Tổng quan về mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 56 - 58)

8. Cấu trúc bài nghiên cứu

3.2.1. Tổng quan về mô hình nghiên cứu

Maryjane và các cộng sự (2016) nghiên cứu tác động của áp dụng chuẩn

mực BCTC quốc tế IFRS đến chất lượng thông tin kế toán thông qua sự biến động của thu nhập:

SPOS (0,1) = β0 + β1IFRSit+ β2SIZEit + β3GROWTHit + β4EISSUEit + β5LEVit + β6DISSUE1t + β7TURNit + β8CF1t + ε1t

Trong đó:

+ SPOS (0,1): biến chỉ báo nhận giá trị 1 nếu thu nhập tính theo tổng tài sản nằm trong khoảng từ 0,00 đến 0,01 và nhận giá trị 0 nếu thuộc khoảng còn lại

+ IFRSi,t = biến chỉ báo nhận giá trị 1 trong giai đoạn sau khi áp dụng IFRS và nhận giá trị 0 trong gai đoạn trước khi áp dụng IFRS

+ SIZEi,t = quy mô tổng tài sản

+ GROWTHi,t = Phần trăm thay đổi doanh thu bán hàng + EISSUEit = phần trăm thay đổi cổ phiếu phổ thông + LEVit = tổng nợ phải trả/vốn chủ sở hữu

+ DISSUEit = phần trăm thay đổi tổng nợ phải trả + TURNit = Doanh thu chia cho tổng tài sản cuối năm

+ CFit = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/ tổng tài sản cuối

45

Sawcen Chebaane và Hakim Ben Othman (2013) đã xây dựng mô hình

ảnh hưởng của việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) đến tần suất quản lý thu nhập và lợi nhuận bằng mô hình Logit:

IFRS (0,1)it = Ơ0 + α1SPOSit+α2LEVit + α3TURNit + α4CFit + α5AUDit + ε1t Trong đó:

Biến phụ thuộc:

+ IFRS là một biến dự báo có áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS hay không, IFRS = 1 khi có áp dụng và ngược lại

Biến độc lập:

+ SPOS là một biến giả chỉ ra kết quả của lợi nhuận. SPOS=1 nếu tỉ lệ thu nhập ròng/ tổng tài sản nằm trong khoảng (0, 0.01) và ngược lại bằng 0;

+ LEV = tổng nợ phải trả cuối năm chia vốn chủ sở hữu; + TURN = doanh thu/tổng tài sản cuối năm;

+ CF = lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh/tổng tài sản cuối năm; + AUD = một biến giả , AUD = 1 nếu DN được kiểm toán bởi các công ty Big4: Pwc, KPMG, Deloite và E&Y và AUD = 0 nếu kiểm toán bởi các công ty khác

Azira Abdul Adzis (2012) khám phá tác động của việc áp dụng IAS 39 đến

thu nhập của các ngân hàng cũng thông qua biến phụ thuộc LLP:

LLPit = α + β1EBTPit + β2LOANit + β3BLLAit + β4LOANTAit + β5IFFRSADOPit + β6EBTPit x IFRSADOPit+ εt

Trong đó:

+ LLPit: Dự phòng rủi ro tín dụng năm t + EBTPit: Lợi nhuận trước thuế năm t

+ LOANit: phần trăm thay đổi cho vay khách hàng năm t + BLLAi,t: dự phòng cho vay khác hàng năm t

+ LOANTAit: phần trăm thay đổi cho vay khách hàng/ tổng tài sản

+ IFRSADOP: là một biến giả IFRS=1 cho ngân hàng áp dụng IFRS và 0 nếu không áp dụng IFRS

Kết quả thu được cho thấy IFRS làm giảm đi hoạt động làm mịn thu nhập của các ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy không đủ bằng chứng để ủng hộ những luận điểm cho rằng việc áp dụng IFRS 39 làm tăng tính chu kỳ của tổn thất cho vay khách hàng.

Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max

ROA 348 .01586 .0213628 -.0551175 .1963623

LnA 348 18.21476 1.397013 13.77442 21.13979

46

Đối với ý kiến cho rằng IFRS có thể gây ra nhiều sự biến động của thu nhập đối với các ngân hàng áp dụng, nhóm nghiên cứu cũng đã thu thập được bằng chứng về tác động này. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh cần thận trọng hơn trong việc giải thích các phát hiện vì kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái toàn cầu năm 2008. Cuối cùng, Abdul Adzis kết luận rằng nghiên cứu này không đủ bằng chứng để xác định việc áp dụng IFRS dẫn đến sự biến động thu nhập cao hơn đối với những ngân hàng áp dụng IFRS.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w