8. Cấu trúc bài nghiên cứu
5.3. Đóng góp về mặt thực tiễn
Về tác động của IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận: kết quả mô hình cho thấy IFRS có tác động ngược chiều với tổng thu nhập của các ngân hàng. Có thể nói cho dù kết quả thu được là IFRS có tác động là dương hay âm thì trên thực tế việc áp dụng IFRS vẫn sẽ dần trở thành quy định bắt buộc trong tương lai vì yêu cầu tất yếu các quốc gia phải hoà hợp với quốc tế. Việc lợi nhuận báo cáo bị giảm có thể do trong thời gian đầu áp dụng ngân hàng chưa thích ứng để có những chiến lược chuyển đổi phù hợp, ngoài ra còn một số lí do như phát sinh thêm chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính và chi phí dự phòng rủi ro thì được trích lập tăng. Trong thời gian đầu áp dụng sẽ có thể còn gặp nhiều vấn đề bất cập về cả phía ngân hàng lẫn doanh nghiệp, tuy nhiên trong tương lai gần thì nhóm nghiên cứu tin rằng IFRS sẽ được coi là bước chuyển đổi đúng đắn khi làm minh bạch và góp phần tạo nên một hệ thống tài chính vững mạnh.
Về mặt rủi ro, mô hình định lượng cũng đưa ra một số nhận định chính sau: IFRS có tác động cùng chiều tới dự phòng rủi ro của các NHTM; các ngân hàng có hành vi sử dụng dự phòng rủi ro như một công cụ để quản trị lợi nhuận, tuy nhiên các ngân hàng có động thái giảm hành vi quản trị lợi nhuận thông qua dự phòng sau khi áp dụng IFRS.
71
Qua so sánh bản thân nhóm nghiên cứu thấy rằng VAS đang thực hiện trích lập dự phòng với phạm vi nhỏ hơn so với IFRS (IFRS yêu cầu phải trích lập dự phòng với tất cả tài sản tài chính bao gồm cả tài sản ngoại bảng) và theo VAS thì ghi nhận chưa đúng với thực tế, có hành vi điều chỉnh từ phía các ngân hàng. Từ đây càng làm nổi bật hơn yêu cầu của IFRS là minh bạch thông tin tài chính.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của đề tài “Tác động của chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đã ủng hộ thêm tinh thần cũng như định hướng triển khai IFRS đúng đắn của Ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính. Đồng thời chứng minh hiệu ứng tích cực mà IFRS đem lại cho các tổ chức tín dụng, tương tự bằng chứng thực tế áp dụng ở các quốc gia khác. Nghiên cứu này có thể giúp các ngân hàng có thể có cái nhìn chuẩn xác hơn về tình hình sức khỏe tài chính cũng như nhìn nhận đúng vị thế của mình với các ngân hàng quốc tế, để từ đó các ngân hàng thương mại có thể xây dựng chiến lược riêng để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cũng như chiến lược phát triển bền vững và hội nhập với quốc tế.
5.4. Đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo
Thứ nhất, đề tài của nhóm nghiên cứu hiện đánh giá một cách tổng quan nhất về tác động của việc áp dụng IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro, theo đó, các nghiên cứu trong tương lai có thể đi sâu vào việc quản trị lợi nhuận ngân hàng trong điều kiện tuân thủ chuẩn mực quốc tế nhưng có xem xét thêm yếu tố: có sự khác biệt giữa nhóm ngân hàng không, có sự khác biệt giữa các giai đoạn kinh tế khác nhau không hoặc xây dựng bộ thang đo lường chất lượng rủi ro để phù hợp với tiêu chuẩn mới IFRS 9.
Thứ hai, các nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu áp dụng IFRS trong phạm vi từng nhóm ngành: ngành thép, ngành vật liệu, hóa chất, ngành xây dựng... Thứ ba, có thể nghiên cứu định tính về sự phù hợp chi tiết của chuẩn mực quốc tế IFRS đối với Việt Nam và đóng góp thêm ý kiến xây dựng hệ thống chuẩn mực VFRS phù hợp với Việt Nam.
72
KẾT LUẬN
Đề tài tác động của chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là một đề tài mang ý nghĩa thực tế cao và phù hợp với định hướng của Bộ Tài Chính. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, lưu chuyển dòng vốn FDI vào Việt Nam, song song với đó các NHTM cần phát triển hơn nữa không chỉ nhằm cạnh tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng nội địa mà còn nâng cao vị thế ngân hàng Việt trên trường quốc tế.
Trong chương 1, bài nghiên cứu đưa ra cơ sở luận và tổng quan về tác động của chuẩn mực IFRS đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thông qua các nghiên cứu trong và nước. Dựa vào đó, khẳng định nhận định việc áp dụng chuẩn mực IFRS có những ảnh hưởng nhất định đến cả lợi nhuận và rủi ro các NHTM. Song, tác động này là tích cực hay tiêu cực thì còn phụ thuộc vào mẫu nghiên cứu cũng như tình hình kinh tế và đặc điểm của từng ngân hàng ở mỗi quốc gia.
Trong chương 2, nhóm nghiên cứu trình bày chi tiết về thực trạng hệ thống kế toán tại Việt Nam, đồng thời đưa ra sự khác biệt giữa chế độ kế toán VN hiện hành với chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS. Để từ đó đưa ra cái nhìn tổng quan về điểm mạnh, điểm hạn chế ở các chuẩn mực này.
Trong chương 3, nhóm nghiên cứu tập trung làm rõ phương pháp nghiên cứu đối với cả 2 mô hình tác động của IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận và rủi ro. Theo đó, nhóm đưa ra tổng quan các mô hình nghiên cứu trước về tác động của việc tuân thủ IFRS đến lợi nhuận và rủi ro của các NHTM. Dựa vào đó, đưa ra biến số và mô hình phù hợp với mục tiêu bài nghiên cứu.
Trong chương 4, nhóm phân tích kết quả thu được sau quá trình lựạ chọn mô hình và phương pháp phù hợp. Kết quả cho thấy một số kết luận chính về tác động của IFRS đến chỉ tiêu lợi nhuận như sau: Thứ nhất, kết quả mô hình cho thấy IFRS có tác động ngược chiều với tổng thu nhập của các ngân hàng. Thứ hai, lợi nhuận các ngân hàng gia tăng khi sử dụng đòn bẩy tài chính. Thứ ba, tổng doanh thu thuần có tác động cùng chiều với tổng thu nhập. Thứ tư, quy mô tổng tài sản có tác động cùng chiều với thu nhập của các NHTM. Thứ năm, GDP có tác động cùng chiều chỉ tiêu lạm phát cho tác động ngược chiều đến thu nhập của các ngân hàng. Về mặt rủi ro, mô hình định lượng cũng đưa ra một số nhận định chính sau: Thứ nhất, kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu cho thấy việc áp dụng chuẩn mực IFRS có tác động cùng chiều tới dự phòng rủi ro của các NHTM. Thứ hai, lợi nhuận trước thuế và dự phòng có tác động cùng chiều tới LLP, cho thấy các ngân hàng có hành vi sử dụng dự phòng rủi ro như một công cụ để quản trị lợi nhuận. Thứ ba, biến tương tác
73
EBTPxIFRS có tác động ngược chiều với LLP, cho thấy các ngân hàng có động thái giảm hành vi quản trị lợi nhuận thông qua dự phòng sau khi áp dụng IFRS.
Dựa vào kết quả thu được từ mô hình trong chương 4, tại chương 5, nhóm đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng chuẩn mực IFRS vào hệ thống các NHTM Việt Nam.
74
TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn bản pháp quy
[1] Bộ tài chính (1970), Quyết định số 425-TC/CĐKT ban hành “hệ thống tài
khoản kế toán thống nhất, ban hành ngày 14/12/1970
[2] Bộ tài chính (1995), QĐ 1177/TC/QĐ/CĐKT về ban hành chế độ kế toán áp
dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngày 23 tháng 12 năm 1996
[3] Bộ tài chính (1995), Quyết định 1141 TC/QĐ/CĐKT về việc ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày 1/11/1995
[4] Hội đồng nhà nước (1988), Pháp lệnh và kế toán thống kê số 6-
LCT/HĐNN8, ban hành ngày 20/5/1988
[5] Hội đồng bộ trưởng (1989), Nghị định số 25/HĐBT ban hành điều lệ tổ chức
kế toán nhà nước, ban hành ngày 18/03/1989
[6] Hội đồng bộ trưởng (1989), Nghị định số 26/HĐBT ban hành điều lệ kế toán
trưởng xí nghiệp quốc doanh, ban hành ngày 18/03/1989
[7] Quốc hội (2003), Luật của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam số 03/2003/QH11 về kế toán, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2003
[8] Bộ tài chính (2006), Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp, ban hành ngày 20/3/2006
[9] Bộ tài chính (2006), Quyết định 48/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ
kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, ban hành ngày 14/9/2006
[10] Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán
doanh nghiệp, ban hành ngày 22/12/2014
[11] Quốc hội (2015), Luật số 88/2015/QH13 về kế toán, ban hành ngày 20/11/2015
[12] Bộ tài chính (2016), Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán
75
Tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước
[1] Abbas, Ahmad. (2018), Earnings Management in Banking Industry And Its Impact on The Firm Value, Jurnal Akuntansi. 10. 69. 10.26740/jaj.v10n1.p69-84.
[2] Abreu, Margarida & Mendes, Victor, (2001), Commercial bank interest margins and profitability: evidence for some eu countries.
[3] Adzis, A.A. (2012). The Impact of International Financial Reporting Standards (IFRS) on Bank Loan Loss Provisioning Behaviour and Bank Earnings Volatility. PhD Thesis, Banking Studies, Massey University, New Zealand.
[4] Agostino, Drago và Solipo (2010), The value relevance of IFRS in the European banking industry Review of Quantitative Finance and Accounting volume 36, pages437-457
[5] Agustina, D. O., & Kennedy, P. S. J. (2016). The effect of bank's performance on return on asset. Fundamental Management Journal, 1(1), 1-13. [6] Ahmed, A.S., Takeda, C. and S. Thomas, 1999, Bank loan loss provisions: a reexamination of capital management, earnings management and signaling effects, Journal of Accounting and Economics, vol. 28, pp. 1-25 [7] Alam, Md Shahbub, Adoption and Application of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Banking Sector of Bangladesh : A Comprative Study (September 25, 2020). Available at SSRN:
https://ssrn.com/abstract=3699704 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3699704
[8] Alexander, David and Simon Archer. 2003. International Accounting Standards Guide. Aspen Pulbishers. New York, USA.
[9] Alexandre, Hervé, Adoption of IAS/IFRS, Liquidity Constraints, and Credit Rationing: The Case of the European Banking Industry (2017). Quarterly Review of Economics and Finance, Vol. 63, 2017, Université Paris- Dauphine Research Paper No. 3601597, Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=3601597
[10] Alexiou, Constantinos & Vogiazas, Sofoklis. (2009). Determinants of bank profitability: Evidence from the Greek banking sector. Economic Annals. 54. 10.2298/EKA0982093A.
[11] Amidu, M. and Issahaku, H. (2019), "Do globalisation and adoption of IFRS by banks in Africa lead to less earnings management?", Journal of
76
Financial Reporting and Accounting, Vol. 17 No. 2, pp. 222-248. https://doi.org/10.1108/JFRA-05-2017-0035
[12] Amidu, M. and Issahaku, H. (2019), "Do globalisation and adoption of IFRS by banks in Africa lead to less earnings management?", Journal of Financial Reporting and Accounting, Vol. 17 No. 2, pp. 222-248. https://doi.org/10.1108/JFRA-05-2017-0035
[13] Armstrong, Christopher & Barth, Mary E. & Jagolinzer, Alan D. & Riedl, Edward J., 2006. "Market Reaction to Events Surrounding the Adoption of IFRS in Europe," Research Papers 1937, Stanford University, Graduate School of Business
[14] Asian Development Bank. 2002. Diagnostic Study of Accounting and Auditing Practices in Selected Developing Member Countries. Manila, Philippines.
[15] Asokan Anandarajan, Iftekhar Hasan, Ana Lozano-Vivas (2005), ‘Loan Loss Provision Decisions: An Empirical Analysis of the Spanish Depository Institutions’, Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, vol. 14, no. 1, pp. 55-77.
[16] Ball, R. (2006) International Financial Reporting Standards (IFRS): Pros and Cons for Investors. Accounting and Business Research, 36, 5-27 [17] Banks Hasni Abdullah, Ismail Ahmad, Imbarine Bujang (2014), Loan Loss Provisions And Macroeconomic Factors: The Case Of Malaysian Commercial, GTAR-2014, Vol. 1, 73-86.
[18] Banks Hasni Abdullah, Ismail Ahmad, Imbarine Bujang (2014), Loan Loss Provisions And Macroeconomic Factors: The Case Of Malaysian Commercial, GTAR-2014, Vol. 1, 73-86.
[19] Beaver, W.H. and E.E. Engel, 1996, Discretionary behavior with respect to allowances for loan losses and the behavior of security prices, Journal of Accounting and Economics, vol. 22, pp. 177-206.
[20] Begona Giner, Alessandra Allini & Annamaria Zampella (2020) The Value Relevance of Risk Disclosure: An Analysis of the Banking Sector, Accounting in Europe, 17:2, 129-157, DOI: 10.1080/17449480.2020.1730921 [21] Bernardin, D. E. Y. (2016). The effect of CAR and LDR to Return on Assets. Jurnal Ecodemica: Jurnal Ekonomi, Manajemen, dan Bisnis, 4(2), 232- 241.
77
[22] Bhat, G., Callen, J. L. and Segal, D. (2014) ‘Credit Risk and IFRS: The Case of Credit Default Swaps’, Journal of Accounting, Auditing & Finance, 29(2), pp. 129-162. doi: 10.1177/0148558X14521205.
[23] Bonetti, P. & Mattei, M.M. & Palmucci, Fabrizio. (2012). Market reactions to the disclosures on currency risk under IFRS 7. Academy of Accounting and Financial Studies Journal. 16. 13-24.
[24] Brenda Midecha Imbuga (2012), An assessment of the effect of inflation on loan repayment among commercial banks in Kenya, Procedia Economics and Finance 3 (2012) 993 - 998
[25] Cameran, M. and Perotti, P. (2013), Audit Fees and IAS/IFRS Adoption: Evidence from the Banking Industry. International Journal of Auditing, 18: 155-169. https://doi.org/10.1111/ijau.12019
[26] Capkun, Cazavan-Jeny, Jeanjean và Weiss (2011), Setting the bar: Earnings management during a change in accounting standards
[27] Caroline Banton (2020), Noninterest Expense, truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020, <https://www.investopedia.com/terms/n/noninterest-expense.asp
[28] Chebaane, S. , Othman, H. (2013). 'Does the Adoption of IFRS Influence Earnings Management towards Small Positive Profits? Evidence from Emerging Markets'. World Academy of Science, Engineering and Technology, Open Science Index 78, International Journal of Economics and Management Engineering, 7(6), 1407 - 1413.
[29] Chen, Tai-Yuan and Chin, Chen-lung and Wang, Shiheng and Yao, Chun (2013), The Effect of Mandatory IFRS Adoption on Bank Loan Contracting Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=2159001
[30] Collins, J.A., Shackelford, D.A. and J.M. Wahlen, 1995, Bank Differences in the Coordination of Regulatory Capital, Earnings and Taxes, Journal of Accounting Research, vol. 33, no. 2, pp. 263-291.
[31] Curi, Claudia & Lozano-Vivas, Ana & Zelenyuk, Valentin. (2015). Foreign Bank Diversification and Efficiency Prior to and During the Financial Crisis: Does one Business Model Fit All?. Journal of Banking & Finance. 61. 10.1016/j.jbankfin.2015.04.019.
[32] Daniel Pérez, Vicente Salas, Jesús Saurina (2006), Earnings and capital management in alternative loan loss provision regulatory regimes, Documentos de Trabajo N.° 0614
78
[33] De Moura, André Aroldo Freitas and Altuwaijri, Aljaohra and Gupta, Jairaj (2020), Did Mandatory IFRS Adoption Affect the Cost of Capital in Latin American Countries? (February 6, 2020). Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, 2020, Available at SSRN: https://ssrn.com/abstract=3533493
[34] DeFond, Mark and Hung, Mingyi and Li, Siqi and Li, Yinghua, Does Mandatory IFRS Adoption Affect Crash Risk? (October 1, 2011). The Accounting Review, Forthcoming, Available at SSRN:
https://ssrn.com/abstract=1966114 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.1966114 [35] Demsetz, Rebecca S. and Philip E. Strahan (1997). “Diversification, Size, and Risk at Bank Holding Companies,” Journal of Money, Credit and Banking 29 (3), pp. 300-13.
[36] Leonidas C. Doukakis (2010), The persistence of earnings and earnings components after the adoption of IFRS, Managerial Finance, Volume 36 Issue 11
[37] Earnings and Taxes, Journal of Accounting Research, vol. 33, no. 2, pp. 263-291.
[38] Easton, Peter D., and Trevor S. Harris. “Earnings As an Explanatory Variable for Returns.” Journal of Accounting Research, vol. 29, no. 1, 1991, pp. 19-36. JSTOR, www.jstor.org/stable/2491026. Accessed 22 May 2021 . [39] Elshaday, Teshome & Kenenisa, Debela & Mohammed, Sultan. (2018). Determinant of financial performance of commercial banks in Ethiopia: Special emphasis on private commercial banks. African Journal of Business Management. 12. 1-10. 10.5897/AJBM2017.8470.
[40] Epstein, Barry J. and Abbas Ali Mirza. 2003. Interpretation and Application of International Accounting Standards. John Wiley and Sons, Inc. USA.
[41] Erin, Olayinka & Oduwole, Foluke. (2019). An Investigative Analysis into the Impact of International Financial Reporting Standards (IFRS) on the Profitability Ratios of Nigerian Banks.
[42] Ewert, Ralf & Wagenhofer, Alfred. (2005). Economic Effects of Tightening Accounting Standards to Restrict Earnings Management. The Accounting Review. 80. 10.2308/accr.2005.80.4.1101.
79
[43] Fadzlan Sufian, Royfaizal Razali Chong (2008), Determinants of bank profitability in a developing economy: Empirical evidence from the Philippines, Journal of Accounting and Finance
[44] Faleel Jamaldeen (2020), Financial reporting differences of profit and loss sharing investment deposits in Islamic banks: A cross-country study, Preprints 2020.
[45] Farida Shinta Dewi, Rina Arifati, Rita Andini (2016), Analysis of effect of CAR, ROA, LDR, Company SIZE, NPL, and GCG to bank profitability (Case study on banking companies listed in period 2010 - 2013) [46] Feltham, G.A., & Ohlson, J.A. (1995). Valuation and Clean Surplus Accounting for Operating and Financial Activities. Contemporary Accounting Research, 11, 689-731.
[47] Francis, Jere R., Inder K. Khurana, and Raynold Pereira. 2002. The Role of Accounting and Auditing in Corporate Governance and the Development of Financial Markets Around the World. Sydney, Australia.
[48] Gaston, Ellen & Song, Inwon. (2014). Supervisory Roles in Loan Loss Provisioning in Countries Implementing IFRS. IMF Working Papers. 14. 10.5089/9781484381120.001.
[49] Giansante, Simone & Fatouh, Mahmoud & Ongena, Steven. (2019). Does Quantitative Easing Boost Bank Lending to the Real Economy or Cause Other Bank Asset Reallocation? The Case of the UK. SSRN Electronic Journal. 10.2139/ssrn.3446293.
[50] Giansante, Simone & Fatouh, Mahmoud & Ongena, Steven. (2019). Does Quantitative Easing Boost Bank Lending to the Real Economy or Cause Other Bank Asset Reallocation? The Case of the UK. SSRN Electronic Journal. 10.2139/ssrn.3446293.
[51] Gray, R.P. and Clarke, F.L. 2004, ‘A Methodology for Calculating the Allowance for Loan Losses in Commercial Banks’, Abacus, vol. 40, no. 3, pp. 321-341
[52] Hà Linh (2020), Ngân hàng vẫn tăng lợi nhuận nhờ cắt giảm chi phí,
truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2020, https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Tai- chinh/973647/ngan-hang-van-tang-loi-nhuan-nho-cat-giam-chi-phi
[53] Hà Loan (2020), Ngân hàng cắt giảm mạnh chi phí lương thưởng để
tăng lợi nhuận, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 5 năm 2020,
https://anninhthudo.vn/ngan-hang-cat-giam-manh-chi-phi-luong-thuong-de- tang-loi-nhuan-post443 786.antd
80
[54] Hall, R.E (1982). Iflation: cause and effects. Chicago. The university