Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Sự ra đời và phát triển của hệ thống

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 38 - 42)

8. Cấu trúc bài nghiên cứu

2.1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Sự ra đời và phát triển của hệ thống

mực số

Tên chuẩn mực Quyết định ban hành

Thông

hướng dẫn Đốidụng tượngtươngáp đương với chuẩn mực kế toán quốc tế

VAS 02 Hàng tồn kho 149/2001/QĐ-

BTC 161/2007/TT-BTC IAS2

VAS 03 Tài sản cố định hữu

hình

IAS 16

VAS 04 Tài sản cố định vô

hình

IAS 38

VAS 14 Doanh thu và thu nhập

khác

IAS 18

VAS 01 Chuẩn mực chung 165/2002/QĐ-

BTC

161/2007/TT- BTC

VAS 06 Thuê tài sản IAS 17

VAS 10 Ảnh hưởng của việc

thay đổi tỉ giá hối đoái

IAS 21

VAS 15 Hợp đồng xây dựng IAS 11

29

khoản được sắp xếp lại theo trình tự vốn lưu động giảm dần, tính thanh khoản giảm dần.

(2) . Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó, nội dung BCĐKT và BCKQKD tương tự như trong giai đoạn trước. Ngoài ra, BCLCTT được bổ sung thêm nhằm phản ánh việc quá trình dòng tiền phát sinh trong kỳ. Còn Thuyết minh BCTC với mục tiêu chính là giải trình chi tiết thông tin về tình hình hoạt động và tình hình tài chính của doanh nghiệp.

(3) Chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp được chia thành: Chứng từ kế toán được tiêu chuẩn hóa theo quy định Nhà nước và Chứng từ kế toán doanh nghiệp có thể chủ động tự lập dưa trên chứng từ bắt buộc theo quy định.

(4) Chế độ sổ kế toán bao gồm các quy định bắt buộc về mẫu sổ, nội dung, phương pháp ghi chép, khóa sổ và bảo quản sổ.

2.1.3. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay: Sự ra đời và phát triển của hệ thốngchuẩn mực kế toán VN chuẩn mực kế toán VN

Ngày 20/7/2000, sự ra đời của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP HCM không chỉ đánh dấu cho sự khởi đầu của thị trường chứng khoán Việt Nam mà còn đặt ra yêu cầu về những BCTC trung thực và hợp lý để phụ vụ cho sự phát triển của thị trường. Trước tình hình đó, năm 2006, trên cơ sở tiếp thu chuẩn mực kế toán quốc tế của IASB (International Accounting Standards Board) Việt Nam đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hệ thống các chuẩn mực được biểu thị thông qua bảng 2.1 dưới đây:

30

VAS 16 Chi phí đi vay IAS 23

VAS 24 Báo cáo lưu chuyển

tiền tệ

IAS 7

VAS 05 Bất động sản đầu tư 234/2003/QĐ-

BTC 161/2007/TT-BTC IAS 40

VAS 07 Kế toán các khoản đầu

tư vào công ty liên kết

IAS 28, IFRS 11, IFRS 12

IAS 1

VAS 08 Thông tin tài chính về

những khoản vốn góp liên doanh

VAS 21 Trình bày báo cáo tài

chính

VAS 25 Báo cáo tài chính hợp

nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con

IFRS 10

VAS 26 Thông tin về các bên

liên quan

IAS 24

VAS 17 Thuế thu nhập doanh

nghiệp 12/2005/QĐ- BTC 20/2006/TT- BTC IAS 12

VAS 22 Trình bày bổ sung báo

cáo tài chính của các ngân hàng và tổ chức tài chính tương tự

VAS 23 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

IAS 10

VAS 27 Báo cáo tài chính giữa

niên độ

IAS 34

VAS 28 Báo cáo bộ phận IFRS 8

VAS 29 Thay đổi chính sách

kế toán, ước tính kế toán

IAS 8

VAS 11 Hợp nhất kinh doanh 100/2005/QĐ-

BTC 21/2006/TT- BTC IFRS3 VAS 18 Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng IAS 37

VAS 19 Hợp đồng bảo hiểm IFRS 17

VAS 30 Lãi trên cổ phiếu IAS 33

Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp

Ke tiếp, năm 2003, Quốc hội ban hành Luật kế toán nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ về quản lý kế toán. Song, nhiều điểm hạn chế trong luật này làm tiền đề cho VAS phát triển. Sự xuất hiện của VAS không chỉ góp phần làm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán Việt Nam mà còn giúp tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế quốc tế sau này.

Giai đoạn 2014 - 2016, hàng loạt thông tư mới được ra đời như: Thông tư

200/2014/TT-BTC, Thông tư 133/2016/TT-BTC tạo ra nhiều điểm mới và thay thế

các quy định cũ giúp tạo ra bước tiến vượt bậc cho kế toán Việt Nam. Theo đó, một số sự đổi mới trong tư duy như: linh hoạt trong mẫu biểu, tách biệt kế toán và thuế... cũng được Nhà nước chú trọng. Thêm vào đó, Luật Kế toán số

88/2015/QH13 năm 2015 bổ sung các nguyên tắc kế toán về giá trị hợp lý khiến

cho BCTC phản ánh một cách trung thực, hợp lý, đúng theo mục tiêu đề ra.

Có thể nói, VAS được xây dựng có chọn lọc dựa trên IAS/IFRS và được đánh giá là phù hợp với đặc điểm nền kinh tế nước nhà, song trên thực tế, VAS vẫn còn một số hạn chế và chưa được tiệm cận với thông lệ quốc tế. Do đó, sự nỗ lực từ phía Nhà nước cùng với sự đầu tư nghiên cứu của các nhà kinh tế, kế toán viên tại Việt Nam sẽ giúp ngày một rút ngắn khoảng cách hội nhập này.

Xu hướng phát triển chính thống của kế toán hiện nay là hòa hợp và hội tụ với sự thúc đẩy của việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRS tại các quốc gia trên toàn thế giới. Điều được thừa nhận chung là IFRS là một hệ thống chuẩn mực có chất lượng cao và hướng tới cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định đầu tư và cho vay. Tuy nhiên, liệu rằng chỉ riêng việc áp dụng chung một hệ thống

32

chuẩn mực có làm tăng chất lượng của thông tin kế toán tại các quốc gia vẫn là một điều còn tranh cãi.

Một số học giả, điển hình là Barth, Landsmand và Lang (2006, 2008) và Iatridics (2008, 2010) cho rằng việc áp dụng IFRS sẽ củng cố chất lượng của thông tin kế toán và từ đó làm tăng tính thích hợp của thông tin. Agostino, Drago và Solipo (2010) cũng cho rằng việc áp dụng IFRS củng cố giá trị thích hợp (value relevance) của thông tin kế toán, xét trên cả 2 khía cạnh là lợi nhuận và giá trị sổ sách, đặc biệt tại các ngân hàng có mức độ công bố thông tin cao. Xa hơn thế, Capkun, Cazavan-Jeny, Jeanjean và Weiss (2011) còn chứng minh rằng một hệ thống chuẩn mực kế toán chất lượng cao có thể thay thế cho thể chế yếu và động cơ thấp trong công bố thông tin. Các tác giả đã cho thấy sự cải thiện rõ rệt trong chất lượng thông tin công bố của các công ty vốn có động cơ rất thấp trong việc công bố thông tin.Tuy nhiên, một điểm cần lưu ý là các nghiên cứu này đều dựa trên mẫu khảo sát là các công ty ở các nước phát triển, phần lớn là Mỹ và châu Âu.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w