Tác động đến rủi ro

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 31)

8. Cấu trúc bài nghiên cứu

1.2.2. Tác động đến rủi ro

Nhìn chung, việc áp dụng chuẩn mực IFRS đều có tác động làm giảm rủi ro cho cả phía các NHTM và phía nhà đầu tư cũng như có tác động tích cực đến việc quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước. Dựa trên lý thuyết và thực tiễn áp dụng có thể thấy rằng IFRS là chuẩn mực có tác động mạnh mẽ nhất đến yếu tố thông tin của các NHTM. Theo đó, việc áp dụng IFRS trên thực tế đều làm giảm rủi ro của NHTM nói chung thông qua việc làm tăng tính minh bạch, hữu ích của BCTC. Nghiên cứu của Armstrong và cộng sự (2010) tại mẫu các công ty ở Châu Âu cho thấy phản ứng tích cực về chất lượng thông tin trước và sau khi áp dụng IFRS. Cụ thể, nhóm tác giả nhận thấy rằng kết quả rõ ràng nhất đối với các ngân hàng và các công ty có chất lượng thông tin còn kém trước khi áp dụng chuẩn mực mới này. Bên cạnh đó, Md. Jobair và các cộng sự (2014) cho rằng Chuẩn mực IFRS 7 tạo nên một khung báo cáo chuẩn hóa cho khu vực ngân hàng, điều này không chỉ khiến các ngân hàng chuyên biệt ở Bangladesh dễ dàng hội nhập nắm bắt các yêu cầu quốc tế

23

mà còn làm tăng cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ với các tập đoàn đa quốc gia. Theo đó, tất cả các ngân hàng cố gắng tuân theo các hạng mục tương tự cần thiết để tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế nhằm thực hiện trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong báo cáo tài chính, qua đó đảm bảo tiết lộ tối đa các thông tin liên quan, đáng tin cậy và hữu ích cho các nhóm người dùng quan tâm.

Xét trên một khía cạnh khác, DeFond và cộng sự (2013) xem xét việc bắt buộc áp dụng chuẩn mực IFRS có ảnh hưởng đến rủi ro làm giảm lợi nhuận cổ phiếu của hai nhóm công ty tài chính và phi tài chính hay không. Kết quả từ mô hình cho thấy rủi ro sụt giảm giá trị này trung bình không có sự khác biệt nhiều giữa nhóm các công ty tài chính, song lại có sự giảm ở nhóm công ty không bị tác động nhiều bởi điều khoản giá trị hợp lý và tăng giữa các NHTM ở quốc gia có quy định ngân hàng yếu kém. Ngoài ra, M. Cameran và Perotti (2013) nghiên cứu về tác động của việc áp dụng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế và Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IAS / IFRS) đối với các khoản phí kiểm toán tại các NHTM ở Ý chi ra rằng việc áp dụng các tiêu chuẩn mới có hai tác động trái chiều đối với phí kiểm toán. Một mặt, sử dụng IFRS dựa trên nguyên tắc và định hướng giá trị hợp lý, trái ngược với GAAP cũ là thúc đẩy nỗ lực lớn hơn cho kiểm toán viên thông qua việc trả phí cao hơn. Mặt khác, nếu IFRS cải thiện chất lượng của báo cáo tài chính tốt hơn thì có thể làm giảm chi phí nợ phải trả và có thể yêu cầu làm giảm khoản phí kiểm toán. Tác giả cũng cho thấy việc tăng chi phí kiểm toán là tác động của việc chuyển đổi sang các tiêu chuẩn mới đối với phí, điều này không chỉ do quá trình điều chỉnh các quy định khác nhau mà còn có ảnh hưởng tích cực đến các công cụ phái sinh sử dụng cho mục đích phòng ngừa rủi ro.

Gauri Bhat và các cộng sự (2014) phân tích sâu về các tác động của việc thay đổi chuẩn mực GAAP thành IFRS đến rủi ro tín dụng. Nhóm tác giả nhận thấy rằng thông tin về rủi ro tín dụng bị ảnh hưởng bởi 3 yếu tố chính là: thu nhập, đòn bẩy và giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu. Bên cạnh đó, tác giả cũng thấy rằng bên cạnh thể chế, hệ thống luật pháp, thu nhập của quản lý, thời hạn trả nợ thì sự khác biệt giữa IFRS và GAAP cũng có những tác động đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Lý giải cho tác động này, xuất phát từ mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (ECL) thì các ngân hàng sẽ phải ghi nhận rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong tương lai. Việc này làm tăng chi phí dự phòng, song đồng thời cũng làm tăng khả năng chống đỡ của các ngân hàng.

Papadamou và Tzivinikos (2013) ước tính rủi ro thị trường, lãi suất và tỷ giá hối đoái của các tổ chức tài chính tại Hy Lạp qua mối quan hệ giữa các thước đo rủi ro dựa trên thị trường và các biến số kế toán trước và sau khi áp dụng các Chuẩn

24

mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) để kiểm tra xem việc áp dụng này có nâng cao nội dung thông tin của dữ liệu kế toán hay không. Kết quả nhận được là khả quan khi mô hình thực nghiệm cho thấy IFRS củng cố về dữ liệu kế toán, về cả rủi ro hệ thống và phi hệ thống. Cụ thể, liên quan đến mức độ phù hợp rủi ro của kế toán, các biện pháp thanh khoản, độ tin cậy, thu nhập trên cổ phiếu và dự phòng rủi ro tín dụng có liên quan ngược chiều với rủi ro hệ thống và phi hệ thống theo IFRS. Hơn nữa, tác giả nhận thấy một số yếu tố khác như: tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, chênh lệch lãi suất và đa dạng hóa thu nhập liên quan trực tiếp đến các thước đo rủi ro thị trường, trong khi đó quy mô ngân hàng có liên quan tiêu cực đến các biện pháp rủi ro theo IFRS. Bên cạnh đó, giá trị hợp lý của IFRS có tác động lớn hơn so với Chuẩn mực Kế toán Hy Lạp (GAS).

Jannis Bischof (2009) thông qua 171 ngân hàng từ 28 quốc gia Châu Âu, tác giả làm bật ảnh hưởng của việc áp dụng IFRS 7 đến chất lượng công bố thông tin. Tác giả thấy rằng chất lượng công bố thông tin nói chung đã tăng lên cả trong BCTC và báo cáo rủi ro, đặc biệt trọng tâm vào mức độ rủi ro thị trường và mức độ rủi ro tín dụng. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy việc áp dụng chuẩn mực này cũng khác nhau giữa các quốc gia, lý giải cho sự khác biệt này là do hoạt động giám sát của các quốc gia là khác nhau. Một số cơ quan giám sát có thể can thiệp hoặc không can thiệp vào việc thực thi chuẩn mực mới, song kết quả vẫn thể hiện sự cải thiện tích cực chất lượng công bố thông tin của ngân hàng ở mỗi quốc gia.

Bonetti và các cộng sự (2012) kiểm tra xem liệu việc công bố phân tích độ nhạy về rủi ro tiền tệ theo IFRS 7 thì có truyền tải thông tin hữu ích cho nhà đầu tư hay không. Tác giả phân tích tác động trên cả hai biến số là lợi nhuận cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Kết quả cho thấy, sau khi áp dụng IFRS 7, phản ứng của thị trường đối với sự thay đổi tỷ giá hối đoái phù hợp với thông tin định lượng do các mẫu cung cấp. Mặt khác, trước IFRS 7, các nhà đầu tư đã không đánh giá đúng mức độ rủi ro tiền tệ của các công ty. Song việc công bố định lượng IFRS 7 làm giảm độ nhạy cảm của khối lượng giao dịch cổ phiếu đối với rủi ro hối đoái. Những biến số đó được sử dụng làm phương tiện cho mức độ không chắc chắn và ý kiến đa dạng giữa các nhà đầu tư về tác động của sự thay đổi tỷ giá hối đoái trong dòng tiền kỳ vọng của các công ty.

Đứng trên một khía cạnh khác, Moura và cộng sự (2020) khi sử dụng mô hình thực nghiệm cho ra kết quả rằng IFRS ảnh hưởng đến chi phí dài hạn của vốn chủ sở hữu và nợ ở Mỹ Latinh, nơi thực thi các chuẩn mực kế toán và cơ chế bảo vệ nhà đầu tư còn yếu so với các nước phát triển. Cụ thể, chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu đều giảm đáng kể sau khi áp dụng IFRS, đồng thời tác giả cũng thấy rằng so

25

với các chuẩn mực trước đây thì IFRS đã giúp giảm thiểu bất cân xứng thông tin do đó tạo nên nhiều kết quả tích cực cho các công ty ở đây. Đặc biệt, với một kết quả tích cực và chi phí nợ giảm xuống khiến các công ty dễ dàng được tin tưởng và huy động được vốn từ ngân hàng và các chủ nợ khác.

Novotny và Farkas (2016) xem xét tác động của mô hình ECL mới trong IFRS 9 với các quy tắc giám sát để đánh giá sự ổn định tài chính trong khu vực Liên minh Châu Âu. Nhóm tác giả nhận thấy so với cách tiếp cận tổn thất phát sinh của IAS 39, mô hình IFRS 9 ECL kết hợp các khoản trợ cấp sớm hơn, lớn hơn và phù hợp hơn với tổn thất dự kiến theo quy định. Thêm vào đó, việc IFRS 9 ghi nhận các khoản lỗ tín dụng sớm hơn sẽ làm giảm sự tích tụ lỗ và điều chỉnh vốn điều tiết, điều này góp phần làm tăng tính kỷ luật thị trường và đồng thời làm tăng cường sự ổn định tài chính. Tuy nhiên, do sự phụ thuộc vào các ước tính theo thời gian của các tham số đầu vào như xác suất vỡ nợ và tổn thất mặc định, mô hình ECL sẽ làm tăng sự biến động của vốn điều tiết đối với một số ngân hàng. Hơn nữa, mô hình này thể hiện tầm quan trọng của người quản lý và giám sát ngân hàng, song nếu không có quy trình kiểm soát các giám sát thì sẽ dễ dẫn đến rủi ro trong khoản tổn thất cho vay và làm ảnh hưởng đến BCTC.

Nghiên cứu của Allini và Zampella (2020) nhằm kiểm tra xem liệu các công bố rủi ro tài chính theo yêu cầu của IFRS 7 và Trụ cột 3 có giá trị phù hợp để hỗ trợ các nhà đầu tư ra quyết định hay không. Bằng việc sử dụng mẫu nghiên cứu gồm các ngân hàng được niêm yết trên các Sở giao dịch chứng khoán London, Paris, Frankfurt, Madrid và Milan trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2014, tác giả đã xây dựng chỉ số công bố rủi ro tài chính bao gồm cả 3 loại rủi ro tín dụng, thanh khoản và thị trường. Kết quả cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa giá trị ngân hàng và một số loại tiết lộ rủi ro đã được thiết lập. Hơn nữa, việc tiết lộ sẽ làm tăng giá trị cho các thước đo giá trị rủi ro truyền thống hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cần lưu ý đến sức mạnh của cơ quan quản lý ngân hàng khi sử dụng công bố rủi ro.

Leventis và cộng sự (2011) cũng đồng tình với quan điểm cho rằng việc tuân thủ IFRS sẽ giúp tăng cường tính minh bạch của thông tin kế toán tại 91 NHTM được niêm yết ở Liên minh Châu Âu. Với mục tiêu là kiểm tra tác động của việc thực hiện IFRS về sử dụng dự phòng rủi ro cho vay (LLP) để quản lý thu nhập và vốn, nhóm tác giả thấy rằng quản lý thu nhập (sử dụng dự phòng rủi ro cho vay) giảm đáng kể sau khi thực hiện IFRS. Đồng thời, tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của từng ngân hàng, hành vi quản lý thu nhập có thể khác nhau, song đều giảm đáng kể trong giai đoạn sau IFRS. Nhìn chung, tác giả nhấn mạnh sự cải thiện chất lượng

26

thu nhập một cách tích cực của mẫu nghiên cứu và cho rằng quản lý thu nhập bằng cách sử dụng dự phòng rủi ro cho vay sẽ trở thành xu hướng trong tương lai.

27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, nhóm thực hiện đã làm rõ tổng quan chung về tác động của việc áp dụng IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Trước hết, nhóm đưa ra tổng quan về hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS thông qua lịch sử quá trình hội tụ kế toán quốc tế và nội dung hệ thống các chuẩn mực. Từ đó đưa ra lý do chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế là cần thiết. Sau đó, dựa trên một số bài nghiên cứu của các học giả, nhóm nêu lên những tác động của việc tuân thủ IFRS có tác động nhu nào đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của NHTM. Cuối cùng, nhóm tác giả tham khảo để so sánh sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS và lộ trình áp dụng thông lệ quốc tế ở Việt Nam ở chương 2.

28

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG CHUẨN Mực KẾ TOÁN TẠI VIỆT NAM 2.1. Lịch sử hệ thống tài chính kế toán Việt Nam

2.1.1. Trước những năm 1995

Trước 1995, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mọi hoạt động kinh doanh đều được nhà nước quản lí. Trong bối cảnh này, nhiệm vụ chủ yếu của kế toán viên là tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính, điều này đồng quan điểm với Epstein và Mirza (2003).

Năm 1970, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất lần đầu tiên được ban hành theo QĐ số 425/TC - CĐKT ngày 1 tháng 12 được áp dụng cho tất cả các xí nghiệp ở miền Bắc ra đời trong thời kỳ kinh tế bao cấp nhằm cải tiến tổ chức quản lý xí nghiệp, khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

Năm 1986, với mục tiêu đổi mới kinh tế - xây dựng cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với sự vận động của các quy luật kinh tế khách quan, Đại hội VI của Đảng đã đề ra sự thay đổi trong chính sách kế toán thông qua Pháp lệnh Kế toán và Thống kê (1988) - đây được coi là văn bản pháp lý cao nhất nhằm điều chỉnh lĩnh vực kế toán và quản lý Nhà nước về kế toán trong các đơn vị kinh tế cơ sở thời bấy giờ.

Năm 1990 hàng loạt các văn bản, quy phạm pháp luật được Nhà nước ban hành như: Điều lệnh tổ chức kế toán Nhà nước và Điều lệ kế toán trưởng. Theo đó, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất bao gồm 41 tài khoản (sau thêm 1 tài khoản), được chia ra thành 9 loại và 8 tài khoản ngoại bảng.

Cùng lúc đó, sự xuất hiện của nền kinh tế nhiều thành phần đã tác động đến bản chất và đặc thù của nghề kế toán. Song, thời gian này kế toán Việt Nam chưa có sự hòa hợp với kế toán quốc tế do Việt Nam chưa tập trung nghiên cứu, tìm hiểu về kế toán quốc tế.

2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2000: sự tiếp cận kế toán quốc tế

Từ năm 1995, dưới trợ giúp kỹ thuật của Liên minh Châu Âu cho Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành được một số chuẩn mực kế toán Việt Nam, dự án này đánh dấu bước ngoặt mới cho nền kế toán Việt khi được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Trong lúc đó, Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT về “Hệ thống Chế độ kế toán

doanh nghiệp’” được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi

thành phần kinh tế và QĐ1177/TC/QĐ/CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của BTC đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong giai đoạn này. Trong đó, Quyết

định 1141 TC/QĐ/CĐKT tập trung vào 4 nội dung cơ bản:

(1) . Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất và được xây dựng dựa trên phương trình kế toán: Tài Sản = Nợ Phải Trả + Vốn Chủ Sở Hữu. Ngoài ra, các tài

Chuẩn mực số

Tên chuẩn mực Quyết định ban hành

Thông

hướng dẫn Đốidụng tượngtươngáp đương với chuẩn mực kế toán quốc tế

VAS 02 Hàng tồn kho 149/2001/QĐ-

BTC 161/2007/TT-BTC IAS2

VAS 03 Tài sản cố định hữu

hình

IAS 16

VAS 04 Tài sản cố định vô

hình

IAS 38

VAS 14 Doanh thu và thu nhập

khác

IAS 18

VAS 01 Chuẩn mực chung 165/2002/QĐ-

BTC

161/2007/TT- BTC

VAS 06 Thuê tài sản IAS 17

VAS 10 Ảnh hưởng của việc

thay đổi tỉ giá hối đoái

IAS 21

VAS 15 Hợp đồng xây dựng IAS 11

29

khoản được sắp xếp lại theo trình tự vốn lưu động giảm dần, tính thanh khoản giảm dần.

(2) . Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Trong đó, nội dung BCĐKT và BCKQKD tương tự như trong giai đoạn trước.

Một phần của tài liệu Tác động của việc tuân thủ chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w