hưởng của biến quỹ từ bên thứ ba, biến tỷ lệ an toàn vốn và biến tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cũng có những tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của mẫu nghiên cứu.
Firoz và các cộng sự (2011) cho thấy rằng việc thực hiện IFRS sẽ có tác động lớn đến những tiến bộ, các công cụ tài chính, các khoản đầu tư và việc cập nhật công nghệ hệ thống thông tin. Trong đó, một vài nguyên tắc khác biệt của IFRS như ghi nhận suy giảm giá trị tài sản thay vì xóa sổ, các khoản cho vay và danh mục phải thu được hạch toán trên cơ sở giá gốc phân bổ, một số khoản được ghi nhận theo giá trị hợp lý, lãi hoặc lỗ đều được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trong tài khoản dự phòng khác với chỉ ghi nhận lỗ ròng mà bỏ qua lãi ròng như trước đây.
Xét trên tác động ngược trở lại, nghiên cứu của Guoping Liu và Jerry Sun (2013), O.Erin và F.Oduwole (2019) cho thấy việc áp dụng bắt buộc IFRS không tạo ra tác động đáng kể nào về chất lượng thu nhập và lợi nhuận, đồng thời, khả năng thu nhập dương qua 2 giai đoạn trước và sau áp dụng IFRS tại các mẫu ở Canada thấp. Bên cạnh đó, việc áp dụng IFRS cũng không có tác động ý nghĩa tới các tỷ số khả năng sinh lời ROA, ROE và ROCE ở mức ý nghĩa 5% tại 11 ngân hàng niêm yết ở Nigeria.
1.2.2. Tác động đến rủi ro
Nhìn chung, việc áp dụng chuẩn mực IFRS đều có tác động làm giảm rủi ro cho cả phía các NHTM và phía nhà đầu tư cũng như có tác động tích cực đến việc quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Dựa trên lý thuyết và thực tiễn áp dụng có thể thấy rằng IFRS là chuẩn mực có tác động mạnh mẽ nhất đến yếu tố thông tin của các NHTM. Theo đó, việc áp dụng IFRS trên thực tế đều làm giảm rủi ro của NHTM nói chung thông qua việc làm tăng tính minh bạch, hữu ích của BCTC. Nghiên cứu của Armstrong và cộng sự (2010) tại mẫu các công ty ở Châu Âu cho thấy phản ứng tích cực về chất lượng thông tin trước và sau khi áp dụng IFRS. Cụ thể, nhóm tác giả nhận thấy rằng kết quả rõ ràng nhất đối với các ngân hàng và các công ty có chất lượng thông tin còn kém trước khi áp dụng chuẩn mực mới này. Bên cạnh đó, Md. Jobair và các cộng sự (2014) cho rằng Chuẩn mực IFRS 7 tạo nên một khung báo cáo chuẩn hóa cho khu vực ngân hàng, điều này không chỉ khiến các ngân hàng chuyên biệt ở Bangladesh dễ dàng hội nhập nắm bắt các yêu cầu quốc tế
23
mà còn làm tăng cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ với các tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, tất cả các ngân hàng cố gắng tuân theo các hạng mục tương tự cần thiết để tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm thực hiện trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong báo cáo tài chính, qua đó đảm bảo tiết lộ tối đa các thông tin liên quan, đáng tin cậy và hữu ích cho các nhóm người dùng quan tâm.
Xét trên một khía cạnh khác, DeFond và cộng sự (2013) xem xét việc bắt buộc áp dụng chuẩn mực IFRS có ảnh hưởng đến rủi ro làm giảm lợi nhuận cổ phiếu của hai nhóm công ty tài chính và phi tài chính hay không. Kết quả từ mô hình cho thấy rủi ro sụt giảm giá trị này trung bình không có sự khác biệt nhiều giữa nhóm các công ty tài chính, song lại có sự giảm ở nhóm công ty không bị tác động nhiều bởi điều khoản giá trị hợp lý và tăng giữa các NHTM ở quốc gia có quy định ngân hàng yếu kém. Ngoài ra, M. Cameran và Perotti (2013) nghiên cứu về tác động của việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IAS / IFRS) đối với các khoản phí kiểm toán tại các NHTM ở Ý chi ra rằng việc áp dụng các tiêu chuẩn mới có hai tác động trái chiều đối với phí kiểm toán. Một mặt, sử dụng IFRS dựa trên nguyên tắc và định hướng giá trị hợp lý, trái ngược với GAAP cũ là thúc đẩy nỗ lực lớn hơn cho kiểm toán viên thông qua việc trả phí cao hơn. Mặt khác, nếu IFRS cải thiện chất lượng của báo cáo tài chính tốt hơn thì có thể làm giảm chi phí nợ phải trả và có thể yêu cầu làm giảm khoản phí kiểm toán. Tác giả cũng cho thấy việc tăng chi phí kiểm toán là tác động của việc chuyển đổi sang các tiêu chuẩn mới đối với phí, điều này không chỉ do quá trình điều chỉnh các quy định khác nhau mà còn có ảnh hưởng tích cực đến các công cụ phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro.
Gauri Bhat và các cộng sự (2014) phân tích sâu về các tác động của việc thay đổi chuẩn mực GAAP thành IFRS đến rủi ro tín dụng. Nhóm tác giả nhận thấy rằng thông tin về rủi ro tín dụng bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính là: thu nhập, đòn bẩy và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy rằng bên cạnh thể chế, hệ thống luật pháp, thu nhập của quản lý, thời hạn trả nợ thì sự khác biệt giữa IFRS và GAAP cũng có những tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Lý giải cho tác động này, xuất phát từ mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (ECL) thì các ngân hàng sẽ phải ghi nhận rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai. Việc này làm tăng chi phí dự phòng, song đồng thời cũng làm tăng khả năng chống đỡ của các ngân hàng.
Papadamou và Tzivinikos (2013) ước tính rủi ro thị trường, lãi suất và tỷ giá hối đoái của các tổ chức tài chính tại Hy Lạp qua mối quan hệ giữa các thước đo rủi ro dựa trên thị trường và các biến số kế toán trước và sau khi áp dụng các Chuẩn
24
mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) để kiểm tra xem việc áp dụng này có nâng cao nội dung thông tin của dữ liệu kế toán hay không. Kết quả nhận được là khả quan khi mô hình thực nghiệm cho thấy IFRS củng cố về dữ liệu kế toán, về cả rủi ro hệ thống và phi hệ thống. Cụ thể, liên quan đến mức độ phù hợp rủi ro của kế toán, các biện pháp thanh khoản, độ tin cậy, thu nhập trên cổ phiếu và dự phòng rủi ro tín dụng có liên quan ngược chiều với rủi ro hệ thống và phi hệ thống theo IFRS. Hơn nữa, tác giả nhận thấy một số yếu tố khác như: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, chênh lệch lãi suất và đa dạng hóa thu nhập liên quan trực tiếp đến các thước đo rủi ro thị trường, trong khi đó quy mô ngân hàng có liên quan tiêu cực đến các biện pháp rủi ro theo IFRS. Bên cạnh đó, giá trị hợp lý của IFRS có tác động lớn hơn so với Chuẩn mực Kế toán Hy Lạp (GAS).
Jannis Bischof (2009) thông qua 171 ngân hàng từ 28 quốc gia Châu Âu, tác giả làm bật ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS 7 đến chất lượng công bố thông tin. Tác giả thấy rằng chất lượng công bố thông tin nói chung đã tăng lên cả trong