8. Cấu trúc bài nghiên cứu
1.2.1. Tác động đến lợi nhuận
Sự xuất hiện của chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS có thể coi là một trong những bước tiến hoàn thiện nhất trong hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế, với mục tiêu chính là tạo ra chuẩn mực chung có tính thống nhất, minh bạch và dễ dàng hội tụ trong môi trường đa quốc gia. Nhìn chung, việc áp dụng IFRS có tác động làm tăng lợi nhuận của các NHTM thông qua việc thay đổi cách ghi nhận ở một số khoản mục trên BCTC. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tranh cãi khi cho rằng việc thay đổi này có tác động trái chiều hoặc không có tác động đến lợi nhuận của các NHTM.
Nghiên cứu của H.Kabir và cộng sự (2010) sử dụng mẫu các công ty ở New Zealand cho ra kết quả khả quan khi mà tổng tài sản, tổng nợ phải trả và lợi nhuận ròng theo IFRS cao hơn đáng kể so với chuẩn mực GAAP trước đây. Cụ thể, đánh giá trong giai đoạn 2002-2009, nhóm tác giả thấy rằng sau khi áp dụng chuẩn mực IFRS thì các khoản dồn tích thấp hơn đáng kể và điều này làm chất lượng các khoản
21
thu nhập của mẫu nghiên cứu tăng lên. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhấn mạnh rằng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu khi áp dụng IFRS tăng lên do có sự điều chỉnh lợi thế thương mại, bất động sản đầu tư và các tài sản vô hình khác.
Xét trên một khía cạnh khác, Amidu và Issahaku (2019) đánh giá tác động của việc các ngân hàng tại 29 quốc gia ở Châu Phi tham gia vào toàn cầu hóa thông qua chuyển đổi sang áp dụng IFRS. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm bớt việc quản lý và thao túng thu nhập của các ngân hàng, điều này được lý giải là do IFRS đưa ra quy tắc trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản tổn thất trong tương lai. Ngoài ra, tác giả cũng ủng hộ quan điểm cho rằng việc áp dụng IFRS làm nâng cao chất lượng thu nhập và cung cấp thông tin minh bạch, chính xác hơn cho các nhà đầu tư.
Nghiên cứu của Novotny và Farkas (2016) lại cho thấy rằng việc áp dụng bắt buộc IFRS giúp ghi nhận kịp thời các khoản lỗ phát sinh, điều này làm ổn định thu nhập cho các ngân hàng ở EU, theo đó lợi nhuận có dấu hiệu tăng tích cực hơn. Bên cạnh đó, Agostino và cộng sự (2010) khi xem xét việc áp dụng IFRS tại các ngân hàng ở Châu Âu cho ra nhận xét rằng có sự khác biệt đáng kể giữa các ngân hàng nhỏ và ngân hàng lớn, các ngân hàng được xếp hạng và không được xếp hạng. Cụ thể, đối với các ngân hàng nhỏ, tác động của thu nhập tăng trong khi giá trị sổ sách lại có xu hướng giảm còn đối với các ngân hàng lớn thì cả hai biến số trên đều có giá trị dương và có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Theo đó, sự xuất hiện của IFRS đã phá bỏ sức nặng đối với các ngân hàng nhỏ bằng việc nâng cao nội dung thông tin về cả thu nhập và giá trị sổ sách, điều này khiến các hoạt động cho vay và huy động vốn tốt hơn cũng như cải thiện lợi nhuận cho các tổ chức này.
Báo cáo của Richard Martin - trưởng bộ phận báo cáo doanh nghiệp của Hiệp hội kế toán quốc tế ACCA về việc áp dụng IFRS dựa trên 11 ngân hàng tại các quốc gia khác nhau cho thấy ngành ngân hàng nhận được tác động lớn nhất của chuẩn mực này. Theo đó, IFRS có ảnh hưởng rõ rệt nhất tới khoản mục dự phòng rủi ro cho vay, cụ thể là làm khoản mục này tăng lên đáng kể so với mô hình tổn thất phát sinh của IAS 39, điều này giúp nâng cao khả năng chống chịu của ngân hàng trước sự bất ổn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho thấy một số ngân hàng có sự biến động gia tăng của lợi nhuận, sự thay đổi này được lý giải là bắt nguồn từ việc chuyển đổi từ phân bổ nguyên giá của tài sản sang đánh giá lại tài sản theo giá trị hợp lý.
Một vài nghiên cứu khác như nghiên cứu của Sari và Murni (2017), Alexiou và Sofoklis (2009) dựa trên các ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán quốc gia để đánh giá ảnh hưởng của IFRS đến các biến số ngân hàng. Mô hình
22
nghiên cứu đều cho ra kết quả là sau khi áp dụng IFRS thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có sự tăng nhưng không quá đáng kể, tuy nhiên các tác giả cũng nhận định dù mức tăng của ROA là không đáng kể nhưng ghi nhận xu hướng tăng một cách tích cực từ lợi nhuận ngân hàng. Bên cạnh đó, Sari và Murni (2017) cũng cho thấy ảnh hưởng của biến quỹ từ bên thứ ba, biến tỷ lệ an toàn vốn và biến tỷ lệ cho vay trên tiền gửi cũng có những tác động tích cực đến tỷ suất sinh lời của mẫu nghiên cứu.
Firoz và các cộng sự (2011) cho thấy rằng việc thực hiện IFRS sẽ có tác động lớn đến những tiến bộ, các công cụ tài chính, các khoản đầu tư và việc cập nhật công nghệ hệ thống thông tin. Trong đó, một vài nguyên tắc khác biệt của IFRS như ghi nhận suy giảm giá trị tài sản thay vì xóa sổ, các khoản cho vay và danh mục phải thu được hạch toán trên cơ sở giá gốc phân bổ, một số khoản được ghi nhận theo giá trị hợp lý, lãi hoặc lỗ đều được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc trong tài khoản dự phòng khác với chỉ ghi nhận lỗ ròng mà bỏ qua lãi ròng như trước đây.
Xét trên tác động ngược trở lại, nghiên cứu của Guoping Liu và Jerry Sun (2013), O.Erin và F.Oduwole (2019) cho thấy việc áp dụng bắt buộc IFRS không tạo ra tác động đáng kể nào về chất lượng thu nhập và lợi nhuận, đồng thời, khả năng thu nhập dương qua 2 giai đoạn trước và sau áp dụng IFRS tại các mẫu ở Canada thấp. Bên cạnh đó, việc áp dụng IFRS cũng không có tác động ý nghĩa tới các tỷ số khả năng sinh lời ROA, ROE và ROCE ở mức ý nghĩa 5% tại 11 ngân hàng niêm yết ở Nigeria.