SẢN XUẤT GIỐNG CÁ:

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 63 - 75)

- GMP:

3.2.3.1. SẢN XUẤT GIỐNG CÁ:

CƠ QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CƠ QUAN QUẢN LÝ THÔNG TIN

Sản xuất giống cá phù hợp yêu cầu (kết hợp với Viện nghiên cứu).

 Vấn đề hiện tại đang gặp với giống cá.  Điều kiện giống cá cho từng địa phƣơng.  Yêu cầu chỉ tiêu chất lƣợng của nhà nhập

khẩu.

Quản lý nuôi trồng giống cá. Thu thập lại số liệu về hiệu quả con giống.  Cải tiến con giống liên tục.

Việt Nam là một nƣớc nhiệt đới gió mùa phù hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cá, hơn thế nữa với kinh nghiệm dày dặn trong nghề nuôi cá tra giống cũng nhƣ cơ sở vật chất đầy đủ, Việt Nam hội đủ các điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các nghiên cứu về cá một cách chuyên sâu và có thể tiến hành thực nghiệm ngay. Theo nhận định của nhiều nhà chuyên môn, đàn cá bố mẹ sử dụng hiện nay có chất lƣợng không cao, do đàn cá đƣợc sử dụng qua nhiều thế hệ, bị thoái hóa, đồng huyết... nên có dấu hiệu suy giảm chất lƣợng. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm trong hệ thống cải tiến

chất lƣợng sản phẩm cá tra là cải tiến giống cá: phát triển nhanh, thịt chắt, sức đề kháng tốt,…

a. Cơ quan quản lý chất lƣợng:

- Nghiên cứu cải tiến giống cá tra:

Nhiệm vụ đầu tiên của cơ quan quản lý thông tin là kết hợp với Viện nghiên cứu để cải tiến giống cá tra tốt hơn. Hiện nay có khá nhiều viện nghiên cứu nhƣng Trung tâm sáng tạo nuôi trồng thủy sản Việt Nam (aquaculture innovation center - vietnam) là phù hợp nhất.

 Giới thiệu về AICe-VN:

 Do Trung tâm Nghiên cứu NTTS-Trƣờng Đại học Wageningen, Hà Lan chủ trì với các đối tác tham gia gồm Viện Nghiên cứu NTTS II, Trƣờng ĐH Nông Lâm Tp. HCM, Trƣờng ĐH Cần Thơ và các công ty Trung Sơn, Viet Food, Stapimex (phía Việt Nam), Nutreco và Skretting – Vietnam (phía Hà Lan).  Nhằm phát triển thức ăn cho nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật quản lý sức khỏe

thủy sản nuôi nhằm nâng cao đảm bảo an ninh lƣơng thực.

 Tạo ra nền móng cho cơ chế cộng tác trong nghiên cứu nuôi trồng thủy sản thông qua mô hình hợp tác công tƣ với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc vào dự án cùng với các cơ quan nghiên cứu và trƣờng Đại học nhƣ đã nêu trên.

 Giúp đào tạo nguồn nhân lực cho đơn vị qua mô hình hợp tác công tƣ trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đầu tiên ở Việt Nam.

 Lý do chọn AICe-VN:

 Có kinh nghiệm trong hợp tác nghiên cứu các loại giống thủy sản, thức ăn thủy sản và cách nuôi trồng thủy sản hiệu quả.

 Thƣờng có những chƣơng trình hợp tác với các viện nghiên cứu và đại học nƣớc ngoài, từ đó nâng cao đƣợc tính chấp nhận toàn cầu, các nghiên cứu mới dễ đƣợc thông qua thị trƣờng các nƣớc quy định chặt chẽ về an toàn thực phẩm.

 Là tổ chức thành lập dựa trên sự hợp tác giữa Viêt Nam và Trƣờng Đại học Wageningen, Hà Lan. Do vậy việc hợp tác sẽ dễ dàng hơn và ít tốn kém chi phí hơn khi hợp tác với các tổ chức nƣớc ngoài, nhƣng vẫn có đƣợc các nghiên cứu mang tính quốc tế.

- Quản lý nuôi trồng giống cá:

 Chuẩn hóa đàn cá bố mẹ: (đánh dấu từng cá thể để dễ dàng nhận dạng và truy xuất nguồn gốc).

Hiện nay có một chƣơng trình hợp tác phát triển giống thủy sản của Viện Nghiên cứu NTTS II và Trung tâm Giống thủy sản của các tỉnh ĐBSCL thực hiện tiếp nhận đàn cá hậu bị từ Viện Nghiên cứu NTTS II đã đƣợc chọn lọc di truyền hỗ trợ các cơ sở sản xuất giống cá tra chủ động nguồn cá bố mẹ có chất lƣợng để thực hiện sinh sản cá tra bột. Trung tâm Giống thủy sản các tỉnh sau khi tiếp nhận đàn cá tra hậu bị khoảng 2.000-3.000 con từ Viện Nghiên cứu NTTS II, thực hiện chọn lọc và gắn dấu từ để quản lý số lƣợng và làm cơ sở xác nhận nguồn gốc xuất xứ.

Gắn chip điện tử cho cá tra giống là quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT đã ký Quyết định số 1673/QĐ-BNN-Tổng cục Thủy sản ngày 22/7/2013. Theo Quy chế này thì cá tra chọn giống cung cấp cho các cơ sở tiếp nhận làm cá tra bố mẹ phải đảm bảo chất lƣợng, đƣợc gắn chíp điện tử để quản lý. Không trao đổi, mua bán cá tra chọn giống. Viện Nghiên cứu NTTS II là đơn vị đƣợc giao sản xuất cá tra bố mẹ chọn giống theo đặt hàng của Tổng cục Thủy sản, gắn chíp điện tử để quản lý và cung cấp phiếu xác nhận xuất xứ cá tra bố mẹ chọn giống cho cơ sở tiếp nhận làm cơ sở cho việc truy xuất nguồn gốc.

 Các cơ quan chức năng cần thực hiện thêm nhiều giải pháp đồng bộ nhƣ:

 Quy hoạch vùng sản xuất cá tra giống tập trung, trọng điểm.  Hỗ trợ xây dựng các trại sản xuất cá tra giống đạt tiêu chuẩn.  Tƣ vấn, tập huấn quy trình nuôi cá giống, nâng cao nhận thức.

 Lập một cơ quan: kiểm nghiệm chất lƣợng thức ăn, chất lƣợng sản phẩm và kiểm định chất lƣợng cá giống.

 Yêu cầu khắt khe hơn đối với các cơ sở nuôi cá tra giống.

 Theo Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống các cơ sở tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ chọn giống khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ sản xuất giống từ cá tra bố mẹ chọn giống và có nhu cầu tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống cần đăng ký với Sở NN&PTNT tỉnh/thành phố trƣớc ngày 15 tháng 10 hàng năm.  Cam kết tiếp nhận cá tra bố mẹ chọn giống từ Viện Nghiên cứu NTTS II và

tuân thủ hƣớng dẫn quy trình công nghệ về sản xuất cá tra giống từ đàn cá tra chọn giống; thực hiện thay thế cá tra bố mẹ chọn giống sau 4 năm kể từ khi cho sinh sản lần đầu.

 Về phía ngƣời nuôi cá tra:

Cơ quan cần làm họ hiểu rằng khi gắn bó với cơ sở sản xuất giống có uy tín, chất lƣợng thì hiệu quả sản xuất mới cao. Quy mô nuôi giống cá tra ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp là một hƣớng đi thành công và đúng đắn. Toàn huyện hiện có hơn 70 cơ sở ƣơng nuôi cá bột và hơn 800 hộ nuôi cá tra giống. Huyện cũng lập là hiệp hội thủy sản của huyện với hơn 250 cơ sở hà hộ sản xuất. Với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, ngƣời nuôi cá tra giống huyện Hồng Ngự đã chuyển từ thế bị động sang chủ động và cho cá đẻ theo ý muốn. Hiện nay, nhiều cơ sở đẩy mạnh việc cho cá tra sinh sản chủ động, sinh sản nghịch mùa nên việc đáp ứng nhu cầu của ngƣời nuôi cá cũng ngày càng tốt hơn. Đầu năm 2012, sản phẩm cá tra giống Hồng Ngự đƣợc Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

b. Cơ quan quản lý thông tin:

Tìm hiểu nhu cầu: Nhằm hỗ trợ Cơ quan quản lý chất lƣợng có thể sản xuất đƣợc giống cá tốt và có hiệu quả trong thực tế thì trƣớc tiên Cơ quan quản lý thông tin cần tìm hiểu các nhu cầu về cá tra giống hiện nay.

 Thông tin về thực trạng:

Vấn đề hiện tại đang gặp với giống cá nếu tìm hiểu đƣợc các nguyên nhân gây ra việc nuôi cá giống kém hiệu quả thì cải tiến chỉ cần nhắm đến các vấn đề đó, việc này sẽ giúp giảm chi phí mà hiệu quả lại cụ thể. Ví dụ nhƣ: tỷ lệ chết trong ƣơng, nuôi khá cao: từ cá bột lên cá hƣơng, tỷ lệ hao hụt tới trên 80%, từ cá hƣơng lên cá giống, tỷ lệ

hao hụt tới 40- 50%. Bên cạnh đó, hầu nhƣ tất cả các vùng nuôi cá tra đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến nhƣ xuất huyết, trắng mang, trắng gan và nhất là bệnh gan, thận mủ - gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi.

Khả năng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh ngày càng cao do không phát hiện kịp thời và có hƣớng điều trị thích hợp, hiệu quả điều trị thấp, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh trong quá trình nuôi. Mặt khác, hiệu quả sử dụng thuốc kém sẽ làm tăng chi phí sản xuất, đồng nghĩa với lợi nhuận của ngƣời nuôi sẽ giảm.

 Điều kiện giống cá cho từng địa phƣơng:

Mỗi địa phƣơng có điều kiện khác nhau để phát tiển nghề nuôi cá giống. Nắm bắt đƣợc điều này, ta có thể đƣa ra các giải pháp cụ thể cho từng địa phƣơng. Ngoài ra cần tìm hiểu về môi trƣờng tự nhiên, đất, nƣớc để có 1 quy trình nuôi giống hiệu quả nhất phù hợp nhất.

 Yêu cầu chỉ tiêu chất lƣợng của nhà nhập khẩu:

Đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng là mục tiêu quan trọng nhất của Mô hình cải tiến này. Các nguồn tìm hiểu về yêu cầu khách hàng nhƣ:

 Dựa vào các tiêu chuẩn TBT và SPS.

 Từ thực tế tại các công ty xuất khẩu thủy sản, những phản hồi mà họ nhận đƣợc từ các đối tác nƣớc ngoài.

 Thu thập số liệu và hiệu quả con giống:

Sau khi áp dụng nuôi giống cá mới với quy trình quản lý mới thì việc thu thập phản hồi là điều rất cần thiết.

Các số liệu cần thu thập: các chỉ tiêu về năng suất, mức hao hụt của giống cá, phần trăm sống sót và các số liệutƣơng tự khác phản ánh mức độ phù hợp của giống cá mới. Ngoài ra, còn cần thêm những số liệu về thành phẩm đạt đƣợc nhƣ độ dày thịt, trọng lƣợng cá,…

Lợi ích: có cái nhìn tổng quát và chính xác về hiệu quả con giống, dễ dàng cho việc lƣu trữ và nghiên cứu sau này, cũng nhƣ là so sánh hiệu quả với các bƣớc sau của mô hình cải tiến chất lƣợng: nuôi cá, chế biến cá,…Hơn thế nữa, các số liệu phản hồi

là bằng chứng xác thực và hữu hiệu nhất giúp thuyết phục thêm nhiều cơ sở nuôi cá giống khác áp dụng Mô hình cải tiến này.

3.2.3.2. Nuôi trồng:

CƠ QUAN QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG CƠ QUAN QUẢN LÝ THÔNG TIN

Quản lý quy trình nuôi, số lƣợng nuôi  Thông qua các cơ chế

hạn ngạch, thuế, tuyên truyền khuyến khích.

 Số lƣợng nuôi hiện tại.  Số liệu dự báo nhu cầu.

 Thông tin về các hiệp định quốc tế.

Khuyến khích, quản lý nuôi quy mô lớn.

 Liên kết, tập hợp các nguồn cung nguyên vật liệu.

 Liên kết các ngƣ trƣờng nuôi nhỏ, lẻ, tự phát.

Nhƣợc điểm lớn nhất của khâu nuôi trồng cá tra nƣớc ta là sự thiếu liên kết giữa ngƣời nuôi, nhà nƣớc và nguồn thu mua, dẫn đến nguổn cung-cầu phát triển trái chiều và chất lƣợng không đảm bảo. Theo ông Dƣơng Nghĩa Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thƣơng TP Cần Thơ, giá xuất khẩu cá tra phi lê từ khoảng 4 USD/kg xuống còn dƣới 2 USD/kg. Giá bán cá tra nguyên liệu trong nƣớc liên tục dƣới giá thành sản xuất trong một thời gian dài làm nhiều hộ nuôi cá bị phá sản.

a. Quản lý quy trình nuôi:

Nhiệm vụ của cơ quan quản lý thông tin là tạo mối liên hệ giữa thực tế thị trƣờng với các chính sách nhà nƣớc. Để chính quyền có đƣợc những chính sách hỗ trợ, quản lý về hạn ngạch hoặc thuế phù hợp, cơ quan cần thu thập, xử lí các số liệu về tình hình nuôi trồng hiện tại từng địa phƣơng, tình hình biến động nhu cầu tại từng thị trƣờng xuất khẩu trong tƣơng lai gần và xa, cũng nhƣ phân tích chi tiết ảnh hƣởng của các quy định quốc tế nhƣ TPP, WTO, FTA lên sản lƣợng xuất khẩu. Từ đó, cơ quan sẽ làm việc cùng chính quyền đƣa ra các chỉ số, chỉ tiêu cho từng thời kì sao cho nguồn cung-cầu tiến triển cùng chiều.

Cập nhật liên tục các thành tựu khoa học-kỹ thuật trên Thế giới, các thiết bị, máy móc hiện đại và quy trình nuôi cải tiến cũng là một bƣớc thuộc cơ quan thông tin. Với những thông tin hữu ích này, năng suất nuôi cá nƣớc ta sẽ càng ngày đƣợc cải thiện. Đơn cử là kỹ thuật tiêm phòng vắc-xin cho cá tra. Trên thế giới, vắc xin đã đƣợc sử dụng rộng rãi ở các vùng nuôi cá hồi công nghiệp thuộc các nƣớc Bắc Âu, Chile, Canada, Mỹ, Nhật; các trang trại nuôi cá da trơn ở Mỹ; mô hình nuôi cá chẽm, cá rô phi ở Châu Âu hay các mô hình nuôi nhỏ ở Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha và Đức. Thành công của kỹ thuật này là bƣớc đột phá và là công cụ hiệu quả trong việc giảm tổn thất do vi khuẩn E. ictaluri gây ra, đồng thời góp phần cải thiện sức khỏe cũng nhƣ gia tăng giá trị của cá tra. Ngoài ra, tiêm trực tiếp vào cá sẽ giảm thiểu lƣợng thức ăn trộn thuốc đƣợc rãi trực tiếp xuống bể nuôi, phƣơng pháp này cho hiệu quả không cao mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng nuôi. Ở Việt Nam, vắc xin Alpha Ject ® Panga 1 của Công ty Pharmaq (Na Uy) đã đƣợc Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) công bố cấp phép lƣu hành kể từ ngày 10/4/2013. Đây là loại vắc xin dùng qua đƣờng tiêm, bảo vệ cá tra chống lại vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh gan, thận mủ.

Trong khi đó, cơ quan quản lý chất lƣợng là cầu nối giữa chính sách nhà nƣớc với ngƣời nuôi trồng. Việc lên kế hoạch và quản lý thực hiện các chính sách về thuế và hạn ngạch là không dễ dàng, chúng ta vẫn đang gặp khó khăn khi thuyết phục ngƣời dân nuôi trồng có định hƣớng lâu dài. Do vậy, cơ quan cần có các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích cũng nhƣ đảm bảo đầu ra cho ngƣời nuôi (sẽ đề cập chi tiết ở mục 3.2.3.3.b) hay định hƣớng chuyển sang các ngành tiềm năng khác khi nguồn cung đã bão hòa. Bên cạnh đó, cơ quan cũng là nơi cung cấp ngƣợc lại các thông tin phản hồi, khó khăn của ngƣời nuôi trƣớc, trong và sau quá trình thực hiện các chính sách cho cơ quan quản lý thông tin. Đây sẽ là nguồn thông tin giúp liên tục cái thiện các chính sách của nhà nƣớc, của từng địa phƣơng.

Ông Nguyễn Tấn Nhơn, Phó Chi cục trƣởng Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, nói: "Từ năm 2005, việc nuôi trồng và tiêu thụ cá tra đã đƣợc xác định là ngành nghề sản xuất, kinh doanh có điều kiện theo quy định tại một số Nghị định của Chính phủ. Chẳng hạn hộ nuôi cá tra phải đăng ký giấy kinh doanh, nhƣng điều này không đủ để

quản lý chặt chẽ ngành cá tra do còn thiếu các văn bản hƣớng dẫn chi tiết. Hiện mới có doanh nghiệp đăng ký kinh doanh còn hộ nuôi thì chƣa, trong khi ngành chức năng địa phƣơng chƣa thể bắt buộc các hộ dân thực hiện vì thiếu cơ sở pháp lý".

b. Nuôi trồng với quy mô lớn:

Khó khăn trong tăng cƣờng sự liên kết giữa các vùng nuôi, giữa vùng nuôi với thị trƣờng và nhà nƣớc một phần là do khó khăn trong quản lý quá nhiều vùng nuôi nhỏ, lẻ, quy mô hộ gia đình. Vì vậy, quy hoạch thành các vùng nuôi lớn là vấn đề cấp thiết không chỉ bởi vì lợi ích trong quản lý cho địa phƣơng mà còn tạo nên lợi thế khi thu mua nguyên vật liệu với số lƣợng lớn và đạt đƣợc hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, nhân công, thiết bị,… Tuy nhiên đề tăng năng suất tuyệt đối cho các vùng nuôi lớn, cơ quan thông tin cần tạo nên sự liên kết giữa vùng nuôi và nhà cung ứng nguuyên vật liệu, cơ sở vật chất đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy. Thông tin về đầu vào và đầu ra của vùng nuôi sẽ đƣợc hỗ trợ bởi cơ quan này vì xuyên suốt chuỗi cung ứng đây là cơ quan có đầy đủ thông tin cũng nhƣ quan hệ với nhà cung ứng và thị trƣờng xuất khẩu.

Nhiều năm liền làm ăn hiệu quả, một số Hợp tác xã (HTX) nuôi cá tra tại Cần Thơ nhƣ HTX Thắng Lợi (huyện Vĩnh Thạnh) năm 2013 đạt sản lƣợng cá tra trên 6.000

Một phần của tài liệu Tác động của hiệp định TPP đến chuỗi cung ứng cá tra, cá basa của việt nam và giải pháp cải tiến chuỗi cung ứng (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)