Chuẩn mực kế toán Tài sản cố định hữu hình (VAS 03 và IAS16)

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc bài nghiên cứu

2.2.2. Chuẩn mực kế toán Tài sản cố định hữu hình (VAS 03 và IAS16)

Việt Nam hiện đã ban hành Chuẩn mực kế toán số 03 - Tài sản cố định hữu hình (VAS 03) tương ứng với Chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định hữu hình (IAS 16) có một số sự khác biệt:

+ Phạm vi áp dụng IAS 16 không áp dụng đối với Tài sản sinh học liên quan đến các hoạt động nông nghiệp, TSCĐ hữu hình được phân loại là tài sản dài hạn nắm giữ để bán. Trong khi Việt Nam quy định chung cho tài sản sinh học ở trong chuẩn mực VAS 03 làm cho phản ánh được bản chất và đặc thù thực tế. Các tài sản

33

này có đặc điểm là gia tăng giá trị thông qua sự sinh trưởng sinh lí dẫn đến các chi phí liên quan trực tiếp không phản ánh được giá trị của các tài sản loại này.

+ Ghi nhận giá trị tài sản: do VAS 03 không loại trừ tài sản sinh học do vậy tài sản sinh học được ghi nhận theo giá gốc là các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sẵn sàng vào trạng thái sử dụng. Trong khi IAS 41 ghi nhận tài sản theo giá trị hợp lí bằng nguyên giá trừ chi phí bán.

Theo IAS 16 cho phép sử dụng một trong hai mô hình giá gốc và mô hình đánh giá lại. Tuy nhiên, theo VAS 03 tài sản cố định chỉ sử dụng mô hình giá gốc tức là chỉ dựa nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của tài sản cố định không phản ánh đúng năng lực của DN. Tài sản cố định sẽ chỉ được đánh giá lại khi nhận góp vốn, giải thể, chia tách và sáp nhập.

IAS 16 còn cho phép ghi nhận sự giảm giá trị của tài sản thể hiện đúng giá trị và giá trị sử dụng của tài sản. Việc VAS 03 không nêu ghi nhận tổn thất do suy giảm giá trị tài sản cố định hữu hình tạo ra rủi ro vì giá trị có thể thu thồi thực ra thấp hơn nhiều so với giá trị sổ sách. Ve mặt lý thuyết thì VAS đã vi phạm quy nguyên tắc thận trọng của kế toán, và không tuân thủ đúng nguyên tắc không ghi nhận tài sản cao hơn giá trị có thể thu hồi.

+ Quyền sử dụng đất: chế độ kế toán Việt Nam quy định đất đai là tài sản vô hình trong khi theo thông lệ quốc tế quyền sử dụng đất là tài sản. Ngoài ra, quyền sử dụng đất của việt nam được phân loại chưa nhất quán: đất đai được sử dụng để cho thuê hoặc chờ tăng giá ghi nhận là bất động sản đầu tư, nếu dự định bán trogn kỳ sản xuất thông thường ghi nhận là hàng hóa bất động sản.

+ Tài nguyên, khoáng sản hoặc các quyền về khoáng sản và dự trữ khoáng sản như dầu, khí tự nhiên và các nguồn tài nguyên không thể tái tạo tương tự: vì đặc thù đặc biệt nên chi phí liên quan trực tiếp của các tài sản trên ghi nhận theo quy định ngành khai khoáng. Vì vậy cần phải có một Chuẩn mực kế toán riêng để điều chỉnh các hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản (IFRS 6).

+ Thực tế, các DN chắc chắn sẽ phát sinh chi phí điều chuyển tài sản, hoàn trả mặt bằng hay khôi phục hiện trạng phát sinh khi mua và sử dụng tài sản là nghĩa vụ pháp lý tại thời điểm cuối vòng đời tài sản. Theo IAS 16 các ước tính chi phí này sẽ được ghi nhận vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình mà không được đề cập trong VAS 03.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w